Những điều cần biết về bệnh virus Marburg

Bệnh do virus Marburg còn được gọi là bệnh sốt xuất huyết do virus Marburg (MHF), tương tự như virus Ebola. Bệnh gây ra tình trạng sốt cao và suy sụp sức khỏe nhanh chóng, có thể dẫn đến sốc hoặc tử vong. Các chuyên gia lần đầu phát hiện bệnh do virus Marburg sau hai đợt bùng phát lớn tại Đức và Serbia vào năm 1967.

Nguyên nhân gây bệnh virus Marburg

 
Con người thường nhiễm virus này sau khi tiếp xúc kéo dài với các khu mỏ hoặc hang động có loài dơi ăn quả sinh sống, vì đây là vật chủ tự nhiên của virus Marburg. Virus Marburg lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, cơ quan, dịch tiết, hoặc các dịch cơ thể khác của người bị nhiễm. Các bề mặt và đồ vật (như quần áo hoặc ga trải giường) chứa dịch nhiễm có thể truyền bệnh nếu chạm vào.

Nhân viên y tế thường nhiễm bệnh khi điều trị cho người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Điều này xảy ra khi các cơ sở y tế không tuân thủ các biện pháp kiểm soát an toàn phòng chống lây nhiễm sau khi nhân viên tiếp xúc gần với người bệnh. Bệnh cũng có thể lây lan qua các dụng cụ tiêm bị nhiễm hoặc kim tiêm. Những trường hợp này thường gây ra bệnh nghiêm trọng hơn, khiến sức khỏe suy giảm nhanh chóng và có thể dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn.

Ngoài ra, các nghi thức mai táng liên quan đến việc tiếp xúc trực tiếp với thi thể của người đã mất do bệnh virus Marburg cũng có thể gây lây nhiễm. Một người vẫn có thể truyền nhiễm nếu máu của họ còn chứa virus.
 

Triệu chứng của bệnh virus Marburg 

Thời gian ủ bệnh, tức thời gian từ khi nhiễm đến khi xuất hiện triệu chứng, có thể từ 2 đến 21 ngày. Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột bao gồm:

  • Sốt cao
  • Đau đầu dữ dội
  • Cảm giác mệt mỏi, khó chịu
  • Đau cơ và xương
  • Tiêu chảy nặng, dạng nước (thường xảy ra vào ngày thứ ba, kéo dài đến một tuần sau khi có triệu chứng)
  • Đau bụng và co thắt dạ dày (thường xảy ra vào ngày thứ ba sau khi có triệu chứng)
  • Buồn nôn và nôn mửa (thường xảy ra vào ngày thứ ba sau khi có triệu chứng)
  • Gương mặt nhợt nhạt (mắt sâu, mặt lờ đờ)
  • Mệt mỏi nghiêm trọng

Trong đợt bùng phát năm 1967, một loại phát ban không ngứa xuất hiện trong khoảng từ 2 đến 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên. Bệnh nhân có thể bị xuất huyết nghiêm trọng từ 5 đến 7 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng. Máu có thể xuất hiện trong chất nôn hoặc phân, hoặc có thể chảy máu từ mũi, nướu răng, hoặc âm đạo. Bệnh nhân cũng có thể bị chảy máu từ đường truyền tĩnh mạch (IV). Trong giai đoạn nghiêm trọng này, bệnh nhân có thể bị sốt cao, dẫn đến lú lẫn, hung hăng và khó chịu.

Trong các trường hợp tử vong, mất máu lớn và sốc thường dẫn đến tử vong khoảng 8 đến 9 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Khoảng một nửa số người mắc bệnh virus Marburg tử vong, nhưng tỷ lệ này có thể thay đổi theo chủng virus và hiệu quả của việc chăm sóc y tế.

có loài dơi ăn quả sinh sống, vì đây là vật chủ tự nhiên của virus Marburg.
Virus Marburg lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, cơ quan, dịch tiết, hoặc các dịch cơ thể khác của người bị nhiễm.
có loài dơi ăn quả sinh sống, vì đây là vật chủ tự nhiên của virus Marburg. Virus Marburg lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, cơ quan, dịch tiết, hoặc các dịch cơ thể khác của người bị nhiễm.

Phương pháp chẩn đoán bệnh virus Marburg


Bệnh virus Marburg dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như sốt thương hàn, sốt rét, kiết lỵ, viêm màng não và các bệnh sốt virus khác gây chảy máu. Bác sĩ xét nghiệm bệnh virus Marburg bằng cách kiểm tra các dịch thể. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm ELISA trong miễn dịch học nhằm phát hiện kháng thể
  • Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên
  • Chẩn đoán huyết thanh
  • Xét nghiệm RT-PCR
  • Soi dưới kính hiển vi
  • Nuôi cấy virus trong môi trường tế bào

Bệnh virus Marburg có khỏi được không? 

Bệnh virus Marburg không thể chữa khỏi được. Nhưng bệnh nhân có thể hồi phục nếu được chăm sóc y tế kịp thời. 

Hiện chưa có vắc xin hoặc thuốc kháng virus nào được phê duyệt cho Bệnh virus Marburg. Dù Bệnh virus Marburg tương tự Ebola, vắc xin Ebola không có hiệu quả với bệnh này. Tuy nhiên, các biện pháp chăm sóc hỗ trợ có thể nâng tỷ lệ sống sót như bù nước bằng dung dịch uống hoặc truyền tĩnh mạch, và điều trị các triệu chứng cụ thể.
 

Cách điều trị bệnh virus Marburg 

Các phương pháp điều trị đang được nghiên cứu. Các chuyên gia tiếp tục phát triển kháng thể đơn dòng - loại protein nhân tạo giúp tăng cường hệ miễn dịch. Họ cũng đang nghiên cứu các loại thuốc kháng virus như favipiravir và remdesivir, từng được thử nghiệm cho Ebola, để xem liệu chúng có giúp điều trị Bệnh virus Marburg không.

Năm 2020, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã phê duyệt vắc xin Mvabea và Zabdeno để phòng chống Ebola. Những vắc xin này có thể giúp phòng chống Bệnh virus Marburg, nhưng cần thêm thử nghiệm lâm sàng để khẳng định.
 

Sự khác biệt giữa virus Marburg và virus Ebola là gì?

Dù là hai virus khác nhau, chúng thuộc cùng họ virus Filoviridae. Các bệnh do chúng gây ra có nhiều điểm chung, như:

  • Phát triển trong cơ thể giống nhau.
  • Có thể gây ra các triệu chứng và biến chứng tương tự.
  • Lây lan từ người sang người theo cách tương tự.
  • Có thể gây ra các đợt bùng phát với tỷ lệ tử vong cao.

Người mắc cả hai bệnh đều cần được chăm sóc y tế tại bệnh viện, các cơ sở y tế. Các bệnh viện cần áp dụng các biện pháp an toàn như nhau để ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan.

Một số điểm khác biệt chính giữa virus Marburg và virus Ebola:

  • Marburg gây ra ít đợt bùng phát hơn Ebola (tính đến cuối năm 2020).
  • Hiện đã có các xét nghiệm nhanh để chẩn đoán Ebola. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn đang phát triển xét nghiệm nhanh cho virus Marburg.
  • Hiện chưa có thuốc điều trị hoặc vắc xin nào cho bệnh virus Marburg được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt, trong khi đã có các loại cho virus Ebola.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd
 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe