Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Chủ đề Tâm lý trẻ
Trang chủ
Chủ đề Tâm lý trẻ
Danh sách bài viết
Trẻ có lo lắng khi đi học không?
Khi một đứa trẻ trằn trọc trên ghế và không chú ý, chúng ta có xu hướng nghĩ đến rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), nhưng lo lắng cũng có thể là nguyên nhân. Khi trẻ lo lắng khi đi học, trẻ có thể khó tập trung vào bài học và bỏ qua những bài giảng của Thầy cô giáo bởi suy nghĩ lo lắng đang lấn át trí não của trẻ. Sự lo lắng của trẻ khi đi học là điều đáng lo ngại đối với trẻ em và là mối quan tâm của các bậc phụ huynh. Nó rất phổ biến, nhưng không phải lúc nào nó cũng giống nhau. Đôi khi nó trở thành bệnh tật như trầm cảm, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp bạn hiểu rõ hơn về sự lo lắng của trẻ khi đi học.
Xem thêm
10 cách thú vị để dạy trẻ về giá trị của tiền bạc
Lợi ích đầu tiên khi con hiểu về giá trị của tiền bạc là bé sẽ có thói quen tiết kiệm tiền cũng như tiêu dùng thông minh, đặc biệt trẻ sẽ biết không phải muốn gì là có ngay lập tức. Khi con lớn lên, những nền tảng về tiền bạc sẽ giúp con biết cách quản lý chi tiêu, tránh được nợ nần và có kế hoạch tài chính hợp lý, đồng thời biết quý trọng những đồng tiền mình có được.
Xem thêm
Cách dạy con nói lời cảm ơn và lịch sự khi nhận quà
Mọi con mắt đều tập trung vào trẻ khi trẻ chăm chăm vào những món quà sinh nhật. Trẻ có thể mở một món quà ra, nhăn mặt và phàn nàn, "con đã có món đồ này rồi". Biết nói cảm ơn một cách lịch sự là bài học quan trọng bố mẹ cần dạy cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Xem thêm
Khi con gái bạn 14 tuổi: Những điều bạn và bé cần biết
Bé gái 14 tuổi sẽ trải qua rất nhiều thay đổi như những đứa trẻ tuổi dậy thì khác, bao gồm nồng độ hormone, vấn đề cảm xúc, áp lực xã hội... Một vài điểm khác biệt của con gái 14 tuổi rất dễ nhận thấy, trong khi số khác đòi hỏi sự quan tâm sát sao của bố mẹ.
Xem thêm
Chơi cùng còn và một cái chăn
Trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, trẻ em nghỉ học, bố mẹ làm việc tại nhà điều này dẫn tới nhiều thay đổi trong nền nếp sinh hoạt của cả gia đình. Các bậc cha mẹ sẽ có nhiều thời gian hơn để học và chơi cùng con. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ sẽ nhanh chóng cảm thấy bị “bí ý tưởng” vì không biết chơi gì cùng con hoặc không biết làm thế nào để bắt đầu chơi với con thật vui hay duy trì được hoạt động chơi thật hấp dẫn, thú vị. “Mua thật nhiều đồ chơi” không phải là một ý tưởng hay ở thời điểm này. Một mẹo nhỏ dành cho các bố mẹ lúc này là hãy “tận dụng” hết tất cả mọi đồ dùng sinh hoạt hoặc bất cứ thứ gì trẻ quan tâm và biến nó thành một món đồ chơi thú vị. Ví như một cái chăn hay một cái ga trải giường, chúng ta có thể chơi gì nhỉ?
Xem thêm
Chơi, học và phát triển cùng con bạn
Chăm sóc con cũng bao gồm cả học và chơi cùng con. Sự tương tác từ người lớn đặc biệt là cha mẹ sẽ giúp trẻ cảm nhận được tình cảm. Vậy bạn nên thực hiện các phương thức nào để giúp con vừa học vừa chơi vẫn đẩy mạnh phát triển kỹ năng lẫn trí tuệ.
Xem thêm
Cách lựa chọn hoạt động chơi để tăng cường hoocmon hạnh phúc cho trẻ
Các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu về cảm xúc, cũng đưa ra rất nhiều định nghĩa về cảm xúc như “cảm xúc là phản ứng với các sự kiện quan trọng bên trong và bên ngoài” hoặc “Cảm xúc bao gồm một tập hợp các phản ứng phối hợp, có thể bao gồm các cơ chế thông qua lời nói, sinh lý, hành vi và thần kinh”. Bài viết dưới đây gợi ý cách lựa chọn hoạt động chơi để tăng cường hoocmon hạnh phúc cho trẻ.
Xem thêm
Học ở nhà cùng trẻ tự kỷ trong mùa dịch
Tất cả chúng ta đều đang cùng nhau trải qua một đại dịch mà có thể chưa một ai từng phải trải qua trước đây. Các cơ quan, công sở làm việc tại nhà hoặc làm việc luân phiên; các trường học, trung tâm giáo dục tạm dừng hoạt động. Điều này chắc hẳn đã gây ra nhiều xáo trộn cũng như mang lại nhiều áp lực cho mỗi người, mỗi gia đình, đặc biệt là gia đình có con tự kỷ.
Xem thêm
Nhu cầu của trẻ em
Khoảng thời gian trước 6 tuổi là những năm đầu đời, và là khoảng thời gian cần được chú ý để trẻ được chăm sóc về thể chất và hình thành nhân cách. Ở độ tuổi này, trẻ thực sự cần những gì? Có phải hàng ngày, trẻ nói là “con thích xem tivi”, “con muốn mua búp bê giống bạn Hoa”, “con không thích anh Khánh”... là trẻ đang cần những thứ đó không? Thật sự thì nhu cầu của trẻ cần những gì?
Xem thêm
Chơi có cấu trúc với trẻ em tự kỷ
Vui chơi là một “công việc” quan trọng giúp mọi trẻ em học hỏi và lớn lên. Thông qua vui chơi, trẻ có thể học được nhiều kỹ năng như: kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng nhận thức, kỹ năng ngôn ngữ, tư duy,... Với trẻ em tự kỷ, việc chơi dường như có chút khác biệt. Trẻ thích những trò chơi được lặp đi lặp lại một cách có cấu trúc hoặc tập trung khám phá “chi tiết” của sự vật, ví dụ: ngắm nhìn bánh xe ô tô xoay hoặc xếp đồ chơi thành hàng dài,... Trẻ tự kỷ có thể không thể “tự” chơi theo cách thông thường mà cần được “dạy” để chơi. Do vậy, chơi có cấu trúc vô cùng có ý nghĩa với trẻ em tự kỷ.
Xem thêm
Giới thiệu một số nhạc cụ phù hợp với trẻ rối loạn phổ tự kỷ
Rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) được xác định là một nhóm rối loạn phát triển thần kinh đặc trưng bởi sự khiếm khuyết trong tương tác và giao tiếp xã hội cũng như có các hành vi định hình lặp lại và chức năng cuộc sống bị hạn chế. Khi cho trẻ mắc chứng tự kỷ tham gia chương trình âm nhạc trị liệu có sử dụng nhạc cụ, chúng sẽ phản ứng với âm thanh được tạo ra bởi từng loại nhạc cụ. Chúng chuyền và chia sẻ nhạc cụ với các thành viên khác trong nhóm. Chúng học cách nghe nhạc và điều này có thể cải thiện khả năng nghe và cũng làm giảm độ nhạy cảm của thính giác. m nhạc trị liệu đem lại hiệu quả tích cực khi tạo ra sự tương tác lý tưởng giữa nhà trị liệu với trẻ thông qua việc sử dụng nhạc cụ như một phương tiện giao tiếp. Đứa trẻ học cách giao tiếp bằng việc sử dụng các tín hiệu âm nhạc và khuyến khích giao tiếp bằng mắt. Việc sử dụng nhạc cụ có thể giúp người tự kỷ phá vỡ các rào cản xã hội, điều này giúp hình thành kỹ năng tương tác và giao tiếp một cách hiệu quả.
Xem thêm
Các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em từ 0-16 tuổi
Cha mẹ đều biết ở mỗi giai đoạn trẻ lại có những sự phát triển tâm lý khác nhau dù là bé trai hay bé gái. Vì thế, việc hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi sẽ giúp cha mẹ biết được đâu là hướng dạy con phù hợp nhất từ đó giúp bé được phát triển toàn diện hơn.
Xem thêm