Vai trò của chăm sóc, điều trị tâm lý cho người bệnh ung thư

Bệnh nhân ung thư phải trải qua những biến động tâm lý lớn khiến họ dễ rơi vào trầm cảm hay sống trong trạng thái sợ hãi, lo lắng khiến điều trị gặp khó khăn, không đạt được hiệu quả cao.

1.Vai trò quan trọng của chăm sóc, điều trị tâm lý cho người bệnh ung thư

Khái niệm chăm sóc, điều trị tâm lý không chỉ bao hàm sự quan tâm đến phiền muộn của người bệnh ung thư đang dần chết đi mà còn là sự quan tâm đến diễn biến tâm lý lúc bệnh nhân biết mình mắc bệnh, từng giai đoạn điều trị bệnh và phục hồi sức khỏe.

Điều trị tâm lý tốt cho bệnh nhân ung thư giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn, bệnh nhân có chất lượng cuộc sống tốt hơn, vui vẻ, tin tưởng vào điều trị. Bệnh nhân ung thư có thể sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn nhờ chăm sóc tâm lý tốt.

Tâm lý của bệnh nhân ung thư trải qua nhiều giai đoạn biến chuyển khác nhau, nắm bắt và hỗ trợ tâm lý là rất quan trọng. Ban đầu, khi mới bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, họ khó mà chấp nhận sự thật, luôn tìm cách phủ nhận. Dần dần, khi nhận ra tầm quan trọng của vấn đề, họ dễ rơi vào tình trạng đau khổ, lo sợ, trầm cảm.

Để chăm sóc và điều trị tâm lý cho bệnh nhân ung thư thật tốt, y bác sỹ cùng gia đình cần lưu ý những đặc điểm sau đây.

2. Đối mặt với nỗi lo sợ ở bệnh nhân ung thư

Nỗi sợ ở bệnh nhân ung thư luôn luôn tái diễn với mức độ khác nhau. Chính điều này làm cho chất lượng cuộc sống dần kém hơn, họ trở nên đau khổ hơn, buông xuôi, thiếu kế hoạch cho tương lai. Hơn nữa, nỗi sợ hãi ngập tràn trong tâm trí khiến bệnh nhân luôn có hành vi né tránh kiểm tra, hoặc kiểm tra quá mức tình trạng bệnh lý của mình. Tất cả đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và điều trị.

Để can thiệp vấn đề này, các chuyên viên tâm lý có vai trò rất quan trọng. Liệu pháp chính cần sử dụng là tăng cường kỹ năng giúp các bệnh nhân ung thư tự chinh phục, vượt qua nỗi âu lo của bản thân. Nhiều kết quả nghiên cứu và thực tế cho thấy hiệu quả liệu pháp này là rất khả quan.


Bệnh nhân ung thư phải đối mặt với nỗi lo sợ
Bệnh nhân ung thư phải đối mặt với nỗi lo sợ

3. Vượt qua cảm giác đau khổ và trầm cảm

Với một người vừa nhận được kết quả chẩn đoán mắc bệnh ung thư, cuộc sống với họ dường như thay đổi và xáo trộn hoàn toàn. Tương lai – thứ mà trước đó họ từng có vẻ rất chắc chắn với rất nhiều kế hoạch được vạch ra trước đây thì bây giờ, nó lại trở nên không còn chắc chắn nữa.

Những ước mơ, khát khao với bệnh nhân ung thư dường như bị vùi chôn mãi mãi. Thế nhưng, nếu bệnh nhân tự nhấn chim chính mình trong nỗi buồn khổ này lâu dài thì cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn, vất vả, stress hơn rất nhiều.

4. Cảm giác dằn vặt ở bệnh nhân ung thư

Khi đã chấp nhận tình trạng bệnh của mình, bệnh nhân ung thư có tâm lý thường chuyển sang tự dằn vặt bản thân. Nhiều người thậm chí còn tự nhấn chìm mình vào cảm giác tội lỗi, để nỗi đau khổ của bản thân dâng trào đến tột cùng. Chính điều này đã dẫn đến sự xuất hiện ngày càng lớn của nỗi sợ tái ung thư.

Để can thiệp sự lo âu này, liệu pháp thư giãn được đề xuất để hướng bệnh nhân đến những suy nghĩ và hành vi tích cực hơn. Nhờ vậy, họ sẽ sống với tinh thần lạc quan nhất để chống chọi lại bệnh tật.


Bệnh nhân ung thư dễ bị mắc trầm cảm
Bệnh nhân ung thư dễ bị mắc trầm cảm
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe