14 mẹo giảm đau lưng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Dương Tiến - Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Tiến có nhiều năm kinh nghiệm về nội cơ xương khớp.

Gần như tất cả mọi người đều sẽ bị đau lưng tại một số thời điểm trong cuộc sống. Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cột sống và dẫn đến đau lưng. Dưới đây là 14 mẹo giúp bạn phòng tránh và giảm đau lưng trong cuộc sống hằng ngày.

1. Ngủ ngon hơn sẽ giúp giảm đau lưng

Khi bạn bị đau lưng có thể dẫn đến đi vào giấc ngủ khó khăn hơn, khi bạn không ngủ đủ giấc, chứng đau lưng có thể cảm thấy tồi tệ hơn. Do đó, tư thế xấu khi ngủ cũng có thể làm nặng thêm chứng đau lưng. Bạn hãy thử nằm nghiêng, đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối để giữ cho cột sống nằm ở vị trí trung gian và giảm căng lưng. Nếu bạn thích nằm ngửa, hãy đặt một chiếc gối dưới đầu gối. Cuối cùng, bạn nên nằm trên tấm nệm mà bạn cảm thấy thoải mái.

2. Tư thế ngồi giúp giảm đau lưng

Tư thế ngồi không đúng có thể làm cho cơn đau lưng trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt nếu bạn ngồi trong thời gian dài. Ngồi thẳng với vai thư giãn, giữ chân phẳng trên sàn nhà và lưng tựa vào ghế. Bạn có thể thử đặt một chiếc gối hoặc một chiếc khăn ở lưng dưới và chỗ ngồi.


Tư thế ngồi không đúng sẽ khiến đau lưng nhiều hơn
Tư thế ngồi không đúng sẽ khiến đau lưng nhiều hơn

3. Thuốc giảm đau không kê đơn

Có hai loại thuốc giảm đau không kê đơn giúp giảm đau lưng: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và acetaminophen. Cả hai loại đều có một số tác dụng phụ và một số người có thể không dùng được. Do đó, bạn cần xin ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc giảm đau. Và bạn cũng không nên quá hi vọng chỉ sử dụng thuốc giảm đau thì có thể giải quyết được triệu chứng đau. Các nghiên cứu cho thấy, bạn có thể sẽ cần nhiều hơn một loại phương pháp điều trị.

4. Thuốc giảm đau có kê toa

Một số người có thể cần dùng NSAID hoặc thuốc opioid có kê toa để giảm đau. Người bệnh cần nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác như thuốc không kê đơn để tránh quá liều thuốc và tương tác thuốc. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc giãn cơ để giúp giảm đau và giảm co thắt cơ.


Thuốc giảm đau có kê toa sẽ giúp làm giảm cơn đau
Thuốc giảm đau có kê toa sẽ giúp làm giảm cơn đau

5. Thuốc chống trầm cảm

Ngay cả khi bạn không bị trầm cảm, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống trầm cảm như một phần của điều trị đau thắt lưng mãn tính. Mặc dù chưa rõ rõ thuốc chống trầm cảm giúp giảm đau mãn tính như thế nào nhưng các chuyên gia cho rằng thuốc chống trầm cảm tác động các dẫn chất hóa học ảnh hưởng đến tín hiệu đau trong cơ thể.

6. Vật lý trị liệu

Các kỹ thuật viên trị liệu vật lý có thể hướng dẫn bạn cách ngồi, đứng và di chuyển để giữ cho cột sống của bạn thẳng và giảm áp lực lên lưng. Họ cũng có thể hướng dẫn cho bạn các bài tập chuyên biệt giúp tăng cường cơ bắp vùng cốt lõi nằm ở trung tâm của cơ thể (bao gồm bụng, hông, lưng dưới) để hỗ trợ sức mạnh vùng lưng. Vùng lõi khỏe mạnh là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa đau lưng nặng hơn trong tương lai. Các nghiên cứu cho thấy, khi bạn tăng sức mạnh, khả năng linh hoạt và sức chịu đựng, cơn đau lưng sẽ giảm đi.


Vật lý trị liệu sẽ giữ cho cột sống của bạn thẳng và giảm áp lực lên lưng
Vật lý trị liệu sẽ giữ cho cột sống của bạn thẳng và giảm áp lực lên lưng

7. Đừng nghỉ ngơi

Trước kia, các bác sĩ thường khuyên người bệnh nghỉ ngơi khi bị đau lưng. Nhưng bây giờ, các bác sĩ cho rằng nếu nằm yên có thể làm nặng hơn tình trạng đau lưng và dẫn đến các biến chứng khác. Hiện nay, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên nằm yên trên giường quá một hoặc hai ngày. Bạn cần phải đứng dậy và từ từ bắt đầu di chuyển trở lại. Tập thể dục là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm đau lưng nhanh chóng như bơi lội, đi bộ hoặc yoga.

Xem thêm: Massage lưng có tác dụng gì? Có giảm đau nhức, mệt mỏi?

8. Chườm

Chườm lạnh vào các khu vực đau trên lưng có thể giúp giảm đau và viêm do chấn thương. Hãy thử biện pháp này nhiều lần trong ngày với tối đa 20 phút mỗi lần. Bọc túi nước đá trong một chiếc khăn mỏng để bảo vệ làn da của bạn. Sau vài ngày, bạn có thể chuyển sang chườm nhiệt. Chườm một miếng chườm nóng hoặc túi nước nóng để giúp giãn cơ bắp và tăng lưu lượng máu đến khu vực bị ảnh hưởng. Bạn cũng có thể thử tắm nước ấm để giúp thư giãn. Để tránh bị bỏng và tổn thương mô, bạn không nên ngủ khi dùng đai quấn nóng (heating pad).


Chườm lạnh lưng làm giảm cơn đau lưng
Chườm lạnh lưng làm giảm cơn đau lưng

9. Trị liệu bằng tay

Nghiên cứu gần đây cho thấy, một lần mát xa/tuần trong khoảng thời gian 10 tuần giúp cải thiện cơn đau và tầm hoạt động cho những người bị đau lưng mãn tính. Lợi ích kéo dài khoảng sáu tháng nhưng suy giảm sau một năm. Một biện pháp khác là xoa bóp cột sống (spinal manipulation) được thực hiện bởi chuyên viên được cấp phép, biện pháp này có thể giúp làm giảm các vấn đề cấu trúc của cột sống và khôi phục khả năng vận động bị mất.

10. Kích thích thần kinh

Bác sĩ có thể sử dụng các liệu pháp châm cứu vào kế hoạch điều trị để giảm đau lưng mãn tính nếu bạn không giảm đau khi sử dụng các biện pháp khác. Một phương pháp khác mà bác sĩ có thể đề xuất là kích thích dây thần kinh bằng điện qua da (tên tiếng Anh là Transcutaneous electrical nerve stimulation), bằng cách sử dụng các xung điện nhẹ được truyền đến các dây thần kinh để chặn các tín hiệu đau.

11. Liệu pháp trò chuyện (Talk Therapy)

Các nghiên cứu cho thấy liệu pháp hành vi nhận thức (cognitive behavioral therapy) rất hiệu quả trong ngắn hạn và dài hạn trong việc giúp giảm đau lưng mãn tính. Ví dụ, liệu pháp hành vi nhận thức có thể nhắm vào cách những người bị đau lưng nghĩ như thế về hoạt động thể chất và lý do tại sao họ có thể tránh tập thể dục, từ đó bác sĩ có thể biết lý do vì sao để giúp người bệnh thay đổi tập thể dục thường xuyên hơn. Kết quả cho thấy, những người thực hiện liệu pháp hành vi nhận thức có kết quả giảm đau lưng hơn và tránh được tàn tật.


Liệu pháp trò chuyện (Talk Therapy) có hiệu quả trong việc giảm đau lưng
Liệu pháp trò chuyện (Talk Therapy) có hiệu quả trong việc giảm đau lưng

12. Phản hồi sinh học (Biofeedback)

Phản hồi sinh học sử dụng một loại máy đặc biệt giúp bạn rèn luyện trí não để kiểm soát phản ứng của cơ thể với cơn đau. Bạn học cách điều hòa nhịp thở, nhịp tim, lưu lượng máu và căng cơ. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng liệu pháp này tốt hơn thuốc trong việc giảm đau lưng, giảm cường độ đau khoảng 30% và liệu pháp này không có tác dụng phụ.

13. Tiêm thuốc vào tủy sống

Bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc vào cột sống để giúp giảm đau lưng. Có nhiều loại thuốc tiêm khác nhau mà các bác sĩ chuyên khoa có thể sử dụng để giảm đau, ví dụ, tiêm corticosteroid có thể giúp giảm viêm và giảm đau. Tùy thuộc vào loại thuốc tiêm, bác sĩ có thể giới hạn số liều mỗi năm để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra.


Tiêm thuốc vào tủy sống cũng là một cách giảm đau lưng
Tiêm thuốc vào tủy sống cũng là một cách giảm đau lưng

14. Phẫu thuật lưng

Nếu đĩa đệm phồng lên và chèn ép vào dây thần kinh, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ một số đĩa đệm. Hoặc phẫu thuật mở ống sống (laminectomy) có thể được khuyến nghị để giải nén một khu vực bị đè lên dây thần kinh hoặc tủy sống. Thủ thuật nối đốt cột sống có thể được thực hiện để giúp ổn định cột sống. Giống như tất cả các ca phẫu thuật, các liệu pháp này đều này có những rủi ro nhất định và không phải lúc nào cũng thành công. Do đó, đây luôn là lựa chọn cuối cùng cho những người đau lưng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe CỐT THOÁI VƯƠNG

Giúp cột sống khoẻ mạnh hơn

Dùng cho người bị thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp.

Cốt Thoái Vương đã được chứng minh lâm sàng tại Bệnh viện TW Quân đội 108, trường ĐH Y Hà Nội cho thấy hiệu quả giúp giảm đau lưng, đau thần kinh tọa do thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm lên tới 94,1%. Sản phẩm an toàn, không có tác dụng phụ.

Dược Á Âu_Cốt Thoái Vương

Thành phần: Dầu vẹm xanh và các thành phần như cao thiên niên kiện, chiết xuất nhũ hương, glycine, MSM (Methylsulfonylmethane), canxi, magie, vitamin B1, vitamin B2, vitamin K2.

Công dụng: Hỗ trợ giảm các triệu chứng do viêm thoái hóa khớp, đau nhức khớp, khô khớp. Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho khớp. Tăng cường sự chắc khỏe của xương khớp.

Hướng dẫn sử dụng

- Ngày uống 4 - 6 viên, chia làm 2 lần; 30 phút trước khi ăn hoặc sau ăn 1 giờ.

- Mỗi đợt sử dụng nên kéo dài từ 3-6 tháng để có hiệu quả tốt nhất.

Tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược Phẩm Á Âu

Thông tin chi tiết về sản phẩm xem TẠI ĐÂY

(XNQC: 02496/2019/ATTP-XNQC)

*Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe