Điều trị lỗ rò hậu môn thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Lê Thanh Tuấn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Bệnh lỗ rò hậu môn là một đường hầm nhỏ nằm dưới da và thông từ ổ áp xe tới tuyến bã bị nhiễm khuẩn. Với các triệu chứng đau nhức và tiết nhiều dịch mủ khiến người bệnh khó chịu. Hiện nay, phương pháp điều trị chính của bệnh này là phẫu thuật.

1. Nguyên nhân gây lỗ rò hậu môn

Một số tuyến bã nằm rải rác ngay bên trong lỗ hậu môn, đôi khi, tuyến bã này bị chặn hoặc bị tắc do nhiều nguyên nhân. Khi đó, vi khuẩn sẽ tích tụ lại tạo một ổ áp xe. Nếu không được điều trị ổ áp xe này sẽ càng to ra và cuối cùng, nó sẽ di chuyển ra bên ngoài và đục một lỗ trên da ở gần hậu môn tạo ra lỗ hổng thông ra bên ngoài. Lỗ rò gần hậu môn là đường hầm kết nối tuyến bị viêm với lỗ hổng thông ra bên ngoài này.

Phần lớn nguyên nhân ổ áp xe sẽ dẫn tới lỗ rò hậu môn, tuy nhiên, có các nguyên nhân khác nhưng hiếm hơn như bệnh lao, bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc lỗ rò hậu môn ở trẻ sơ sinh do bẩm sinh.


Rò hậu môn không chữa trị sớm sẽ trở thành áp xe
Rò hậu môn không chữa trị sớm sẽ trở thành áp xe

2. Triệu chứng của lỗ rò hậu môn

Những cái phổ biến nhất là:

  • Đau nhức ở dưới mông
  • Đỏ, sưng quanh hậu môn
  • Sốt
  • Chảy dịch, mủ ở cạnh lỗ hậu môn

Rò hậu môn không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh
Rò hậu môn không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh

3. Chẩn đoán

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có một lỗ rò hậu môn, ngoài việc hỏi về các tiền sử bệnh tật và các triệu chứng hiện tại, bác sĩ sẽ khám ở vị trí lỗ rò. Tuy nhiên, ở một số người bệnh thì lỗ rò rất dễ phát hiện nhưng một số khác thì khó phát hiện do các lỗ rò đã đóng lại. Bác sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu chảy dịch hoặc chảy máu. Tuy vậy, nếu chỉ nhìn thì khó có thể phát hiện được có đường rò thông vào ống hậu môn hay không. Do đó, để xác định đường rò hậu môn, bác sĩ phải thăm khám hậu môn bằng tay.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh đi nội soi hậu môn để bác sĩ tìm kiếm các ổ áp xe và lỗ rõ bên trong của hậu môn và trực tràng, ngoài ra, người bệnh có thể được chụp X-quang hoặc CT scan giúp cho việc xác định rõ đường rò.

4. Điều trị lỗ rò hậu môn

Hiện nay, không có thuốc để điều trị lỗ rò hậu môn này, vì vậy phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật.

Đối với lỗ rò đơn giản có vị trí không quá gần hậu môn, bác sĩ sẽ rạch và cơ bao quanh đường hầm, tháo mủ và nạo vét sạch đường rò.

Đối với lỗ rò phức tạp hơn, bác sĩ có thể đặt seton vào lỗ rò để dẫn lưu mủ và dịch tiết ra khỏi ổ nhiễm trùng trong khi phẫu thuật. Thời gian đặt seton có thể kéo dài từ 6 tuần trở lên.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn dịch: Mayoclinic.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe