Ăn cá mực có tác dụng gì?

Cá mực là một loại hải sản phổ biến trên toàn thế giới. Một trong những cách chế biến mực phổ biến nhất là cắt nhỏ, tẩm bột và chiên. Loài mực này được gọi phổ biến là mực ống, mặc dù thuật ngữ 'cá mực' về mặt kỹ thuật bao hàm bất kỳ loại cá mực nào được làm thực phẩm. Nhiều loài mực khác nhau được đánh bắt và ăn. Vậy ăn cá mực có tác dụng gì? Cùng tìm hiểu viết dưới đây để làm rõ vấn đề này.

1. Ăn cá mực có tác dụng gì?

Cá mực còn được gọi là mực nang, mực mai, mực ván, ô tặc ngư và mặc ngư, thuộc họ mực nang (Sepiidae), tên khoa học là Sepia spp. Cá mực là loại động vật không có xương sống, cơ thể chia làm 2 phần: đầu và thân. Phần đầu có đến 8 – 10 tay với những hàng giác bám, tay xúc giác dài hơn thân. Miệng ở dưới bụng. Phần thân mềm có chiếm khoảng 70% trọng lượng, có hình bầu dục, mặt lưng có nhiều vân gợn sóng. Mai mực là lớp vỏ trong bằng đá vôi xốp bọc với một lớp sừng mỏng. Mực nang có nhiều ở vùng biển nhiệt đới và chúng sống ở tầng nước sâu có độ mặn cao, thành từng đàn ở dưới đáy. Mực nang ăn cá, giun và những động vật nhỏ hơn. Mùa sinh đẻ vào tháng 4 – 9. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là mai mực, có tên gọi là ô tặc cốt hay hải phiêu tiêu. Mùa khai thác vào tháng 6 – 8. Mực đem về mổ lấy thịt, sau đó giữ lại mai, rửa sạch muối bám ở ngoài và phơi khô. Khi dùng cạo sạch vỏ cứng ở ngoài mai, rồi cắt thành miếng nhỏ hoặc tán bột, rây mịn.

Trong mai mực có chứa các muối canxi ở dưới dạng carbonat, phosphat, sulfat, các chất hữu cơ và chất keo. Mai mực còn có vị mặn, chát, mùi hơi tanh, tính ấm, không độc, có tác dụng chỉ huyết và làm se.

Thịt cá mực cũng được sử dụng làm thuốc nhưng không phổ biến. Trong thịt mực cũng có chứa protid, lipid, Ca, Photpho, Fe, vitamin B1 (Thiamine), vitamin B2 (Riboflavin), vitamin B6 (pyridoxine), vitamin PP. Thịt cá mực còn có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng bổ trung, ích khí và điều kinh.

2. 15 lợi ích sức khỏe tuyệt vời đến từ ăn cá mực

2.1. Hàm lượng carbs thấp

Mực là một trong số ít động vật có vỏ thực sự có chứa lượng carbohydrate thấp. Trên thực tế, trong 30 gam mực không xương, bạn sẽ chỉ nhận được 0,87 gam carbohydrate. Điều này rất tốt cho chế độ ăn uống của bạn vì carbohydrate là một chất có thể được cơ thể chuyển hóa thành glucose do đó ăn quá nhiều carbs có thể khiến cho chúng ta tăng cân nhanh chóng. Thức ăn có hàm lượng carbs cao sẽ khiến bạn mất cân đối. Vì vậy, đối với những người muốn ăn kiêng nhưng lại lo sợ vì thực đơn sẽ chỉ có rau thì đừng lo, họ vẫn có thể thêm mực vào chế độ ăn của mình vì nó có ít hoặc thậm chí không có carbs.

2.2. Hàm lượng cholesterol thấp

Không giống như bất kỳ loại hải sản nào khác có thể làm tăng mức cholesterol trong máu của chúng ta, mực thực sự có thể làm giảm mức cholesterol khi ăn nó. Mực chưa nấu chín có hàm lượng chất béo thấp một cách đáng ngạc nhiên, cần lưu ý hàm lượng chất béo cao là tác nhân có thể làm tăng mức cholesterol. Khoa học đã chứng minh rằng mực là một trong những loại hải sản chứa hàm lượng calo thấp nhất mà chúng ta có thể tìm kiếm.

cá mực
Cá mực là nguồn thực phẩm chứa lượng cholesterol thấp

2.3. Khả năng chống lại các khối u và ung thư

Mực và thịt của nó có thể giúp chúng ta ngăn ngừa và chống lại bệnh ung thư. Cả hai bộ phận của mực đều chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa là tác nhân bảo vệ tế bào khỏi các phân tử nguy hiểm và không ổn định được gọi là gốc tự do.

Gốc tự do là không thể tránh khỏi vì nó có thể bị bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, trong chất ô nhiễm không khí, khói thuốc lá và hóa chất công nghiệp. Chất chống oxy hóa trong mực có thể giúp cơ thể trung hòa các gốc tự do bằng cách tăng hiệu quả của các tế bào tiêu diệt và đối với những bệnh nhân đang bị ung thư, nó có thể giúp họ chống lại bệnh tật vì nó làm tăng số lượng bạch cầu trong quá trình hóa trị.

2.4. Giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn

Mực ống là một nguồn dopamine có thể góp phần vào sức khỏe tâm thần của mỗi chúng ta. Một phần của bộ não quyết định sự tập trung, tâm trạng vui vẻ và trí nhớ tốt được hỗ trợ bởi một chất hóa học gọi là dopamine. Ăn mực thực sự sẽ tăng cường cung cấp dopamine trong não, giúp bạn tỉnh táo hơn và có nhiều năng lượng hơn để hoàn thành công việc của mình.

2.5. Ổn định lượng đường trong máu

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, khó khăn lớn nhất mà họ gặp phải trong cuộc sống là phải lựa chọn thực phẩm không chứa hoặc chứa rất ít đường vào chế độ ăn của mình. May mắn thay, mực không có đường và nó cũng có thể giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chất có trong mực quyết định lợi ích này là vitamin B3. Theo thống kê, có khoảng 2,17 miligam vitamin B3 trong mỗi 100gam mực, tương đương 11% hàm lượng vitamin B3 được khuyến nghị hàng ngày dành cho mỗi người.

2.6. Giảm nguy cơ đau nửa đầu

Chứng đau nửa đầu ngày càng trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại khi mỗi người đều bận rộn với công việc của mình. Khó có thể dự đoán và ngăn ngừa chứng đau nửa đầu, nhưng ăn mực thực sự có thể giúp ích.

Thời gian và tần suất của chứng đau nửa đầu có thể được giảm bớt nhờ vitamin B2. Mực rất giàu vitamin B2; bằng cách ăn chúng, bạn có thể ngăn ngừa chứng đau nửa đầu và tiếp thêm năng lượng cho mình trong ngày làm việc dài.

2.7. Giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu

Máu là một trong những thành phần chủ yếu và quan trọng nhất của cơ thể chúng ta và đôi khi chúng ta cần một thứ gì đó để duy trì dòng chảy của nó. Bằng cách ăn mực, chúng ta có thể duy trì dòng chảy của máu nhờ mực có chứa đồng. Trên thực tế, mực chứa đến 90% lượng đồng mà máu cần để hoạt động tốt.

Vì đồng là một khoáng chất vi lượng, nên nó có thể thúc đẩy cơ thể tăng cường sản xuất tế bào hồng cầu, góp phần giúp các tế bào thần kinh và hệ thống miễn dịch nói chung của cơ thể khỏe mạnh. Do đó, giảm khả năng mắc bệnh thiếu máu vốn được các bác sĩ xếp vào loại bệnh nguy hiểm chết người.

2.8. Duy trì sức khỏe của xương và răng

Mực có chứa một lượng phốt pho dồi dào. Bản thân photpho không trực tiếp tham gia bảo vệ sức khỏe của xương và răng nhưng nó thúc đẩy cơ thể hấp thu canxi - một khoáng chất quan trọng trong việc xây dựng răng và xương chắc khỏe.

Ăn cá mực
Ăn cá mực chứa lượng phốt pho tốt cho sức khỏe răng và xương

2.9. Giàu protein

Giống như bất kỳ loại hải sản nào khác, mực là một nguồn tuyệt vời để bổ sung protein. Trên thực tế, mực có thể đóng góp vào 64% lượng protein được khuyến nghị hàng ngày của cơ thể.

