Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Dạng bào chế - biệt dược
Dung dịch tiêm: Cordarone 150 mg/3 ml; viên nén: Cordarone 200 mg.
Nhóm thuốc – Tác dụng
Thuốc chống loạn nhịp tim.
Chỉ định
Phòng và điều trị rối loạn nhịp tim nặng. Ngừng tim do rung thất đã đề kháng với shock điện ngoài lồng ngực.
Chống chỉ định
Quá mẫn với iod hoặc Amiodarone; cường tuyến giáp, hạ huyết áp trầm trọng, nhịp tim chậm quá mức; phụ nữ có thai từ tháng thứ 4 của thai kỳ, phụ nữ cho con bú, trẻ < 3 tuổi; dùng chung các thuốc gây xoắn đỉnh.
Tác dụng không mong muốn
Thường gặp: Buồn nôn, hạ huyết áp, nhịp tim chậm, phản ứng tại chỗ tiêm. Hiếm gặp: Tăng enzyme gan, nóng bừng mặt, sốc phản vệ.
Liều và cách dùng
- Phòng và điều trị rối loạn nhịp tim: Khởi đầu: Uống 200 mg × 3 lần, trong 8 - 10 ngày. Duy trì: Uống 100 - 400 mg/ngày. Nếu người bệnh có kích ứng tiêu hóa với liều 1 lần/ngày, có thể chia liều dùng thành 2 lần/ngày
- Rối loạn nhịp tim nặng: Tiêm tĩnh mạch 5 mg/kg, lặp lại 2 - 3 lần trong 24 giờ, duy trì 10 - 20 mg/kg/ngày trong vài ngày.
- Ngừng tim: Tiêm nhanh 5 mg/kg pha loãng trong 20 ml glucose 5% (tốt nhất là thẳng vào tĩnh mạch trung tâm), thêm 2,5 mg/kg nếu cần thiết.
Chú ý khi sử dụng
Dạng tiêm chỉ dùng đường tĩnh mạch trung tâm (trừ trường hợp hồi sức tim phổi trong ngừng tim không kịp đặt tĩnh mạch trung tâm), chỉ pha với glucose 5%. người bệnh cần tránh tiếp xúc với ánh sáng trong thời gian sử dụng thuốc.
Phụ nữ có thai: C (TGA)(*); D (FDA)(**).
Phụ nữ cho con bú: Không nên dùng. Có thể gây suy giáp, chậm nhịp tim ở trẻ bú mẹ. Sau khi ngừng dùng vài tuần, thuốc mới hết trong sữa mẹ.
Không cần hiệu chỉnh liều trên người bệnh suy thận.
(*) Nhóm C theo phân loại của TGA: Thuốc, do tác dụng dược lý, gây ra hoặc có thể gây ra ảnh hưởng xấu có thể phục hồi trên thai nhi người hoặc trẻ sơ sinh nhưng không gây dị tật thai nhi.
(**) Nhóm D theo phân loại của FDA: Có bằng chứng liên quan đến nguy cơ đối với thai nhi trên người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể chấp nhận sử dụng thuốc trong thai kỳ khi lợi ích điều trị vượt trội nguy cơ (ví dụ trong trường hợp đe dọa tính mạng hoặc trường hợp bệnh trầm trọng mà các thuốc an toàn hơn không thể sử dụng hoặc không hiệu quả).
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất, Drug in renal failure, Drug for pregnancy and lactateion, Uptodate
- Tìm hiểu về sốc điện chuyển nhịp và sốc điện phá rung
- Sơ cứu cho trẻ khi bị điện giật
- Cấp cứu người bị điện giật
- Làm gì khi bị điện giật?
- Các bước thực hiện sốc điện chuyển nhịp trong cấp cứu
- Phương pháp hô hấp nhân tạo khi bị điện giật
- Làm gì khi bị sốc điện do điện giật?
- Khó thở, loạn nhịp tim, mệt mỏi, đau đầu là bị làm sao?
- Công dụng thuốc Betaloc zok 25mg
- Công dụng của thuốc Tenomin