Viêm loét đại tràng có chữa khỏi được không?

Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Nhiều người bệnh thường thắc mắc “viêm loét đại tràng có chữa khỏi được không”. Tuy nhiên, hiện tại không có phương pháp điều trị dứt điểm đối với bệnh viêm loét đại tràng. Các phương pháp điều trị y tế hiện nay nhằm mục đích tăng khoảng thời gian giữa các đợt bùng phát và làm cho triệu chứng ít nghiêm trọng hơn.

1. Viêm loét đại tràng có chữa khỏi được không?

Bệnh viêm đại tràng có chữa khỏi được không” là thắc mắc chung của nhiều người. Theo nghiên cứu, viêm đại tràng là một bệnh viêm ruột chủ yếu ảnh hưởng đến niêm mạc của ruột kết. Bệnh tự miễn dịch này có một quá trình tái phát và thuyên giảm, có nghĩa là các giai đoạn bùng phát được theo sau bởi các giai đoạn thuyên giảm.

Hiện tại, không có phương pháp điều trị dứt điểm đối với bệnh viêm loét đại tràng. Các phương pháp điều trị y tế hiện nay nhằm mục đích tăng khoảng thời gian giữa các đợt bùng phát và làm cho triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. Điều này có thể bao gồm sử dụng nhiều loại thuốc hoặc phẫu thuật.

2. Phương pháp điều trị mới bệnh viêm loét đại tràng

2.1. Thuốc điều trị viêm loét đại tràng

Hai loại thuốc mới trong điều trị viêm loét đại tràng đã xuất hiện trong những năm gần đây, đó là biosimilars và thuốc ức chế Janus kinase (JAK).

2.1.1.Thuốc Biosimilars

Biosimilars là một loại thuốc viêm loét đại tràng mới. Đây là các bản sao của các kháng thể được sử dụng trong một loại thuốc viêm loét đại tràng phổ biến được gọi là sinh học. Sinh học là liệu pháp dựa trên protein giúp viêm loét đại tràng từ trung bình đến nặng bằng cách sử dụng các kháng thể để cố gắng kiểm soát quá trình viêm.

Biosimilars hoạt động theo cách tương tự như sinh học. Sự khác biệt duy nhất là biosimilars là bản sao của các kháng thể được sử dụng trong sinh học, chứ không phải là thuốc khởi đầu.

Ví dụ về biosimilars bao gồm:

  • Adalimumab-adbm (Cyltezo)
  • Adalimumab-atto (Amjevita)
  • Infliximab-abda (Renflexis)
  • Infliximab-dyyb (Inflectra)
  • Infliximab-qbtx (Ixifi)

2.1.2. Chất ức chế JAK

Vào năm 2018, FDA đã phê duyệt một loại chất ức chế JAK mới cho viêm loét đại tràng nghiêm trọng được gọi là tofacitinib (Xeljanz). Tofacitinib là thuốc uống đầu tiên được sử dụng để điều trị viêm loét đại tràng nặng. Trước đây nó đã được phê duyệt để điều trị bệnh thấp khớp và viêm khớp vảy nến.

Xeljanz hoạt động bằng cách ngăn chặn các enzym JAK để giúp kiểm soát tình trạng viêm. Không giống như các liệu pháp kết hợp khác, thuốc này không được sử dụng với các chất ức chế miễn dịch hoặc sinh học.

"Viêm loét đại tràng có chữa khỏi được không" là thắc mắc chung của nhiều người bệnh

2.2. Các liệu pháp triển vọng

Ngoài thuốc, các nhà nghiên cứu đang xem xét khả năng của các biện pháp điều trị khác để giúp ngăn ngừa và điều trị viêm đường tiêu hóa do viêm loét đại tràng.

Các thử nghiệm lâm sàng cũng đang được tiến hành trong các phương pháp điều trị mới nổi sau:

  • Liệu pháp tế bào gốc, có thể giúp thiết lập lại hệ thống miễn dịch để giảm viêm và dẫn đến sửa chữa mô
  • Cấy phân (còn gọi là cấy ghép phân), bao gồm việc cấy phân khỏe mạnh từ người hiến tặng để giúp khôi phục hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh
  • Nhóm thuốc Morphin có thể giúp giảm viêm toàn bộ cơ thể, bao gồm cả chứng viêm liên quan đến viêm loét đại tràng.

3. Các phương pháp điều trị hiện tại cho bệnh viêm loét đại tràng

Điều trị viêm loét đại tràng hiện tại bao gồm sự kết hợp của thuốc hoặc phẫu thuật điều chỉnh.

Thuốc điều trị viêm loét đại tràng bao gồm:

  • Corticosteroid
  • Aminosalicylat (5-ASA)
  • Điều hòa miễn dịch

Phẫu thuật chữa bệnh viêm loét đại tràng:

  • Người ta ước tính rằng có đến 1/3 số người bị viêm loét đại tràng cuối cùng sẽ cần phẫu thuật. Các triệu chứng thường liên quan đến viêm loét đại tràng chẳng hạn như chuột rút, tiêu chảy ra máu và viêm ruột - có thể ngừng bằng phẫu thuật.
  • Việc cắt bỏ toàn bộ ruột già (cắt bỏ toàn bộ đại tràng) sẽ chấm dứt hoàn toàn các triệu chứng đại tràng viêm loét đại tràng. Tuy nhiên, cắt bỏ toàn bộ có liên quan đến các tác dụng phụ khác. Thay vào đó, phẫu thuật cắt bỏ một phần được thực hiện, nơi chỉ cắt bỏ phần đại tràng bị bệnh.
  • Tất nhiên, phẫu thuật không dành cho tất cả mọi người. Cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thường dành cho những người bị viêm loét đại tràng nặng.

Cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ ruột kết:

  • Trong một cuộc cắt bỏ toàn bộ, toàn bộ ruột già được cắt bỏ. Mặc dù đây là phương pháp chữa trị thực sự duy nhất cho viêm loét đại tràng, nhưng nó có thể làm giảm chất lượng cuộc sống.
  • Trong phương pháp cắt bỏ một phần, các bác sĩ phẫu thuật đại trực tràng sẽ loại bỏ vùng bị bệnh của đại tràng với một phần mô lành ở hai bên. Khi có thể, hai đầu còn lại của ruột già được phẫu thuật nối lại, nối lại hệ thống tiêu hóa.
  • Khi điều này không thể được thực hiện, ruột được chuyển đến thành bụng và chất thải ra khỏi cơ thể trong một túi mở hồi tràng hoặc đại tràng. Với các kỹ thuật phẫu thuật hiện đại, có khả năng nối lại phần ruột còn lại với hậu môn, trong phẫu thuật cắt bỏ ban đầu hoặc sau một thời gian chữa bệnh.

Phẫu thuật khẩn cấp (cấp cứu):

  • Trong khi phẫu thuật thường bị trì hoãn cho đến khi viêm loét đại tràng trở nên nghiêm trọng hoặc các thay đổi loạn sản có xu hướng dẫn đến ung thư, một số người có thể yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ ruột già khẩn cấp vì nguy cơ giữ lại ruột bị bệnh là quá lớn.
  • Những người bị viêm loét đại tràng có thể cần phẫu thuật khẩn cấp nếu họ gặp phải phình đại tràng nhiễm độc, chảy máu không kiểm soát được trong ruột già, thủng ruột kết (thủng đại tràng)
  • Phẫu thuật khẩn cấp gây ra nhiều rủi ro và biến chứng hơn. Cũng có nhiều khả năng những bệnh nhân trải qua phẫu thuật khẩn cấp sẽ tạm thời phẫu thuật cắt hồi tràng hoặc cắt đại tràng.

“Viêm loét đại tràng có chữa khỏi được không” thì câu trả lời là không, nhưng các loại thuốc mới có thể kiểm soát triệu chứng của bệnh.
“Viêm loét đại tràng có chữa khỏi được không” thì câu trả lời là không, nhưng các loại thuốc mới có thể kiểm soát triệu chứng của bệnh.

4. Các biến chứng có thể xảy ra do phẫu thuật

Một phần của phẫu thuật ruột liên quan đến việc tạo một túi gần hậu môn, túi này thu gom chất thải trước khi đi đại tiện, còn gọi là thủ thuật mở hậu môn nhân tạo.

Một trong những biến chứng của phẫu thuật là túi có thể bị viêm, gây tiêu chảy, mất nước và sốt. Đây được gọi là viêm túi và có thể được điều trị bằng một đợt kháng sinh kéo dài.

Các biến chứng chính khác của việc cắt bỏ ruột là tắc ruột non. Đầu tiên, tắc ruột non được điều trị bằng truyền dịch tĩnh mạch và cho ruột nghỉ ngơi (có thể hút ống thông mũi dạ dày để giải áp). Tuy nhiên, tắc ruột non nặng có thể cần được điều trị bằng phẫu thuật.

Mặc dù phẫu thuật có thể chữa khỏi các triệu chứng tiêu hóa của viêm loét đại tràng, nhưng không phải lúc nào phẫu thuật cũng có thể chữa khỏi các vị trí bị ảnh hưởng khác, bệnh nhân sẽ chịu một số biến chứng sau mổ, hậu quả của cắt 1 đoạn ruột dài. Đôi khi, những người bị viêm loét đại tràng bị viêm mắt, da hoặc khớp. Những loại viêm này có thể vẫn tồn tại ngay cả khi ruột đã được loại bỏ hoàn toàn. Mặc dù điều này là không phổ biến, nhưng nó là điều cần cân nhắc trước khi phẫu thuật.

Tóm lại, “viêm loét đại tràng có chữa khỏi được không” thì câu trả lời là không, nhưng các loại thuốc mới có thể giúp giảm số lần bùng phát, từ đó tăng chất lượng cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, khi viêm loét đại tràng hoạt động quá mức, phẫu thuật có thể được yêu cầu để giúp điều chỉnh tình trạng viêm tiềm ẩn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo:

  • Food and Drug Administration. (2018). FDA approves new treatment for moderately to severely active ulcerative colitis [Press release]. fda.gov/news-events/press-announcements/fda-approves-new-treatment-moderately-severely-active-ulcerative-colitis
  • Ilias A, et al. (2018). Biosimilars in ulcerative colitis: When and for who? DOI: 10.1016/j.bpg.2018.05.003
  • Medication options for ulcerative colitis. (n.d.). crohnscolitisfoundation.org/what-is-ulcerative-colitis/medication
  • Park JR, et al. (2015). Primary care of the patients with inflammatory bowel disease. DOI: 10.1016/j.mcna.2015.05.009
  • Ulcerative colitis treatment options. (n.d.). crohnscolitisfoundation.org/what-is-ulcerative-colitis/treatment-options
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe