Bệnh trĩ là tình trạng xảy ra do giãn quá mức các tĩnh mạch xung quanh vùng hậu môn. Tuy rằng trĩ không đe dọa đến tính mạng nhưng lại tác động tiêu cực đến tâm sinh lý và sức khỏe của người bệnh. Trong trường hợp nặng, nếu như không có biện pháp chữa trị, trĩ sẽ dẫn đến loét, hoại tử, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh.
Nguyên nhân chính gây bệnh trĩ là do tăng áp lực cửa trong trực tràng. Người bệnh sẽ có biểu hiện khó chịu vùng hậu môn, chảy máu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Người bệnh có thể bị bệnh trĩ ngoại: Nằm dưới da, dưới đường lược, từ đám rối trĩ ngoại (mạch trực tràng dưới) hoặc bệnh trĩ nội: Phát sinh ở khoang dưới niêm mạc, trên đường lược, có nguồn gốc từ đám rối trĩ nội, phân làm 4 độ.
Đối với bệnh trĩ, phương tiện chẩn đoán chính xác nhất là nội soi đại trực tràng, bác sĩ nội soi sẽ sử dụng ống có gắn camera có nguồn sáng, độ phân giải cao để quan sát vùng hậu môn trực tràng của người bệnh.
Bệnh trĩ nếu phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm. Do vậy, những bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ bệnh trĩ hoặc bệnh trĩ đã được phát hiện phải đi khám và điều trị sớm vì nếu để lâu sẽ khó trị khỏi hoàn toàn, bệnh tái đi tái lại hoặc có nhiều biến chứng.
Người mắc bệnh trĩ nếu phát hiện sớm có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc dùng thuốc để điều trị, khi ở giai đoạn muộn thì người bệnh có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật.
Ngày nay, để phòng ngừa bệnh trĩ thì mỗi người cần:
- Sử dụng chế độ ăn có nhiều chất xơ, uống nhiều nước;
- Tập thói quen đi đại tiện vào buổi sáng sau khi thức dậy để phòng tránh bệnh trĩ;
- Không ngồi hoặc đứng quá lâu;
- Giữ vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, khô ráo để phòng ngừa bệnh trĩ.
Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán bệnh trĩ
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.