Tìm hiểu thông tin gây tê vùng phong bế thần kinh ngoại vi

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thiều Trung - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Gây tê vùng phong bế thần kinh ngoại vi là một thủ thuật đơn giản nhằm giải quyết triệu chứng đau ở nhiều nơi mà có nguồn gốc liên quan đến các rễ thần kinh. Bế phong thần kinh ngoại biên giúp giảm đau tạm thời, và có thể giúp bác sĩ nhận diện nguyên nhân gây đau.

1. Phong bế thần kinh ngoại vi

Gây tê vùng phong bế thần kinh ngoại vi được sử dụng để vô cảm cho phẫu thuật, bổ sung cho gây mê toàn thân, và giảm đau sau mổ. Gây tê chọn lọc thần kinh được sử dụng để chẩn đoán và điều trị hội chứng đau mãn tính.

Hệ thần kinh ngoại vi là một phần của hệ thần kinh, bao gồm những dây thần kinh và hạch thần kinh bên ngoài tủy sống và não bộ. Hệ thần kinh ngoại vi có chức năng liên kết với hệ thần kinh trung ương với các chi và các cơ quan. Phong bế thần kinh ngoại vi có thể bao gồm phong bế thần kinh ngoại biên chi trên hay phong bế thần kinh ngoại biên chi dưới

Bế phòng thần kinh ngoại vi chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không có tác dụng lâu dài. Thủ thuật được làm từng đợt và được ngừng lại nhằm đánh giá hiệu quả. Mỗi bệnh nhân có đáp ứng khác nhau, có bệnh nhân cảm thấy tốt lên sau đợt tiêm, tuy nhiên cũng có những người lại không có cải thiện. Do đó, bác sĩ sẽ phải đưa ra hướng điều trị khác đối với những bệnh nhân không đáp ứng với bế phong thần kinh. Bế phong thần kinh ngoại biên chỉ giúp bệnh nhân giảm đau chứng không kéo dài cuộc sống và cải thiện tiên lượng bệnh.


Vị trí các dây thần kinh ngoại vi trong cơ thể con người
Vị trí các dây thần kinh ngoại vi trong cơ thể con người

Ngoài ra bế phong thần kinh ngoại biên có thể giúp bác sĩ tìm được nguyên nhân đặc hiệu gây đau, và tăng khả năng hoạt động của bệnh nhân khi bị hạn chế bởi những cơn đau.

2. Chỉ định và chống chỉ định

2.1 Chỉ định

Gây tê vùng phong bế thần kinh ngoại vi được chỉ định trong những trường hợp như:

2.2 Chống chỉ định

Chống chỉ định tuyệt đối với bệnh nhân:

Chống chỉ định tương đối với:


Phong bế thần kinh ngoại vi chống chỉ định với người bệnh dị dạng cột sống
Phong bế thần kinh ngoại vi chống chỉ định với người bệnh dị dạng cột sống

3. Quy trình thực hiện gây tê vùng phong bế thần kinh ngoại vi

Trước tiên bác sĩ cần xác định vùng gây tê, sau đó xem xét tiền sử của bệnh nhân xem có chống chỉ nào không. Khám và nhận định các tổn thương thần kinh trước khi tiến hành gây tê.

Bác sĩ sẽ tiêm thuốc với ống thuốc giống như ống tiêm vaccine thông thường. Loại thuốc được lựa chọn dựa vào tình trạng của mỗi bệnh nhân. Trong đa số những trường hợp, để đảm bảo được tính chính xác của thủ thuật, bác sĩ cần dùng thêm những thiết bị chẩn đoán hình ảnh để hướng dẫn kim, có thể là màn huỳnh quang hay máy chụp cắt lớp.

Khi bác sĩ đưa kim vào, người bệnh có thể có cảm giác bị châm chích. Sau khi tiêm thuốc người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Đôi khi, bác sĩ có thể đưa kim khá sâu vào vùng của dây thần kinh định phong bế. Lúc này, bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu nhưng sẽ vẫn cần phải cố gắng nằm yên để kim không bị chệch khỏi đường đi.

Nếu vị trí tiêm gần với một dây thần kinh to hoặc một bó dây như dây thần kinh tọa, bác sĩ sẽ kiểm tra bằng cách hỏi bệnh nhân có cảm giác đau đột ngột không. Nếu bệnh nhân có đau đột ngột có nghĩa là kim đã đến gần với dây thần kinh này nên cần được rút ra bớt và định hướng lại. Điều này thật ra cũng rất hiếm khi xảy ra. Sau khi tiêm bệnh nhân sẽ cảm thấy giảm đau hẳn ở vùng được tiêm.


Kỹ thuật gây tê vùng phong bế thần kinh ngoại vi (vùng chi trên)
Kỹ thuật gây tê vùng phong bế thần kinh ngoại vi (vùng chi trên)

4. Biến chứng gây tê vùng phong bế thần kinh ngoại vi có thể gặp

Gây tê vùng phong bế thần kinh ngoại vi có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Nhiễm trùng tại chỗ tiêm
  • Chảy máu
  • Tiêm nhầm vào mạch máu
  • Bế phong lan ra các dây thần kinh khác
  • Bế phong nhầm dây thần kinh nếu như những dây thần kinh nằm quá gần nhau
  • Nhiễm bức xạ nhẹ nếu dùng màn huỳnh quang hoặc CT.

Ngoài ra, gây tê vùng phong bế thần kinh ngoại vi cũng có thể gây biến chứng nặng như liệt hoặc tổn thương các động mạch cấp máu cho tủy sống. Các biến chứng nặng khác có thể bao gồm: hạ huyết áp, chọc nhầm vào phổi hoặc thận, tiêm nhầm alcol vào động mạch, gây tiêu chảy, yếu chi.

Tóm lại, gây tê vùng phong bế thần kinh ngoại vi giúp giảm đau khá hiệu quả, nhưng chỉ có tác dụng tạm thời và không đem lại hiệu quả lâu dài. Chống chỉ định với những bệnh nhân có rối loạn đông máu hoặc đang dùng các thuốc chống đông, và nhiễm trùng chưa kiểm soát. Thủ thuật bế phong thần kinh ngoại biên thường được làm từng đợt để đánh giá hiệu quả, nếu bệnh nhân không đáp ứng phải thay đổi kế hoạch điều trị khác phù hợp.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe