Bị bong gân cổ tay, cổ chân: Phải làm sao?

Bị bong gân nên làm gì là câu hỏi mà nhiều người đặc biệt quan tâm, nếu như không có cách xử lý hiệu quả có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta giải đáp chi tiết hơn về thắc mắc này. 

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của ThS.BS Lê Quang Minh - Trưởng Đơn Nguyên Khoa Ngoại Tổng Hợp - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. 

1. Những dấu hiệu nhận biết bong gân ở cổ chân, cổ tay

1.1 Các cấp độ bong gân

Tình trạng bong gân sẽ được chia ra thành 3 cấp độ khác nhau bao gồm:  

  • Cấp độ 1 - Nhẹ: Dây chằng chỉ bị giãn một ít
  • Cấp độ 2 - Nặng: Dây chằng bị rách một phần
  • Cấp độ 3 - Rất nặng: Dây chằng bị đứt hoàn toàn

1.2 Dấu hiệu bong gân dễ nhận biết:

Trước khi tìm hiểu bị bong gân nên làm gì, bệnh nhân cần nhận biết các dấu hiệu để có thể phân biệt với gãy xương, từ đó có cách xử lý phù hợp. Các dấu hiệu khi bị bong gân bao gồm:

  • Đau nhói ở vùng khớp bị tổn thương: Cảm giác đau nhói ở khu vực bị tổn thương, đặc biệt cơn đau sẽ tăng lên khi bệnh nhân cử động và di chuyển. Sau đó, khớp sẽ cứng lại và bệnh nhân không còn cảm giác đau. Tuy nhiên, khoảng 1 giờ sau, vùng khớp bị tổn thương đau nhức trở lại, sưng và bầm tím do chảy máu ở bên trong và rối loạn vận mạch.
  • Không thể cử động và đi lại: Nếu bong gân ở cổ chân, cổ tay, bàn chân, bàn tay, người bệnh có thể không đi được, không cử động được.

Đa số các trường hợp bị bong gân cần phải chụp X-quang để phân biệt với gãy xương và thực hiện siêu âm để kiểm tra tình trạng thương tổn của các dây chằng.

Bị bong gân nên làm gì là vấn đề cần chú trọng quan tâm, đặc biệt đối với những người thường xuyên vận động và luyện tập thể thao
Bị bong gân nên làm gì là vấn đề cần chú trọng quan tâm, đặc biệt đối với những người thường xuyên vận động và luyện tập thể thao

2. Sự khác nhau giữa bong gân và căng cơ

Bệnh nhân thường dễ nhầm lẫn giữa bong gân và căng cơ, bởi vì cả hai đều là các bệnh lý liên quan đến tổn thương mô mềm xung quanh và trong khớp.

Tình trạng căng cơ xảy ra khi cơ bắp bị kéo dãn quá mức, nghiêm trọng hơn là dẫn đến rách cơ. Những triệu chứng của căng cơ cũng tương tự như bong gân, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau, sưng tại vùng cơ và khớp bị tổn thương. Cả hai tình trạng này đều gây khó khăn trong việc di chuyển và thực hiện các động tác khớp bình thường.  

Tuy nhiên, để phân biệt cả tình trạng trên, bệnh nhân có thể dựa vào hiện tượng bầm tím xuất hiện ở vùng khớp bị tổn thương khi bị bong gân, trong khi căng cơ chỉ gây co thắt cơ mà không có dấu hiệu bầm tím.

3. Khi bị bong gân nên làm gì?

Phương pháp RICE là từ viết tắt kết hợp chữ cái đầu của 4 bước sơ cứu khi gặp chấn thương trong thể thao gồm: Rest (nghỉ ngơi), Ice (chườm đá), Compression (băng ép) và Elevation (kê cao vị trí chấn thương).

  • Dùng băng vải hoặc băng thun để cố định vùng khớp bị bong gân. Cách này sẽ làm giảm đau và giảm sưng, đồng thời nâng đỡ vùng khớp bị tổn thương.
  • Chườm lạnh để làm dịu cơn đau và co mạch, giúp giảm sưng. Có thể chườm 4 - 8 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 - 20 phút. Chú ý không để túi đá ở 1 vị trí quá lâu vì có thể sẽ gây ra thương tổn phần mềm vùng đó.
  • Kê hoặc nâng cao vùng khớp bị tổn thương để giúp giảm sưng và bầm tím.
  • Hạn chế tì đè lên chỗ cổ tay, cổ chân bị bong gân. Nếu cần di chuyển hoặc cử động, người bệnh có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ.
  • Nếu người bị bong gân là do chơi thể thao, thì có thể xịt ethyl clorua vào chỗ bị bong gân để làm lạnh tại chỗ đồng thời giúp giảm đau. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm thông thường. Lưu ý không dùng aspirin vì gây chảy máu và chống ngưng kết tiểu cầu. 

Cố định vùng khớp bị bong gân bằng băng vải hoặc băng thun.
Cố định vùng khớp bị bong gân bằng băng vải hoặc băng thun.

Trên đây là cách xử trí giúp bệnh nhân giải đáp thắc mắc bị bong gân nên làm gì. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ áp dụng với mức độ bong gân nhẹ, dây chằng chỉ bị giãn hoặc không đứt hoàn toàn. Sau khi hết đau, người bệnh nên tập vận động khớp một cách nhẹ nhàng để máu được lưu thông.

Đối với những trường hợp bị bong gân nặng, người bệnh cần thăm khám tại bệnh viện hoặc trung tâm y tế để được mang nẹp hỗ trợ hoặc băng bột bất động khớp trong khoảng 4 - 6 tuần, sau đó người bệnh có thể tập vận động lại với các mức độ từ nhẹ đến nặng tùy theo chỉ định của bác sĩ.

4. Những lưu ý xử trí khi bị bong gân

Bong gân là một tổn thương phổ biến, nhưng nhiều người thường chủ quan và không biết cách xử lý đúng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là một số lưu ý cần thiết khi xử lý bong gân:

  • Không dùng rượu, cao để xoa bóp hoặc chườm nóng vào vùng khớp bị tổn thương, bởi có thể gây chảy máu bên trong nhiều hơn.
  • Không tiêm thuốc gì vào chỗ bị bong gân để tránh làm giãn mạch, sưng, bầm tím nhiều hơn.
  • Không nên băng chỗ bị bong gân quá chặt vì có thể gây đau nhức và bầm tím. 
Không tự ý tiêm thuốc vào chỗ bị bong gân tránh gây ra các tình trạng giãn mạch hoặc sưng.
Không tự ý tiêm thuốc vào chỗ bị bong gân tránh gây ra các tình trạng giãn mạch hoặc sưng.

Trắc nghiệm: Phải làm sao khi bị bong gân cổ tay, cổ chân?

Bong gân là tình trạng xảy ra khi các dây chằng bị giãn hoặc rách do chấn thương. Bong gân ở cổ chân là tình trạng thường gặp nhất. Khi bị bong gân, người bệnh cần xử trí đúng để có thể nhanh chóng bình phục và tránh những hậu quả không đáng có.

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I, Võ Khắc Khôi Nguyên , chuyên khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình , Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Võ Khắc Khôi Nguyên
Võ Khắc Khôi Nguyên
Bác sĩ chuyên khoa I,
Ngoại chấn thương chỉnh hình
Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Bong gân là một trong những tổn thương phổ biến và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng cách. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu rõ khi bị bong gân nên làm gì và đi khám nếu có các triệu chứng nặng đã được đề cập hoặc khi các triệu chứng dù nhẹ nhưng kéo dài. Bác sĩ sẽ có thể xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chuyên thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp, thoái hóa, thoát vị, đau nhức xương khớp… Tại Vinmec, chẩn đoán và điều trị được thực hiện bằng các phương pháp y học hiện đại, không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn giảm thiểu tối đa nguy cơ bệnh tái phát. Thành công này là nhờ Vinmec luôn trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, cùng quy trình thăm khám và điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm, đảm bảo kết quả điều trị tối ưu cho Quý khách hàng. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe