Gãy xương cẳng tay và cánh tay là một loại chấn thương hiếm, chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng số các loại chấn thương phổ biến. Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho tình trạng này, mỗi phương pháp phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng trường hợp và mức độ tổn thương bệnh nhân gặp phải.
Bài viết được viết dưới sự hướng dẫn của các Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình, thuộc Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
1. Gãy xương cẳng tay là gì?
Cánh tay bao gồm ba xương chính, bao gồm:
- Xương cánh tay.
- Xương trụ.
- Xương quay.
Gãy xương cẳng tay là khi xương trụ và/hoặc xương quay ở cẳng tay bị gãy. Tình trạng này thường xảy ra sau va chạm mạnh, chấn thương hoặc tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày.
Đây là một chấn thương phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Ở người lớn, gãy xương cẳng tay chiếm gần một nửa số ca gãy xương. Ở trẻ em, đây là loại gãy xương phổ biến thứ hai sau gãy xương đòn.
Các dạng gãy xương cẳng tay phổ biến bao gồm:
- Gãy cả xương quay và xương trụ.
- Gãy đơn (một trong hai xương trụ hoặc xương quay bị gãy).
- Gãy ở một phần 1/3 đầu trên của xương trụ.
- Gãy ở một phần 1/3 đầu dưới của xương quay.
2. Giải phẫu bệnh
2.1 Đường gãy
Thân xương cánh tay kéo dài từ bờ trên của chỗ bám cơ ngực lớn đến phần giới hạn trên của mâm lõi cầu trên xương cánh tay.
Có một số dạng đường gãy, bao gồm:
- Đường gãy ngang.
- Đường gãy chéo.
- Đường gãy xoắn.
- Gãy có mảnh xương rời.
- Gãy vụn.
2.2 Hướng di lệch
Hướng di lệch phụ thuộc vào vị trí gãy và lực tác động từ các cơ lên thân xương. Cụ thể:
- Gãy xảy ra trên chỗ bám của cơ ngực lớn: Phần trên dạng ra và xoay ra bên ngoài do chịu tác động của lực kéo từ các cơ xoay, bao gồm cơ dưới vai, cơ dưới vai và cơ trên vai.
- Gãy xảy ra giữa chỗ bám của cơ ngực lớn và chỗ bám của cơ delta: Phần trên của xương khép lại do cơ ngực lớn kéo còn đầu dưới thì di lệch lên và xoay ra ngoài.
- Gãy xảy ra dưới chỗ bám của cơ delta: Phần trên dạng ra và phần dưới di lệch lên trên do các cơ co kéo.
3. Nguyên nhân gây ra
Bệnh nhân có thể bị gãy xương cẳng tay hoặc cánh tay trong các tình huống sau:
- Ngã chống tay.
- Ngã do tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày.
- Ngã do tai nạn lao động.
- Tai nạn giao thông.
- Trở thành nạn nhân trong các vụ đánh nhau, đâm chém hoặc các vụ xung đột khác.
Trắc nghiệm: Bạn biết gì về bệnh đau cổ vai gáy?
Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau, kèm theo các hạn chế vận động khi quay cổ hoặc quay đầu. Bệnh thường xuất hiện vào buổi sáng và có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai gáy.
4. Triệu chứng gãy xương cẳng tay
4.1 Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng của gãy xương cẳng tay có thể bao gồm:
- Đau đớn, có vài vùng đau chói.
- Cánh tay mất khả năng vận động.
- Cánh tay sưng tím.
- Biến dạng cánh tay.
- Tiếng lạo xạo khi di chuyển tay.
- Tay ngắn.
- Cử động bất thường tại điểm gãy.
Ngoài ra, có thể xảy ra các tổn thương thần kinh và mạch máu liên quan, bao gồm tổn thương động mạch cánh tay và tổn thương thần kinh quay. Trong trường hợp có vết thương, rách da, gãy hở, bệnh nhân cần phải được cấp cứu ngay lập tức.
4.2 Triệu chứng cận lâm sàng
Thực hiện chụp X-quang toàn bộ phần khớp vai và khớp khuỷu tay, đảm bảo rằng hình ảnh được lấy ở hai mặt vuông góc với nhau. Có thể điều chỉnh tư thế của bệnh nhân để lấy hình ảnh rõ nét và dễ dàng hơn.
Kết quả X-quang sẽ cung cấp thông tin về vị trí, di lệch, đường gãy, mảnh xương rời, cũng như mọi đặc điểm khác của tổn thương. Trong một số trường hợp, bác sĩ cần chụp CT hoặc chụp MRI thêm để thu thập thông tin chi tiết hơn trước khi điều trị.
5. Biến chứng có thể xảy ra
Tiên lượng hầu hết các trường hợp gãy xương cẳng tay là tích cực nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, có thể dẫn đến các biến chứng sau:
- Tăng trưởng không đồng đều: Do xương của trẻ đang trong giai đoạn phát triển, việc gãy xương ở gần đầu của xương trụ hoặc xương quay (đĩa tăng trưởng) có thể gây ra sự phát triển không đồng đều của xương đó.
- Viêm khớp: Gãy xương kéo dài có thể gây ra viêm khớp sau nhiều năm.
- Sự giảm linh hoạt: Việc sử dụng khung kim loại để cố định vết gãy trên xương cẳng tay trong các trường hợp gãy nặng có thể làm giảm sự linh hoạt khi cử động khuỷu tay hoặc vai.
- Nhiễm trùng xương: Nếu một phần xương gãy nhô ra ngoài da, xương có thể tiếp xúc với vi khuẩn và dẫn đến nhiễm trùng.
- Tổn thương thần kinh hoặc mạch máu: Nếu xương gãy thành hai mảnh trở lên, các mảnh xương lởm chởm có thể làm tổn thương các dây thần kinh và mạch máu gần vùng đó.
- Hội chứng chèn ép khoang: Khi cánh tay bị thương và sưng tấy quá mức, nguồn cung cấp máu đến một phần cánh tay có thể bị cắt, gây đau và tê. Thường xảy ra từ 24 đến 48 giờ sau khi bị thương, hội chứng chèn ép khoang là một tình trạng cấp cứu y tế cần phải phẫu thuật ngay.
6. Điều trị gãy xương cẳng tay, cánh tay
6.1 Nguyên tắc điều trị
Có nhiều phương pháp điều trị gãy xương cẳng tay và cánh tay hiệu quả. Trong thời gian gần đây, với sự tiến bộ của y học hiện đại, các kỹ thuật như nắn xương, nẹp bột, và bó bột gãy xương rất phát triển.
Các phương pháp này không chỉ giúp giảm thiểu các di chứng trong tương lai mà còn cho phép bác sĩ điều trị bảo tồn hiệu quả hơn. Ngoài ra, các kỹ thuật tiên tiến ngày nay đã cung cấp nhiều lựa chọn phẫu thuật hiệu quả hơn trong điều trị gãy xương cánh tay.
6.2 Điều trị bảo tồn (không phẫu thuật)
Phương pháp điều trị này thường không thể khôi phục hoàn toàn hình dạng ban đầu của xương, nhưng nếu góc gập ra trước không quá 20 độ và góc gập vào trong không quá 30 độ thì có thể coi là chấp nhận được đối với xương cánh tay.
Quá trình điều trị cần được theo dõi sát sao để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Tùy thuộc vào từng trường hợp gãy xương, bao gồm mức độ gãy, vị trí, kiểu gãy, cường độ tác động và các yếu tố khác như sưng, tổn thương mô mềm, mà bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau.
Các phương pháp điều trị bảo tồn gãy xương cẳng tay và cánh tay bao gồm:
- Treo bột cánh tay.
- Sử dụng băng tam giác.
- Sử dụng nẹp bột chữ U (Coaptation splint).
- Bột ngực vai cánh tay.
- Bao ôm cánh tay.
6.3 Điều trị phẫu thuật
Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:
- Cố định ngoài.
- Mổ kết hợp xương nẹp vít.
- Mổ đóng đinh nội tủy.
7. Nơi điều trị gãy xương tốt nhất
Khi bị gãy xương cẳng tay, cánh tay, muốn biết cánh tay có phục hồi được hay không, câu trả lời phụ thuộc lớn vào kỹ năng của bác sĩ và các công nghệ tiên tiến tại bệnh viện.
Phương pháp phẫu thuật kết hợp xương trên màn hình tăng sáng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng là giải pháp hiệu quả cho người bị gãy xương. Kỹ thuật này giúp điều trị gãy xương cánh tay nói riêng và gãy xương nói chung hiệu quả hơn. Đây là một kỹ thuật mới được áp dụng tại Việt Nam trong những năm gần đây và không phải tất cả các cơ sở y tế đều có.
Ưu điểm của phương pháp này bao gồm:
- Gây ít tổn thương cho mô xung quanh.
- Thời gian mổ ngắn.
- Có thể quan sát chi tiết phần gãy.
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Giảm đau sau phẫu thuật.
- Rút ngắn thời gian hồi phục.
- Giảm thời gian nằm viện.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại đinh, nẹp khóa mang lại những ưu điểm vượt trội như:
- Cố định gãy xương cẳng tay theo trục giải phẫu.
- Giảm nguy cơ gãy nẹp vít.
- Giảm nguy cơ khớp giả.
Giảm đau trong quá trình mổ và sau mổ thông qua siêu âm. Điều này đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của kỹ thuật giảm đau, và đây là một trong những điểm nổi bật của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, nơi được biết đến là "bệnh viện không đau".
Sau quá trình phẫu thuật, biểu hiện của bệnh nhân có thể bao gồm khả năng phục hồi chức năng, vết mổ liền khô nhanh, tình trạng thể trạng ổn định và không có triệu chứng sốt.
Các bệnh nhân được phẫu thuật tại Khoa Ngoại của Bệnh viện Vinmec Hải Phòng hưởng lợi từ những điểm mạnh sau:
- Thời gian nằm viện ngắn, giảm thiểu chi phí lưu trú, và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện. Đối với một số trường hợp như tán sỏi, thoát vị bẹn, bệnh nhân có thể xuất viện và trở lại guồng quay công việc sau 1 ngày.
- Hạn chế khả năng sử dụng kháng sinh, giúp giảm nguy cơ tác dụng phụ và tiết kiệm chi phí. Đồng thời, bệnh nhân không cần lo lắng hoặc sợ hãi về việc tiêm truyền kháng sinh và phải theo dõi sau khi sử dụng thuốc.
- Tỷ lệ hồi phục cao (90%), tỉ lệ tái nhập viện 0%, tỉ lệ nhiễm trùng sau mổ 0%.
- Chương trình Chăm sóc Phục hồi Sớm sau phẫu thuật chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân trước, trong và sau quá trình phẫu thuật. Điều này giúp giảm thời gian nằm viện, nâng cao chất lượng điều trị và giảm chi phí, đồng thời hạn chế tỉ lệ xảy ra biến chứng. ERAS đã được chứng minh giảm thời gian lưu viện trung bình từ 8-10 ngày xuống còn 3-4 ngày.
- Bảo hiểm: Bệnh viện Vinmec đã ký kết hợp đồng với nhiều đối tác bảo hiểm tư nhân lớn. Điều này đảm bảo bệnh nhân khi nhập viện sẽ được bảo lãnh và bồi thường ngay tại viện, giúp tiết kiệm thời gian và công sức của bệnh nhân.
- Các ưu điểm khác bao gồm trang thiết bị hiện đại, chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế, đội ngũ bác sĩ có trình độ cao. Người bệnh cũng không cần có người thân đi cùng để săn sóc, bởi bác sĩ điều dưỡng rất tận tình.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.