Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng .
Nhiễm khuẩn sau sinh bao gồm một loạt các vấn đề có thể xảy ra sau khi sinh thường và sinh mổ hoặc trong khi cho con bú như nhiễm trùng tử cung sau sinh, nhiễm trùng tầng sinh môn sau sinh. Ngoài chấn thương trong quá trình sinh nở hoặc thủ thuật sinh mổ, những thay đổi sinh lý trong thai kỳ cũng góp phần vào sự phát triển của nhiễm trùng sau sinh.
1. Nhiễm trùng sau sinh là gì?
Cơ thể trong quá trình phục hồi có thể dễ bị tổn thương với một số bệnh nhiễm trùng sau khi bạn có con. Một số bệnh nhiễm trùng sau sinh thực sự bắt đầu nhen nhóm trong khi chuyển dạ, mặc dù chúng thường không có dấu hiệu rõ ràng trong nhiều ngày hoặc thậm chí vài tuần sau khi sinh.
Các loại nhiễm trùng thường gặp bao gồm:
- Viêm nội mạc tử cung, nhiễm trùng nội mạc tử cung
- Viêm vú, nhiễm trùng vú
- Đường rạch bị nhiễm trùng
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
Viêm nội mạc tử cung
Bạn có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nội mạc tử cung nếu bạn phải sinh mổ và nguy cơ thậm chí còn cao hơn nếu bạn đã từng sinh mổ ở lần sinh trước.
Ngoài ra, nguy cơ mắc viêm nội mạc tử cung cũng cao hơn nếu quá trình trở dạ kéo dài hoặc thời gian vỡ ối trước khi sinh.
Viêm vú
Nhiễm trùng vú ảnh hưởng đến 1/10 bà mẹ cho con bú và nhiều khả năng ở những bà mẹ có núm vú bị nứt.
Đường rạch bị nhiễm trùng
Nếu bạn phải sinh mổ thì sẽ có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ sau khi sinh. Đối với các trường hợp sinh thường có rạch tầng sinh môn thì vết rạch này cũng có thể bị nhiễm trùng, mặc dù biến chứng này không phổ biến. Có tới 16 phần trăm phụ nữ sinh mổ bị nhiễm trùng, thường là trong vòng một tuần sau khi sinh.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Bạn dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu sau khi sinh, đặc biệt nếu bạn có ống thông trong bàng quang hoặc gây tê ngoài màng cứng.
2. Các triệu chứng của nhiễm trùng sau sinh là gì?
Nhiều bệnh lý nhiễm trùng thường đi kèm với sốt, ớn lạnh, hoặc cảm giác chung về bệnh tật hoặc khó chịu và đôi khi đây là những triệu chứng rõ ràng duy nhất mà bạn có thể cảm nhận. Các triệu chứng khác cần chú ý bao gồm:
- Đau bụng dưới, sốt nhẹ hoặc có mùi hôi (dấu hiệu viêm nội mạc tử cung)
- Một vùng đau, cứng, ấm, đỏ (thường chỉ ở một bên vú) và sốt, ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi hoặc đau đầu (dấu hiệu viêm vú)
- Đỏ, chảy mủ, sưng, ấm hoặc tăng đau hoặc đau xung quanh vị trí vết mổ hoặc vết thương (cho dù đó là vết mổ của sinh mổ, cắt tầng sinh môn hoặc vết rách) hoặc vết mổ trông giống như bắt đầu tách ra.
- Đi tiểu khó khăn, đi tiểu đau đớn, cảm giác bạn cần đi tiểu thường xuyên và đi tiểu gấp nhưng lượng nước tiểu ít hoặc không có nước tiểu ra ngoài, hoặc nước tiểu đục hoặc có máu (dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu)
3. Tôi nên làm gì nếu tôi nghi ngờ bị nhiễm trùng?
Vì nhiễm trùng không được điều trị có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng, điều quan trọng bạn cần phải thông báo sớm cho bác sĩ nếu bạn bị sốt hoặc có bất kỳ triệu chứng nào khác được mô tả ở trên.
Bạn có thể đã nghe nói rằng căng vú có thể gây sốt nhẹ. Cho dù có như vậy, thì bạn cũng không chắc chắn là căng vú là nguyên nhân gây sốt và thay vào đó, bạn hãy xin ý kiến của bác sĩ là biện pháp tốt.
Bạn sẽ được dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Bạn hãy cho bác sĩ biết hiện tại bạn đang cho con bú, do đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh các loại thuốc hoặc thậm chí, bạn cần ngừng cho con bú. Kháng sinh đường uống thường là đủ, nhưng trong một số tình huống bạn có thể cần dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch và các phương pháp điều trị khác. Ví dụ, nếu bạn có vết thương bị nhiễm trùng, có thể bạn sẽ cần phải mở vết thương bằng phẫu thuật và dẫn lưu ổ nhiễm trùng.
Bạn có thể sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn trong vài ngày kể từ khi bắt đầu dùng kháng sinh, nhưng điều quan trọng là phải uống đầy đủ và đúng liều, ngay cả khi các triệu chứng của bạn biến mất. Bạn nên hỏi bác sĩ bao lâu các loại thuốc sẽ bắt đầu hoạt động và trong quá trình sử dụng, nếu vượt quá thời gian đó mà thuốc vẫn chưa có tác dụng thì bạn cần báo cho bác sĩ biết. Khi đó, bạn có thể cần phải chuyển sang một loại thuốc khác hoặc có thể cần khám chuyên sâu hơn do có thể có vấn đề bệnh lý khác mà bạn đang mắc phải nhưng chưa được phát hiện ra.
Uống nhiều nước để tránh mất nước và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt để giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng.
Sau 9 tháng 10 ngày mang nặng, thai phụ bước vào cuộc đẻ và phải đối mặt với mức độ đau đẻ được so sánh với gãy 20 cái xương sườn cùng lúc. Để cuộc đẻ diễn ra suôn sẻ, an toàn, thai phụ cần hiểu rõ:
- Quy trình cuộc chuyển dạ diễn ra như thế nào, thường kéo dài trong bao lâu để có hướng sinh thường hay sinh mổ, bảo vệ sức khỏe tốt cho thai nhi.
- Các phương pháp giảm đau trong khi sinh, hạn chế đau đớn và giải tỏa áp lực tâm lý khi chuyển dạ.
- Cách rặn và thở khi sinh thường đúng cách để cuộc chuyển dạ diễn ra nhanh chóng, thai phụ không mất sức khi sinh.
- Cách kiểm soát các cơn co tử cung sau sinh trong thời gian ngắn nhất.
- Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn không gây nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm.
- Tái khám sau sinh sớm để phát hiện những bất thường nguy hiểm như sót nhau, sót gạc.
- Chăm sóc trẻ sơ sinh đến khi đầy tháng khỏe mạnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: babycenter.com