Uống nước đúng cách sẽ giúp cho cơ thể được cải thiện về cả thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, chúng ta nên uống nước đúng cách theo giờ hay uống nước đúng cách mỗi ngày? Hãy cùng nhìn qua 10 sai lầm phổ biến thường mắc phải để việc uống nước mang lại lợi ích cho bản thân chúng ta nhiều hơn.
1. Uống nước có chứa BPA
BPA là một cụm từ viết tắt có ý nghĩa với nghiên cứu hóa sinh. Theo cấu trúc phân tử và tính chất hóa học, chất này có đủ khả năng làm vỏ chứa nước. Tuy nhiên yêu cầu về chất lượng thì BPA không được cho là tốt hay thân thiện với sức khỏe của người dùng.
Khi dùng BPA để chứa nước nói riêng thực phẩm nói chung nguy cơ chất này xâm nhập cơ thể sẽ tăng. Điều đáng lo ngại hơn là các nghiên cứu phân tích đang có ý kiến về nguy cơ dẫn đến dị tật bẩm sinh nếu cơ thể hấp thụ nhiều BPA.
Một số luận điểm tích cực hơn lại tin rằng BPA sẽ mang lại lợi ích cho cơ thể. Theo những kết quả nghiên cứu hiện tại, bệnh cao huyết áp, mất cân bằng nội tiết, tiểu đường type 2 hay bệnh lý về tim mạch có chịu ảnh hưởng từ chất BPA theo xu hướng tốt. Vì vậy trước khi kết luận cuối cùng đưa ra bạn nên chọn vật liệu chai là thủy tinh hay thép không gỉ để đảm bảo sức khỏe.
2. Uống nước lạnh là thói quen tốt hay xấu?
Nước lạnh là nước được để ở nhiệt độ thấp hay bỏ đá vào để làm hạ nhiệt độ nước. Chúng ta thường có thói quen uống nước lạnh nhiều vào những ngày nhiệt độ lên cao. Tuy nhiên điều đó lại vô tình trở thành một trong những nguyên nhân gây ra viêm họng hay bỏng lạnh cho một số cơ quan nếu nước quá lạnh hoặc cơ thể không kịp làm quen thích nghi.
Một số ý kiến chủ quan còn e ngại rằng nước lạnh khiến cho mạch máu thu hẹp lại vì nhiệt độ giảm lưu tốc cũng chậm dần. Điều đó được nhận định nhờ tính chất dãn nở vì nhiệt trong vật lý. Thực tế những điều như làm co mạch máu hoặc gây ra chứng khó tiêu lại không đến từ nước lạnh. Thực tế nước lạnh giúp điều hòa thân nhiệt cho bạn khi có cảm giác nóng. Còn trong trường hợp viêm họng hay bị cảm nước ấm sẽ làm loãng dịch chất nhầy trong cơ thể giúp bạn dễ chịu hơn.
3. Sử dụng trái cây mọng nước và ăn nhiều rau để giảm lượng nước nạp mỗi ngày
Trái cây và rau xanh có ưu thế nhiều hơn nước lọc về mặt giá trị dinh dưỡng. Trong các loại hoa quả chúng ta ăn hàng ngày ngoài nước nó còn bao gồm vitamin, chất xơ và nhóm khoáng vi lượng. Đây là những dưỡng chất cần thiết có ích với cơ thể và nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch chống lại virus gây bệnh.
Tuy nhiên không vì giàu dinh dưỡng mà chúng có thể thay thế được việc uống nước đúng cách mỗi ngày. Theo phân tích từ phòng thí nghiệm y khoa, vỏ trái cây đã tiếp xúc nhiều với côn trùng, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc diệt sâu mọt.
Những chất không tốt cho sức khỏe vô tình bám lại trên vỏ trái cây và rau sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột nếu không vệ sinh kỹ khi ăn. Salmonella và E.coli là những vi khuẩn phổ biến được tìm thấy. Khi cơ thể bị chúng xâm nhập bạn sẽ gặp vấn đề tiêu hóa và suy giảm hệ miễn dịch nhanh chóng. Do vậy cần làm sạch hoa quả trước khi ăn con trái cây thì nên bỏ lớp vỏ để tránh ngộ độc.
Sai lầm tuy ít xảy ra nhưng vẫn cần chú ý đó là không thái trái cây trên chiếc thớt dùng chế biến thực phẩm sống. Vi khuẩn từ trái cây khi di chuyển qua các loại thịt sẽ tiếp tục gây nguy hiểm cho người sử dụng. Nghiêm trọng hơn là các vi khuẩn chéo nhau xâm nhập vào cơ thể khiến sức phản kháng của lợi khuẩn ngày càng suy giảm.
Chính vì thế hoa quả rau xanh giàu dinh dưỡng nhưng không vệ sinh và dùng đúng cách vẫn gây nguy hiểm cho sức khỏe. Và đặc biệt là vẫn cần uống nước dù bạn ăn nhiều trái cây mỗi ngày để trung hòa nồng độ dung dịch trong cơ thể.
4. Sử dụng đồ uống có cồn thay nước
Đồ uống có cồn không thể cung cấp nước bổ sung cho cơ thể. Nhiều người lầm tưởng rằng uống mọi thứ thì có thể giảm nước. Tuy nhiên tính chất của đồ uống chứa cồn lại là lợi tiểu khiến cho lượng nước trong cơ thể sụt giảm khi sử dụng thay vì bổ sung như uống nước. Đó là lý do bạn đi tiểu nhiều sau khi dùng đồ uống có cồn.
Không chỉ dừng ở đó, uống cà phê cũng sẽ làm cơ thể bị mất nước. Để hạn chế mất nước khiến cơ thể mệt mỏi bạn hãy uống thêm nước dù đã sử dụng cafe và đồ uống có cồn. Lượng nước bù lại sẽ giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể giúp tinh thần sảng khoái.
5. Chỉ dùng đủ nước khi uống thuốc
Khi uống các loại thuốc viên, phần lớn trong số chúng ta có thói quen chỉ sử dụng lượng nước vừa đủ để có thể nuốt viên thuốc xuống. Đây cũng là một sai lầm cần khắc phục để tăng hiệu quả thuốc sau khi đi vào cơ thể. Các loại vitamin hay thuốc uống hàng ngày sẽ là cơ hội giúp bạn chăm chỉ uống nước và uống nước đúng cách.
Khi nuột xuống nếu không được nước đẩy để trôi đi, thuốc sẽ có nguy cơ mắc lại ở thực quản. Cảm giác thuốc mắc lại gây ra khó chịu cho người uống. Nếu cùng lúc bạn đang bị viêm họng dịch đông đặc gây cản trở mà không uống nhiều nước ấm cổ họng sẽ rất khó chịu.
Cuối cùng, nước là chất dẫn có vai trò quan trọng cho cơ thể. Uống nhiều nước mỗi lần uống thuốc sẽ làm tăng lượng chất dung môi giúp cơ thể hấp thụ vitamin tốt hơn đặc biệt là những nhóm vitamin dễ hòa tan trong nước.
6. Uống nước có bỏ hương liệu
Nước lọc tồn tại dạng lỏng không màu không mùi không vị nên cũng không hấp dẫn với người dùng. Đặc biệt là trẻ nhỏ chúng có xu hướng thích nước có ga hay sữa hơn nước. Chính vì thế, nhiều thực phẩm, thức uống được dùng thay thế nước trong thực tế.
Tuy nhiên, nước có chứa hương liệu không được khuyến khích sử dụng thường xuyên. Nếu dùng quá nhiều nước có hương liệu hay chất làm ngọt sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và mắc ung thư.
Nước có chứa hương liệu và chứa chất tạo ngọt sẽ đánh lừa vị giác gây ra cảm giác nghiện. Bạn quen với hương vị đó thường khó bỏ và sẽ uống chúng nhiều hơn. Khi vị giác được kích thích sẽ có cảm giác thèm ăn và lầm tưởng đó là đói. Tuy nhiên đây là phản ứng khi nạp chất ngọt vào cơ thể thường gặp chứ không phải là nhu cầu cơ thể cần nạp năng lượng.
Các chất chứa hương vị ngọt như đường, siro ngô fructose, aspartame hoặc sucralose nên hạn chế tối đa. Trong khi đó nước có hương vị lấy từ chanh, bạc hà, rau thơm và dưa chuột lại được khuyến khích sử dụng. Chúng ngoài cấp nước sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn vẫn lưu ý làm thật sạch trước khi sử dụng để tránh ngộ độc.
7. Chỉ uống nước khi đã quá mệt mỏi hoặc quá khát
Cơ thể chúng ta luôn tồn tại một lượng dung dịch giúp quá trình hoạt động diễn ra. Chính vì thế, uống nước đúng cách là thói quen duy trì chất lỏng trong cơ thể đủ để duy trì các thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nhưng bạn có biết khi mệt mỏi, nhức đầu hay khát nước ý nghĩa thực sự là sao không?
Những biểu hiện khiến cơ thể không thoải mái không phải dấu hiệu nhận biết bạn thiếu chất hoặc thiếu nước. Đó là báo động cơ thể đã thiếu trầm trọng rồi có thể dẫn đến cạn kiện và trì trệ mọi hoạt động thường ngày. Các hoạt động mỗi ngày thậm chí đi vệ sinh cũng dẫn đến mất nước và gây ra mất nhiệt độ cơ thể. Vì vậy, uống nước đúng cách theo giờ sẽ đảm bảo dung dịch cơ thể luôn đáp ứng nhu cầu và bảo vệ sức khỏe.
8. Uống nước khi rảnh thay vì uống nước đúng cách theo giờ
Lượng nước sử dụng phù hợp cho cơ thể người trưởng thành mỗi ngày dao động trong khoảng 1,5 tới 2 lít nước. Nếu bạn bổ sung đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày có được công nhận là uống nước đúng các không?
Câu trả lời là không, ngoài uống đủ nước bạn còn cần lưu ý uống nước đúng cách theo giờ mới thực sự đảm bảo được quá trình trao đổi chất và sinh hoạt hàng ngày. Tránh tình trạng uống đủ số lượng cùng lúc cơ thể sẽ quá tải dẫn đến áp lực nước ảnh hưởng huyết áp gây hoa mắt chóng mặt.
Thời điểm uống nước mỗi ngày cũng quan trọng vì nếu uống nhiều trước giấc ngủ sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ. Theo nghiên cứu phân tích đã chứng minh, bạn cần chia thời gian uống nước phù hợp và nhâm nhi trong suốt cả ngày. Kèm theo đó uống nước đúng cách theo giờ đảm bảo mỗi giờ không nạp quá 1 lít nước.
9. Nguồn nước tinh khiết đến từ tự nhiên
Nguồn nước tự nhiên thường được coi là tinh khiết và tốt cho sức khỏe. Những biến đổi trong môi trường hiện tại đã khiến nguồn nước tự nhiên không còn như ban đầu. Nước sạch tự nhiên ngày càng giảm do nhu cầu sử dụng và dân số tăng cao. Nước sinh hoạt sẽ thông qua xử lý lọc để trả lại độ tinh khiết.
Lý do khiến nguồn nước ô nhiễm một phần do chất thải hàng ngày từ con người và động vật. Phần khác là do hoạt động sản xuất công nghiệp và phân hủy rác thải gây nên. Do vật chất lượng nguồn nước theo quy trình bốc hơi mưa xuống bản chất đã ô nhiễm và có thể gây hại nếu bạn uống trực tiếp không trải qua lọc sạch đun sôi.
10. Uống quá ít nước mỗi ngày
70% thể tích cơ thể con người là chất lỏng. Chính vì tỉ lệ chiếm quá lớn nên nước có vai trò quan trọng với cơ thể đảm bảo sức khỏe con người. Tuy nhiên dù nước có vai trò quan trọng cũng có hai mặt. Bạn không uống nước đúng cách vô tình nó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khi uống nước đúng cách mỗi ngày, làn da sẽ khỏe mạnh và tươi trẻ hơn đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi. Nước còn làm mềm giúp việc tiêu hóa không gặp trở ngại. Vì vậy nếu cơ thể không được bổ sung đầy đủ lượng nước theo nhu cầu sẽ tăng nguy cơ táo bón khó tiêu thậm chí dẫn đến bệnh trĩ nặng.
Làn da của chúng ta cũng cần có nước để nuôi dưỡng. Người ít uống nước sẽ dễ gặp phải tình trạng khô da dẫn đến nứt nẻ. Dựa theo nhu cầu lượng nước mỗi người cần sẽ không hoàn toàn giống nhau. Phụ nữ thường được khuyến khích uống 1,5 đến 2 lít nước trong khi nam giới cần nhiều hơn có thể lên đến 3 lít nước mỗi ngày.
Với 10 điều sai lầm bạn sẽ có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân đảm bảo uống nước đúng cách mỗi ngày. 10 điều sai lầm trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không phải tất cả những sai lầm có thể xuất hiện. Tuy nhiên đó là những sai lầm phổ biến thường gặp và dễ tránh được. Nếu bạn đang mắc phải một hoặc một số thói quen sai lầm hãy sửa đổi chúng để bảo vệ sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Uống nước đúng cách mỗi ngày ngoài đảm bảo lượng chất lỏng thì cũng giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng. Nếu bạn gặp vấn đề khó khăn có thể liên hệ dược sĩ hoặc bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com