Protein là một phần quan trọng, đóng vai trò “xây dựng” cơ thể. Móng tay và tóc của chúng ta cũng được tạo thành từ protein và nó cũng có thể thúc đẩy sản xuất hormone, enzyme và các chất hóa học khác rất quan trọng đối với cơ thể. Trên thực tế, chúng ta cần rất nhiều protein để phát triển và duy trình hình hài của chính bản thân mình

2.10. Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch

Mực giúp xây dựng hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp chúng ta duy trì sức khỏe của mình trong một thời gian dài hơn. Tác nhân chịu trách nhiệm cho lợi ích này của mực là kẽm.

Nếu thiếu kẽm, chúng ta sẽ dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh từ cả trong lẫn ngoài cơ thể.

2.11. Giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim

Trái tim là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Do đó, duy trì trái tim khỏe mạnh là điều cần thiết để hướng đến một cơ thể khỏe mạnh.

Mực được biết đến là loại hải sản chứa nhiều Kali. Kali là khoáng chất tham gia hỗ trợ cân bằng nhịp tim. Mực cũng đi kèm với một tác nhân tốt cho tim khác là vitamin E. Vitamin E giúp bảo vệ tim vì nó tăng cường bảo vệ các tế bào và làm cho chúng ít bị tổn thương hơn.

2.12. Giảm viêm

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hầu hết mọi thứ chúng ta làm đều làm tăng hoặc giảm số lượng ổ viêm trong cơ thể. Nhưng tình trạng viêm mạn tính lại khác. Nó có thể làm viêm các động mạch, là nguyên nhân khởi phát các cơn đau tim và đột quỵ, cuối cùng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Mực giúp chúng ta ngăn ngừa tình trạng này bởi vì nó là một trong những thực phẩm chống viêm, ngăn cơ thể gây ra quá nhiều ổ viêm.

2.13. Nguồn chống vi khuẩn tự nhiên

Mực thực sự là một ví dụ về thực phẩm được sử dụng làm thuốc thay thế. Mực tự bản thân nó có thể trở thành một tác nhân chống vi khuẩn mạnh mẽ, đặc biệt là phần mực của nó. Có một thí nghiệm chứng minh lý thuyết này khi mực ống rõ ràng có đặc tính chống lại các vi khuẩn như E.coli và K. Pneumoniae.

2.14. Thúc đẩy sự phát triển ở trẻ em

Với nhiều lợi ích ấn tượng đã trình bày, không có gì ngạc nhiên khi nó giúp ích cho giai đoạn phát triển của trẻ em. Nó có tất cả các thành phần cần thiết để một đứa trẻ có thể phát triển tốt.

Cá mực chế biến đúng cách sẽ giúp ích cho sự phát triển ở trẻ em
Cá mực chế biến đúng cách sẽ giúp ích cho sự phát triển ở trẻ em

Mực có chứa lượng cholesterol tối thiểu, nhưng là đủ để góp phần vào sự tăng trưởng của trẻ bằng cách giúp phát triển trí não. Mực cũng chứa nguồn vitamin B2 tuyệt vời để chuyển đổi carbs, chất béo và protein thành năng lượng. Và nó cũng rất giàu selen, một tác nhân có các yếu tố chống oxy hóa, giúp tế bào của trẻ chống lại tổn thương, cuối cùng cải thiện hệ thống miễn dịch của trẻ. Những yếu tố này giúp ích cho sự phát triển của trẻ.

2.15. Duy trì nồng độ natri

Chúng ta cần một lượng natri ăn vào hàng ngày để giúp duy trì huyết áp và đảm bảo rằng chất lỏng trong cơ thể được cân bằng. Khi có quá nhiều natri, bạn có thể bị tăng huyết áp và gây ra những tác động có hại khác. Mực cung cấp lượng natri vừa phải, 744 mg/100g mực nang. Bằng cách đó, bạn vẫn có thể nhận được lợi ích của natri mà không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát.

Mực là một loài thực phẩm có lợi cho sức khỏe thường bị một số người bỏ qua. Mực là một loài nhuyễn thể có hình dạng kỳ lạ đã trở thành món ăn phổ biến trong nhà bếp trong nhiều năm. Nó có các xúc tu, thịt dai và nó phun ra một lớp mực đen khi cảm thấy bị đe dọa. Nhiều bộ phận của con mực cũng có thể được chế biến thành món ăn. Mực của nó được sử dụng để tạo màu cho thực phẩm, dầu của nó được sử dụng để tạo mùi vị và thịt của nó được biến đổi thành nhiều món ăn. Mực không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe bởi rất nhiều lợi ích thiết thực mà nó có thể mang lại cho chúng ta.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: drhealthbenefits.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan