Tìm hiểu về chế độ ăn ít dư lượng

Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Khi theo một chế độ ăn ít dư lượng, bạn cần tiêu thụ không quá 10 - 15 gam chất xơ mỗi ngày. Mục tiêu của chế độ ăn ít dư lượng là giảm kích thước và tần suất đi tiêu để hạn chế các triệu chứng đau đớn do một số bệnh lý gây ra.

1. Chế độ ăn ít dư lượng là gì?

Một chế độ ăn ít dư lượng là phương pháp ăn ít nhu cầu cho đường tiêu hóa. Nó tương tự như chế độ ăn ít chất xơ, nhưng cũng loại trừ một số thực phẩm có thể kích thích co bóp ruột.

Dư lượng đề cập đến vật chất còn lại trong đường tiêu hóa sau giai đoạn đầu của quá trình tiêu hóa kết thúc. Những nguyên liệu này thường chứa nhiều chất xơ vì cơ thể không thể tiêu hóa hết chất xơ.

Một chế độ ăn ít chất cặn bã sẽ làm tăng thời gian thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa. Quá trình tiêu hóa chậm hơn thì sẽ làm giảm lượng phân mà cơ thể tạo ra. Từ đó, tăng cơ hội hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy.

2. Chế độ ăn ít dư lượng hoạt động thế nào?

Lượng chất xơ được khuyến nghị hàng ngày mà mọi người nên tiêu thụ lý tưởng là khoảng 25 - 38 gram. Tuy nhiên, điều này có thể không đúng đối với những người bị bệnh viêm ruột (IBD).

Khi theo một chế độ ăn ít dư lượng, lời khuyên điển hình là tiêu thụ không quá 10 - 15 gam chất xơ mỗi ngày. Bạn cũng nên tránh các sản phẩm từ sữa và một số loại carbohydrate, vì chúng có thể gây đau bụng và tiêu chảy.

Cần có sự giám sát của chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu bạn quyết định theo một chế độ ăn ít dư lượng. Những người theo chế độ ăn kiêng này quá lâu có thể bị thiếu hụt vitamin Caxit folic.

Nó cũng có thể thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột. Số lượng và loại thực phẩm, cũng như thời gian bạn tuân theo chế độ ăn kiêng nên được quyết định bởi nhu cầu cá nhân của bạn. Chế độ ăn kiêng này thường không được tuân thủ lâu dài.


Chế độ ăn ít dư lượng có thể làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột
Chế độ ăn ít dư lượng có thể làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột

3. Thực phẩm nên ăn theo chế độ ăn ít dư lượng

Đây là những hướng dẫn chung cho một chế độ ăn ít dư lượng. Chúng có thể được thay đổi dựa trên cách cơ thể bạn phản ứng với chế độ ăn kiêng và những gì bác sĩ khuyến nghị.

Các thực phẩm nên ăn theo chế độ ít dư lượng:

  • Carbohydrate tinh chế bao gồm bánh mì trắng, gạo trắng, mì ống và ngũ cốc tinh chế
  • Nước trái cây trong, nước dùng và súp căng
  • Rau diếp sống, dưa chuột, hành tây và bí ngòi
  • Rau nấu chín kỹ hoặc đóng hộp, không có vỏ hoặc hạt, bao gồm bí vàng, rau bina, bí đỏ, cà tím, đậu xanh, măng tây, củ cải đường, cà rốt và khoai tây
  • Một số trái cây tươi, bao gồm mơ chín, chuối, dưa đỏ, dưa mật, dưa hấu, quả xuân đào, đu đủ, đào và mận
  • Bơ, dầu thực vật và bơ thực vật
  • Thịt xay mịn, nấu chín kỹ
  • Cá, trứng và thịt gia cầm
  • Tối đa 2 cốc mỗi ngày các sản phẩm sữa mịn, chẳng hạn như sữa chua, phô mai tươi và phô mai ricotta

4. Thực phẩm cần tránh trong chế độ ăn ít dư lượng

  • Các loại đậu, quả hạch và hạt
  • Hầu hết trái cây và rau sống
  • Bắp rang bơ
  • Dừa chưa chế biến
  • Hầu hết các loại ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm cả bánh mì hoặc mì ống
  • Sung, mận khô và quả mọng
  • Trái cây sấy
  • Thịt nguội
  • Thức ăn cay và nước xốt
  • Cafein
  • Nước ép mận hoặc nước trái cây có bã
  • Sô cô la

Thức ăn dư lượng thấp nên được nấu chín kỹ. Tránh các phương pháp nấu nướng như quay, chiên vì có thể làm thực phẩm dai hoặc khô.


Đậu, quả hạch và hạt được bổ sung trong chế độ ăn ít dư lượng
Đậu, quả hạch và hạt được bổ sung trong chế độ ăn ít dư lượng

5. Khi nào bắt đầu chế độ ăn ít dư lượng?

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên tuân theo một chế độ ăn ít dư lượng tạm thời (LRD) nếu:

Chế độ ăn ít dư lượng là phương pháp hạn chế chất xơ dưới 10-15g mỗi ngày và hạn chế các loại thực phẩm khác có thể kích thích hoạt động của ruột. Mục tiêu của chế độ ăn ít dư lượng tạm thời là giảm kích thước và tần suất đi tiêu để hạn chế các triệu chứng đau đớn.

Thông thường, bạn nên cố gắng thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng, trừ khi bác sĩ yêu cầu, vì chế độ ăn ít dư lượng có thể không cung cấp đủ vitamin C, axit folic, canxi, chất chống oxy hóa hoặc chất dinh dưỡng cho vi khuẩn đường ruột. Tất cả những chất dinh dưỡng này đều cần thiết cho một sức khỏe tốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.


Tài liệu tham khảo:

  • Definition & facts of ulcerative colitis. (2020). niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/ulcerative-colitis/definition-facts
  • Eating, diet, & nutrition for ulcerative colitis. (2020). niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/ulcerative-colitis/eating-diet-nutrition
  • Haskey N, et al. (2017). An examination of diet for the maintenance of remission in inflammatory bowel disease. ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5372922/
  • Larson H. (2019). Easy ways to boost fiber in your daily diet. eatright.org/food/vitamins-and-supplements/types-of-vitamins-and-nutrients/easy-ways-to-boost-fiber-in-your-daily-diet
  • Low residue diet. (2013). badgut.org/information-centre/health-nutrition/low-residue-diet

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe