Ung thư vú trẻ hoá đang dần trở lên phổ biến hiện nay, nhiều báo cáo cho thấy phụ nữ trong độ tuổi 20 đến 30 mắc ung thư vú chiếm khoảng 5%. Nhưng đây thật sự là điều đáng rất đáng lo ngại? Và ung thư vú có thể xảy ra ở độ tuổi 20 và 30 không?
1. Ung thư vú có thể xảy ra ở độ tuổi 20 và 30 không?
Trước đây, ung thư vú được coi là hiếm gặp ở độ tuổi 20 hoặc 30. Chỉ có 5% trong số tất cả các trường hợp đã ở trong nhóm tuổi này. Ung thư vú nữ được chẩn đoán thường xuyên nhất ở phụ nữ tuổi 65 đến 74. Tuổi trung bình khi được chẩn đoán là 63.
Nhưng nhiều dữ liệu gần đây cũng cho thấy ung thư vú thực sự là loại ung thư phổ biến nhất ở những người trẻ tuổi từ 15 đến 39, chiếm 30% tổng số ca ung thư ở nhóm tuổi này, theo một đánh giá năm 2021. Ngoài ra, dữ liệu từ cơ sở dữ liệu Giám sát, Dịch tễ học và Kết quả Kết thúc (SEER) của Hoa Kỳ năm 2017 cho thấy rằng 5,6 % chẩn đoán ung thư vú xâm lấn là ở phụ nữ dưới 40 tuổi.
Dưới đây là một số thống kê quan trọng bổ sung cần biết về ung thư vú ở độ tuổi trẻ hơn:
Trên thế giới
- Số ca ung thư vú di căn được chẩn đoán ở phụ nữ từ 25 đến 39 tuổi đã tăng 2,1% mỗi năm từ năm 1976 đến năm 2009.
- Tỷ lệ sống sót thấp hơn ở phụ nữ dưới 40. Theo một nghiên cứu năm 2016 , phụ nữ từ 40 tuổi trở xuống có nguy cơ tử vong vì ung thư vú cao hơn 30% so với phụ nữ được chẩn đoán trong độ tuổi từ 51 đến 60.
- Số ca mới mắc ung thư vú liên quan đến thai nghén (PABC), là bệnh ung thư vú được chẩn đoán trong hoặc đến một năm sau khi mang thai hoặc cho con bú, dao động trong khoảng 17,5 đến 39,9 trên 100.000 ca sinh. Tuy nhiên, khả năng mắc PABC trong thai kỳ thấp hơn sau khi sinh.
- Những người đã sinh con có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn những người không mang thai trong thời gian 20 năm .
Tại Việt Nam
- Ung thư vú đối với phụ nữ tại Việt Nam, chiếm đến 25,8%. Theo như ước tính đến đầu năm 2021, Việt Nam hiện nay đã có 21.555 ca mắc ung thư vú mới và có 9.345 ca đã tử vong. Trong số đó, 27,6% phát hiện ung thư vú ở giai đoạn muộn (giai đoạn III và IV), tỷ lệ tái phát ung thư vú lên đến 30%. Đây thực sự là những con số đáng báo động.
- Đáng lưu ý hơn là con số bệnh nhân ung thư vú ở độ tuổi dưới 45 chiếm đến 30 – 40%.
- Trong số hơn 21 nghìn người mắc ung thư vú thì 5 – 10% các trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư vú mỗi năm là do đột biến gen di truyền.
- Phụ nữ dưới 50 tuổi có nhiều khả năng được chẩn đoán ung thư vú âm tính hơn (TNBC).
2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của ung thư vú tuổi 20 và tuổi 30
2.1 Nguyên nhân gây ung thư vú
Ung thư vú xảy ra khi các tế bào trong vú bắt đầu phát triển và nhân lên bất thường. Những thay đổi trong DNA có thể khiến các tế bào bình thường của vú trở nên bất thường. Lý do chính xác tại sao các tế bào bình thường biến thành tế bào ung thư là không rõ ràng, nhưng theo các nhà nghiên cứu thì các hormone, yếu tố môi trường và di truyền đều có vai trò nhất định.
Cứ 5 – 10 % ung thư vú có liên quan đến đột biến gen di truyền. Loại ung thư vú được biết đến nhiều nhất là gen ung thư vú 1 (BRCA1) và gen ung thư vú 2 (BRCA2).
Nếu bạn có tiền sử gia đình bị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để tìm những đột biến cụ thể này. Trong một số trường hợp, ung thư vú ở độ tuổi 20 và 30 được phát hiện là khác biệt về mặt sinh học với ung thư ở phụ nữ lớn tuổi.
Ví dụ, phụ nữ trẻ có nhiều khả năng nhận được chẩn đoán ung thư vú âm tính và HER2 dương tính hơn phụ nữ lớn tuổi.
2.2 Yếu tố nguy cơ
Một số phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn ở độ tuổi 20 hoặc 30. Các yếu tố rủi ro bao gồm:
- Có một thành viên thân thiết trong gia đình (mẹ, chị gái hoặc dì) được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú trước 50 tuổi
- Có người thân cùng huyết thống là nam giới bị ung thư vú
- Có đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2
- Đã được điều trị bức xạ vào ngực hoặc vú trước 30 tuổi
- Các yếu tố nội tiết tố, chẳng hạn như bắt đầu kinh nguyệt sớm, sử dụng thuốc tránh thai hoặc vô sinh.
Các yếu tố nguy cơ khác áp dụng cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi bao gồm:
- Có một tỷ lệ cao mô vú xuất hiện dày đặc trên chụp quang tuyến vú
- Đã có một kết quả sinh thiết vú bất thường trước đó
- Có kỳ kinh nguyệt đầu tiên trước 12 tuổi
- Mang thai đủ tháng đầu tiên sau 30 tuổi
- Không hoạt động thể chất hoặc thừa cân
- Thuộc dòng máu Do Thái Ashkenazi
- Uống nhiều rượu
3. Dấu hiệu ung thư vú ở tuổi dậy thì
Các bác sĩ thường khó chẩn đoán ung thư vú ở phụ nữ độ tuổi 20 - 30 tuổi, vì phụ nữ trẻ có vú dày hơn. Một khối u thường sẽ không xuất hiện trên chụp quang tuyến vú ở phụ nữ trẻ.
Tuy nhiên, một số dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vú có thể gồm:
- Có sự thay đổi hoặc khối u ở vùng vú
- Sưng ở vùng hạch bạch huyết dưới cánh tay
- Những thay đổi đối với núm vú, chẳng hạn như đỏ, có vảy hoặc tiết dịch không phải là sữa mẹ
Đa số phụ nữ trẻ khi được chẩn đoán ung thư vú đều tự phát hiện ra điều bất thường. Bạn là người hiểu rõ nhất về cơ thể mình, vì vậy bất kỳ thay đổi bất thường nào khác đối với vùng vú hoặc vùng dưới cánh tay đều nên cho bác sĩ biết.
4. Cần làm gì để hạn chế mắc ung thư trong độ tuổi 20 – 30 tuổi
4.1 Chăm sóc bộ ngực ở độ tuổi 20 – 30 tuổi
Thường xuyên quan sát bộ ngữ của bản thân, nếu thấy ngực thay đổi, tiết dịch, mô dày lên ở vú đều lên tới bệnh viện để kiểm tra.
4.2 Hiểu về lịch sử gia đình
Hỏi người nhà của bạn về bệnh ung thư vú đối với cả bên nội và bên ngoại.
- Nếu mẹ hoặc chị gái của bạn đã bị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng trước 50 tuổi, bạn nên kiểm tra hàng năm bằng chụp X-quang tuyến vú và siêu âm.
- Những phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư vú nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa vú để được tư vấn cách tầm soát phù hợp
- Tầm soát nguy cơ cao có thể cần chụp MRI vú.
4.3. Thay đổi lối sống
Bạn có thể giảm nguy cơ ung thư vú suốt đời bằng cách áp dụng các lựa chọn lối sống lành mạnh khi bạn vẫn còn trẻ.
- Hãy giữ mình luôn năng động. Tập thể dục thường xuyên có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư vú suốt đời.
- Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Phụ nữ thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn sau khi mãn kinh, vì vậy điều quan trọng là phải áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh ngay từ sớm. Ăn nhiều trái cây và rau quả và tránh xa đồ ăn vặt hoặc chỉ thỉnh thoảng dùng bữa.
- Hạn chế rượu bia. Đồ uống có cồn làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể và góp phần vào nguy cơ ung thư vú.
Cácdữ liệu gần đây cũng cho thấy ung thư vú thực sự là loại ung thư phổ biến nhất ở những người trẻ tuổi từ 15 đến 39, chiếm 30% tổng số ca ung thư ở nhóm tuổi này, theo một đánh giá năm 2021. Do đó, tầm soát ung thư vú định kỳ là phương pháp tối ưu để sàng lọc bệnh sớm và hiệu quả.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.