Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Dạng bào chế - biệt dược
Bột pha tiêm: Invanz 1 g.
Nhóm thuốc – Tác dụng
Kháng sinh carbapenem.
Chỉ định
Nhiễm khuẩn vừa đến nặng do vi khuẩn nhạy cảm: Nhiễm khuẩn ổ bụng có biến chứng, nhiễm khuẩn da và tổ chức da có biến chứng, viêm phổi cộng đồng, nhiễm khuẩn tiết niệu có biến chứng (gồm viêm bể thận), nhiễm khuẩn vùng chậu cấp (bao gồm viêm nội mạc tử cung sau sinh, nạo thai nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn phụ khoa sau mổ), nhiễm khuẩn huyết.
Chống chỉ định
Quá mẫn với thành phần của thuốc.
Thận trọng
Quá mẫn với penicillin hoặc các kháng sinh nhóm betalactam khác, tiền sử co giật hoặc các rối loạn thần kinh trung ương, đang sử dụng các thuốc làm giảm ngưỡng co giật (baclofen, ciprofloxacin, theophylline…).
Tác dụng không mong muốn
Thường gặp: Nhức đầu, biến chứng tĩnh mạch tại chỗ tiêm, viêm tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch huyết khối, tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
Ít gặp: Sốt, mệt mỏi, đau, hạ huyết áp, táo bón, lú lẫn, chóng mặt, ban da, rối loạn vị giác, thay đổi chức năng gan, giảm bạch cầu, khó thở, nhiễm nấm Candida miệng, trào ngược dịch vị, tiêu chảy do Clostridium difficile.
Hiếm gặp: Co giật, ảo giác, mê sảng, sốc phản vệ.
Liều và cách dùng
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 g mỗi 24 giờ.
Trẻ em 3 tháng - 12 tuổi: 15 mg/kg (tối đa 500 mg) mỗi 12 giờ.
Cách dùng: Truyền tĩnh mạch: Hoàn nguyên 1 g trong 10 ml nước cất hoặc NaCl 0,9%, sau đó pha loãng với 50 ml NaCl 0,9%, truyền trong 1 - 3 giờ.
Chú ý khi sử dụng
Ertapenem là thuốc kháng sinh hạn chế cao, phải hội chẩn Ban quản lý sử dụng kháng sinh trước khi sử dụng. Dung dịch sau hoàn nguyên ổn định trong 1 giờ sau khi pha. Dung dịch truyền tĩnh mạch pha loãng với NaCl 0,9% ổn định trong 6 giờ ở 25 độ C và 24 giờ ở 5 độ C. Dùng trong vòng 4 giờ sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh.
Phụ nữ có thai: B (FDA) (*), B2 (TGA) (**).
Phụ nữ cho con bú: Có thể dùng.
Cần hiệu chỉnh liều trên người bệnh suy thận có ClCr < 10 ml/phút.
(*) Nhóm B theo phân loại của FDA: Nghiên cứu trên động vật không thấy có nguy cơ đối với thai và chưa có nghiên cứu đối chứng trên phụ nữ có thai. Hoặc nghiên cứu trên động vật cho thấy có tác dụng không mong muốn (ngoài tác động giảm khả năng sinh sản) nhưng không được xác nhận trong các nghiên cứ có đối chứng ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu và không có bằng chứng về nguy cơ trong các tháng sau.
(**) Nhóm B2 theo phân loại của TGA: Thuốc được sử dụng trên số lượng giới hạn phụ nữ có thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không làm tăng tần suất dị tật thai nhi hoặc gây bất kỳ ảnh hưởng xấu trực tiếp hoặc gián tiếp nào trên thai nhi được quan sát. Nghiên cứu trên động vật không đầy đủ, nhưng có những bằng chứng cho thấy không có sự tăng nguy hại trên thai nhi.
Tài liệu tham khảo
AHFS, AMH, Hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất, Renal drug huyết ápndbook.
- Nên làm gì nếu bị nhiễm trùng sau sinh?
- Trẻ 4 tuổi thường sốt về đêm và sáng là bị bệnh gì?
- Bé 4 tháng không tiểu đêm liệu có bình thường?
- Bé 11 tháng bị nhiễm khuẩn tiết niệu do hẹp bao quy đầu có nong hoặc trích bao quy đầu được không?
- Bé 10 tháng tuổi có gợn trắng trong dương vật là dấu hiệu bệnh gì?
- Trẻ dưới 1 tuổi nên dùng loại kháng sinh nào?
- Trẻ trai gần 3 tuổi hay đi tiểu rắt là dấu hiệu bệnh gì?
- Trẻ bị dính 2 môi âm đạo có ảnh hưởng gì không?
- Trẻ đi tiểu buốt, tiểu nhiều lần là bị làm sao?
- Nước tiểu trẻ màu hồng là dấu hiệu bệnh gì?