Bị vẩy nến ở miệng có nguy hiểm không?

Hầu hết mọi người nghĩ về bệnh vẩy nến thường xuất hiện ở các vùng dễ nhìn thấy, như khuỷu tay, đầu gối và da đầu. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh này có thể xảy ra ở những nơi không ngờ tới – như trong miệng.

Vẩy nến miệng không nghiêm trọng, nhưng có thể gây khó chịu và việc chẩn đoán chính xác có thể gặp khó khăn, bởi vẩy nến miệng rất hiếm.

Triệu chứng của vẩy nến miệng

Có thể rất khó để xác định liệu bạn có bị vẩy nến miệng hay không. Các triệu chứng thường nhẹ và thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, nhìn chung, các chuyên gia cho rằng mặc dù dấu hiệu có thể xuất hiện ở các khu vực khác nhau trong miệng, nhưng chúng phổ biến nhất ở bên trong má. Bạn có thể nhận thấy:

  • Các vết đỏ với viền màu vàng hoặc trắng
  • Vết loét
  • Da bong tróc ở nướu
  • Mụn nước có mủ (nốt mụn)
  • Đau hoặc nóng rát, đặc biệt khi ăn đồ cay
  • Thay đổi vị giác

Vẩy nến miệng có thể liên quan đến các tình trạng khác, như:

  • Lưỡi nứt: các rãnh hoặc vết hố trên lưỡi
  • Lưỡi bản đồ: những khoảng lưỡi có màu đỏ, đặc điểm giống như bản đồ địa lý
  • Nướu sưng hoặc nhiễm trùng

Những người bị vẩy nến miệng thường có triệu chứng trên da. Ví dụ như các vảy dày, bong tróc. Các triệu chứng trong miệng có thể cải thiện hoặc xấu đi cùng với triệu chứng trên da. Vì vậy, nếu triệu chứng vẩy nến xuất hiện trong miệng, bạn có thể sẽ có các đợt bùng phát trên da.

Cách nhận biết vẩy nến miệng?

Cách nhận biết vẩy nến miệng vẫn còn phức tạp và khó khăn. Một số chuyên gia không tin rằng đây thực sự là một dạng của bệnh vẩy nến. Họ nghĩ rằng các triệu chứng là do một tình trạng khác gây ra. Để tìm ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể:

  • Hỏi về tiền sử bệnh của bạn và gia đình
  • Lấy mẫu da nhỏ từ bên trong miệng để kiểm tra dưới kính hiển vi
  • Làm xét nghiệm di truyền

Cần loại trừ các tình trạng khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự, như:

Hút thuốc là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến ở miệng
Hút thuốc là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến ở miệng

Cách điều trị vẩy nến miệng

Nhiều người bị vẩy nến miệng không cần điều trị vì triệu chứng không gây khó chịu. Nếu vẩy nến miệng gây đau đớn, có thể sử dụng các biện pháp sau:

  • Súc miệng với nước muối ấm.
  • Không ăn đồ cay khi triệu chứng tái phát.
  • Ngưng hút thuốc.
  • Vệ sinh răng miệng kỹ.
  • Súc miệng với Hydrogen peroxide (pha với nước tỷ lệ 1:1) hai lần mỗi ngày.
  • Sử dụng thuốc gây tê tại chỗ như Orajel hoặc Anbesol.

Hãy trao đổi với bác sĩ nếu các phương pháp điều trị tại nhà không tác dụng. Các lựa chọn khác bao gồm:

  • Nước súc miệng giúp giảm đau.
  • Thuốc có thể bôi lên các vết loét trong miệng, như steroid, retinoid, hoặc tacrolimus.
  • Uống thuốc (như acitretin, apremilast, cyclosporine hoặc methotrexate) cho các triệu chứng nặng.

Nếu bạn đang sử dụng thuốc uống cho bệnh vẩy nến trên da, thuốc cũng sẽ giúp cải thiện triệu chứng trong miệng.

Trao đổi với bác sĩ

Hiện nay, có rất ít tư liệu về đối tượng mắc vẩy nến miệng và cách điều trị bệnh. Các chuyên gia cho rằng một phần lý do là vì các bác sĩ da liễu điều trị vẩy nến thường không kiểm tra bên trong miệng. Vì vậy, nếu bạn bị vẩy nến trên da và nhận thấy triệu chứng trong miệng, hãy thông báo cho bác sĩ. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe