Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về việc tiêm vitamin C liều cao bằng đường tĩnh mạch có khả năng tấn công vào các tế bào ung thư mà không gây hại đến sức khoẻ. Tuy nhiên, những nghiên cứu này phần lớn mới chỉ thực hiện trong ống nghiệm hoặc trên chuột nhưng rất ít nghiên cứu được thực hiện trên cơ thể người.
1. Một vài vấn đề liên quan đến vitamin C và ung thư
Sự quan tâm đến việc sử dụng liều lượng vitamin C cao như một phương pháp điều trị ung thư đã bắt đầu từ rất lâu từ những năm 1970, khi người ta phát hiện ra rằng một số đặc tính của vitamin có thể làm cho nó trở nên độc hại đối với các tế bào ung thư. Các nghiên cứu ban đầu trên người cho kết quả đầy hứa hẹn với việc ung thư truyền vitamin C, nhưng những nghiên cứu này sau đó bị phát hiện có nhiều thiếu sót.
Các thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng sau đó được thiết kế tốt về vitamin C ở dạng viên không tìm thấy lợi ích nào như vậy đối với những người mắc bệnh ung thư. Mặc dù thiếu bằng chứng, một số nhà y học thay thế vẫn tiếp tục khuyên dùng vitamin C liều cao để điều trị ung thư.
Gần đây, vitamin C được cung cấp qua tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch) đã được phát hiện có những tác dụng khác với vitamin C ở dạng thuốc viên. Điều này đã thúc đẩy mối quan tâm mới đến việc sử dụng vitamin C như một phương pháp điều trị ung thư. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng cho thấy một mình vitamin C có thể chữa khỏi ung thư, nhưng các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu xem liệu nó có thể tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị ung thư khác, chẳng hạn như hóa trị và xạ trị hay giảm tác dụng phụ của điều trị hay không.
Vẫn chưa có thử nghiệm lâm sàng lớn, có đối chứng nào cho thấy tác dụng đáng kể của vitamin C đối với bệnh ung thư, nhưng một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy có thể có lợi ích khi kết hợp phương pháp điều trị tiêu chuẩn với vitamin C liều cao cho đến khi các thử nghiệm lâm sàng hoàn thành, còn quá sớm để xác định vai trò của vitamin C trong điều trị ung thư.
2. Những nghiên cứu xác định vai trò của vitamin C trong điều trị ung thư
Dựa vào vai trò đã biết của vitamin C trong quá trình tổng hợp collagen, khoảng sáu thập kỷ trước, William J. McCormick đã đưa ra giải thuyết về sự di căn của ung thư có thể liên quan đến sự thiếu hụt vitamin C, do hình thành collagen kém và sự thoái hoá mô liên kết. Do vậy, việc duy trì tổng hợp collagen ở mức tối ưu bằng cách sử dụng vitamin C được đề xuất để hạn chế quá trình di căn. Từ giả thuyết này, tác giả Ewan Cameron đã đề xuất rằng vitamin C ức chế enzyme hyaluronidase làm giảm sự phá vỡ và tăng sinh tế bào ung thư. Ông đã thực hiện các nghiên cứu lâm sàng đầu tiên phân tích tác dụng chống ung thư của ascorbate. Khi các tác giả thực hiện nghiên cứu hồi cứu thì cũng đã đề xuất hiệu quả điều trị vitamin C liều cao cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Bệnh nhân sẽ được tiêm tĩnh mạch, sau đó uống ascorbate. Kết quả cho thấy thời gian sống sót và giảm triệu chứng tăng lên so với nhóm đối chứng.
Viện Y tế Quốc gia (NIH) đã thiết lập khuyến nghị về chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư. Phân tích sinh lý ở những đối tượng trẻ, khỏe mạnh cho thấy dược động học của acid khác nhau tùy thuộc vào cách sử dụng. Khi đối tượng dùng liều uống, nồng độ ascorbate trong huyết tương thấp (khoảng 100–200 μM), trong khi liều tiêm tĩnh mạch dẫn đến nồng độ cao gấp 100 lần so với đường uống (khoảng 15 mM). Đây là hậu quả của việc hạn chế hấp thu ở ruột, tái hấp thu ở thận và bài tiết qua đường uống. Không giống như đường uống, tiêm tĩnh mạch loại bỏ sự kiểm soát chặt chẽ này và tạo ra nồng độ plasmatic cao an toàn hoặc có thể dung nạp được cho con người. Do đó, nồng độ AA cao (“dược lý”) chỉ đạt được khi tiêm tĩnh mạch, không đạt được bằng đường uống (“sinh lý”). Dựa trên bằng chứng này, người ta đề xuất rằng chỉ có nồng độ ascorbate dược lý mới có thể hoạt động như một loại thuốc, và sự quan tâm đến việc sử dụng vitamin C như một chất chống ung thư lại xuất hiện.
Trắc nghiệm: Thử hiểu biết của bạn về bệnh ung thư
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 2 trên thế giới. Thử sức cùng bài trắc nghiệm sau đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về yếu tố nguy cơ cũng như cách phòng ngừa bệnh ung thư.
Bài dịch từ: webmd.com
3. Tác dụng dược lý của vitamin C trong tế bào ung thư
Kể từ khi kiến thức cơ bản về dược động học của vitamin C được thiết lập, một số nghiên cứu phân tích tác dụng của ascorbate dược lý trong tế bào ung thư đã được báo cáo. Ban đầu, các nghiên cứu trong ống nghiệm trên một số dòng tế bào ung thư ở người và chuột cho thấy rằng axit ascorbic ở nồng độ khoảng 20 mM tiêu diệt tế bào ung thư một cách chọn lọc, không ảnh hưởng đến các dòng tế bào bình thường. Ngoài ra, các tác giả đề xuất rằng cơ chế gây chết tế bào ung thư phụ thuộc vào sự hình thành hydrogen peroxide (H2O2) với chất trung gian là gốc ascorbate. Nhóm nghiên cứu tương tự sau đó đã xác nhận ở chuột rằng axit ascorbic ở mức dược lý, đạt được bằng cách truyền vitamin C cho bệnh nhân ung thư hoặc tiêm tĩnh mạch, gây ra sự hình thành gốc ascorbate và H2O2 trong môi trường ngoại bào.
Nghiên cứu thử nghiệm cho thấy việc sử dụng ascorbate dược lý trong phúc mạc làm giảm tốc độ phát triển của khối u buồng trứng ở người, tuyến tụy chuột và u nguyên bào thần kinh đệm ở chuột gây ra hiệu ứng prooxidant. Việc sử dụng ascorbate trong phúc mạc làm giảm tốc độ phát triển của khối u gan ở chuột dựa vào cơ chế gây độc tế bào có liên quan đến việc sản xuất H2O2 ngoại bào và liên quan đến các kim loại chuyển tiếp nội bào.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, ncbi.nlm.nih.gov