Xạ trị sống được bao lâu - những điều cần biết về xạ trị

Xạ trị sống được bao lâu là vấn đề được nhiều người bệnh thắc mắc. Phương pháp này đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị ung thư, mang lại hiệu quả tích cực cho nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thật sự biết rõ phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả trong điều trị ung thư ra sao và tiếp tục lo lắng về tiên lượng của người bệnh.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Ung Bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Xạ trị ung thư là gì?

Để hiểu rõ hơn về vấn đề xạ trị sống được bao lâu, người bệnh cần nắm rõ xạ trị ung thư là gì.

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng bức xạ ion hóa và tia X có năng lượng cao để nhắm chính xác đến vị trí của tế bào ung thư. Các loại bức xạ này phá vỡ, tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn chặn quá trình phát triển của các tế bào ung thư mới.

Ngoài ra, xạ trị còn được sử dụng để thu nhỏ khối u, từ đó làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh ung thư. Phương pháp này được gọi là điều trị giảm nhẹ, áp dụng cho những trường hợp ung thư không thể điều trị khỏi.

Trong một số trường hợp, xạ trị có thể là phương pháp điều trị duy nhất. Nếu ung thư được phát hiện sớm và người bệnh tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ một cách tuyệt đối, phương pháp này có khả năng chữa khỏi bệnh ung thư.

Tuy nhiên, bác sĩ thường chỉ định kết hợp xạ trị với các phương pháp điều trị khác như hóa trị, phẫu thuật, liệu pháp miễn dịch…, xạ trị sẽ được thực hiện trước, trong hoặc sau các phương pháp điều trị khác để tăng cường hiệu quả, từ đó cải thiện cơ hội sống cho người bệnh.

2. Xạ trị sống được bao lâu?

Câu hỏi xạ trị sống được bao lâu luôn là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Dưới đây là tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư điều trị ung thư bằng xạ trị:  

  • Trong nhóm 105 bệnh nhân ung thư đã được điều trị xạ trị dứt điểm, tỷ lệ sống trung bình trên 5 năm là 40%, với thời gian sống kéo dài thêm khoảng 26 tháng sau khi chẩn đoán.
  • Trong số 149 bệnh nhân điều trị kết hợp xạ trị với các phương pháp khác, tỷ lệ sống trên 5 năm là khoảng 62%.  
  • Trong số 279 bệnh nhân điều trị giảm nhẹ bằng xạ trị, tỷ lệ sống trên 5 năm là khoảng 3% và thời gian sống thêm được là khoảng 5,2 tháng kể từ khi được chẩn đoán. 
Câu hỏi xạ trị sống được bao lâu luôn là thắc mắc của nhiều bệnh nhân.
Câu hỏi xạ trị sống được bao lâu luôn là thắc mắc của nhiều bệnh nhân.

3. Những bệnh ung thư nào có thể điều trị bằng xạ trị?

Bên cạnh vấn đề xạ trị sống được bao lâu, nhiều người còn quan tâm đến các loại ung thư nào có thể được điều trị bằng phương pháp này. Mục tiêu chính của xạ trị là chữa khỏi, kiểm soát hoặc làm giảm triệu chứng của bệnh.

Các khối u lớn thường cần phải điều trị bằng xạ trị trước khi phẫu thuật để làm giảm kích thước. Sau khi phẫu thuật, xạ trị cũng có thể được sử dụng để tiêu diệt những tế bào ung thư còn lại.

Ngoài ra, xạ trị còn có tác dụng giảm các triệu chứng như chảy máu hoặc tắc nghẽn các cơ quan nội tạng.

Thông thường, khi ung thư ở giai đoạn 1, 2 hoặc đầu giai đoạn 3, mục tiêu của xạ trị thường là chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh đã ở sau giai đoạn 3 hay giai đoạn 4, khối u thường đã xâm lấn và di căn xa. Do đó, mục tiêu của xạ trị thường chỉ là kiểm soát và giảm bớt triệu chứng bệnh.

Phương pháp xạ trị thường được các bác sĩ chuyên khoa đề xuất áp dụng trong một số loại ung thư sau:

  • Ung thư vòm họng;
  • Ung thư phổi;
  • Ung thư gan;
  • Ung thư vú;
  • Ung thư máu;
  • Ung thư cổ tử cung;
  • Ung thư tiền liệt tuyến;
  • Ung thư xương;
  • Ung thư dạ dày;
  • Ung thư đại tràng;
  • Ung thư thực quản;
  • Ung thư trực tràng. 
Xạ trị giúp người bệnh giảm đau đáng kể, đồng thời ức chế quá trình phát triển của các tế bào ung thư mới.
Xạ trị giúp người bệnh giảm đau đáng kể, đồng thời ức chế quá trình phát triển của các tế bào ung thư mới.

Một số loại ung thư như ung thư vòm họng, ung thư dạ dày và ung thư cổ tử cung có thể được chữa khỏi bằng phương pháp xạ trị khi bệnh ở giai đoạn đầu.

Trong trường u bướu phát hiện sớm, xạ trị cũng được áp dụng mà không cần phải can thiệp phẫu thuật. Ví dụ, trong trường hợp ung thư vú, xạ trị mang lại hy vọng sống cao cho bệnh nhân.

Đối với bệnh nhân ung thư ở giai đoạn cuối, xạ trị mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Phương pháp này giúp người bệnh giảm đau đáng kể, đồng thời ức chế quá trình hình thành của các tế bào ung thư mới.

4. Một số lưu ý khi xạ trị

Dựa vào các thông tin trên, chắc hẳn mọi người đã phần nào biết được xạ trị sống được bao lâu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý đến một số vấn đề để quá trình xạ trị đạt được kết quả tốt nhất, cụ thể:

  • Buổi xạ trị đầu tiên thường kéo dài từ 2 đến 3 giờ, người bệnh cần tuân thủ việc mặc áo choàng bảo vệ do bệnh viện cung cấp.
  • Người bệnh không cần tháo trang sức, đồng hồ nếu vị trí đeo không nằm trong vùng xạ trị.
  • Trước khi tiến hành xạ trị, bệnh nhân sẽ được xác định chính xác vị trí cần điều trị. Các bác sĩ sẽ sử dụng hình ảnh mô phỏng CT để định hình tia xạ, đảm bảo tia xạ chỉ tác động tập trung vào khu vực cần điều trị.
  • Máy xạ trị có kích thước lớn và phát ra tiếng ồn trong suốt quá trình hoạt động nhưng không gây đau đớn cho người bệnh. Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân cần giữ nguyên tư thế để đảm bảo rằng các tia xạ được tác động chính xác vào khu vực cần điều trị.
  • Trong suốt quá trình xạ trị, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ theo dõi qua hệ thống truyền hình cáp và giao tiếp thông qua hệ thống này. Do đó, bệnh nhân có thể yên tâm vì luôn có sự giám sát của đội ngũ y tế. Nếu gặp phải bất kỳ vấn đề nào, bệnh nhân cần báo ngay cho các bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. 
Các bác sĩ sẽ sử dụng hình ảnh mô phỏng CT để định hình tia xạ nhằm đảm bảo tia xạ tác động vào đúng vị trí.
Các bác sĩ sẽ sử dụng hình ảnh mô phỏng CT để định hình tia xạ nhằm đảm bảo tia xạ tác động vào đúng vị trí.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe