Sự thay đổi của bà bầu tuần 28

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Phương - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác sĩ Lê Thị Phương đã có 29 năm kinh nghiệm trong ngành sản phụ khoa.

Phụ nữ mang thai tuần 28 dễ bị đau thần kinh tọa do hoạt động quay đầu xuống của bé gây hiện tượng giãn rộng tử cung. Thai phụ cũng dễ bị mất ngủ, chuột rút chân, phù chân, khó thở, đau lưng và thường xuyên đi tiểu do sự tăng hoạt động và kích thước của bé.

1. Sự thay đổi của bà bầu tuần 28

Phụ nữ mang thai tuần 28 dễ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau nhói ở cột sống, ngứa ran hoặc tê ở mông lan xuống sau chân. Cơn đau xảy ra là do đầu bé bắt đầu lật xuống dưới, làm tử cung phải giãn rộng hơn nữa gây chèn ép dây thần kinh tọa. Cách để làm dịu cơn đau là sử dụng đệm sưởi hoặc ngâm mình trong nước ấm.

Thai nhi tuần 28 đã phát triển toàn diện và trở nên hiếu động. Việc thường xuyên bị bé “làm phiền” có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ (bị làm tỉnh giấc, khó ngủ hoặc mất ngủ). Thêm vào đó, thai phụ cũng dễ bị chuột rút ở chân và sưng nhẹ mắt cá chân và bàn chân, khó ngủ, khó thở, đau bụng dưới, đau lưng, hoặc co thắt Braxton Hicks rải rác (co và giãn tử cung).

Ngoài ra, phụ nữ mang thai tuần 28 cũng có thể đi tiểu thường xuyên hơn vì tử cung tiếp tục đẩy gây chèn ép bàng quang.

2. Triệu chứng mang thai tuần 28

2.1 Đầy hơi

Tử cung với kích thước ngày càng lớn đang làm tăng áp lực và làm mất kiểm soát các cơ ở phía sau trực tràng. Để làm giảm đầy hơi, phụ nữ mang thai nên áp dụng chế độ ăn 6 bữa/ngày thay vì 3 bữa lớn để tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

2.2 Chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu

Đối với một số phụ nữ, tử cung phình ra gây chèn ép và làm tăng áp lực lên các mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến não hậu quả là gây ra chóng mặt. Để giảm thiểu chóng mặt, tức tăng lưu thông máu lên não, thai phụ nên uống đủ lượng nước trong ngày bằng cách chia nhỏ lần uống, tránh uống quá nhiều gây phù nề.

2.3 Rối loạn chức năng giao phối Pubis (SPD)

Triệu chứng mang thai kỳ lạ này xảy ra khi hormone relaxin làm căng giãn các dây chằng ở khớp chậu, khiến khớp xương chậu không vững chắc. Nếu SPD gây đau, thai phụ nên hỏi ý kiến của bác sĩ về việc đeo đai hỗ trợ vùng chậu để giúp ổn định dây chằng và giúp giữ cho khớp xương chậu được giữ đúng vị trí.

2.4 Nghẹt mũi


Nồng độ estrogen và progesterone cao làm tăng lưu lượng máu đến màng nhầy trong mũi, khiến chúng bị sưng lên
Nồng độ estrogen và progesterone cao làm tăng lưu lượng máu đến màng nhầy trong mũi, khiến chúng bị sưng lên

Nồng độ estrogen và progesterone cao làm tăng lưu lượng máu đến màng nhầy trong mũi, khiến chúng bị sưng lên. Nếu nghẹt mũi khiến khó thở vào ban đêm hoặc làm ngáy ngủ, thai phụ nên đeo băng giãn thông mũi vào lúc đi ngủ để thông mũi.

2.5 Nướu chảy máu

Nướu bị viêm là khá phổ biến trong thời kỳ mang thai vì hoóc môn sản xuất quá mức. Từ đó, làm nướu dễ bị sưng và dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Phụ nữ mang thai nên chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng tránh nguy cơ bị viêm nướu.

2.6 Nám da

Nội tiết tố tăng đột biến có thể làm tăng sắc tố của da - đặc biệt là đối với những người có một làn da tối. Biểu hiện là trên mặt xuất hiện tàn nhang hoặc nốt ruồi rõ rệt, các mảng da nâu, hơi xanh hoặc xám. Tuy nhiên, thai phụ cũng không nên quá lo lắng vì hầu hết các vết nám sẽ mờ dần vài tháng sau khi sinh. Để tránh bị nám, thai phụ nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

3. Lời khuyên cho phụ nữ mang thai tuần 28

3.1 Tư vấn về cắt bao quy đầu cho bé

Nếu thai nhi được xác định là con trai, thai phụ nên thảo luận với bác sĩ về việc có nên hay không việc cắt bao quy đầu sau khi sinh cho con.

3.2 Tìm hiểu nhóm máu Rh của mẹ và con

Nếu mẹ mang nhóm máu Rh âm tính và em bé là Rh dương tính, thai phụ sẽ cần tiêm globulin miễn dịch Rh (có vai trò giống như vắc-xin, được gọi là RhoGAM) được tiêm trong tuần này để ngăn chặn sự phát triển của kháng thể chống lại nhóm máu Rh của bé.

3.3 Quan sát các thay đổi bất thường tại vú

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, bị ung thư vú khi mang thai là rất hiếm (đặc biệt là nếu người phụ nữ dưới 35 tuổi). Các dấu hiệu của ung thư có thể bị nhầm lẫn với sự phát triển bình thường của tuyến vú trước thời gian sinh nở. Nhìn chung, vú sẽ trở nên sần sùi và nặng nề hơn. Nếu phát hiện có các khối u mềm trên vú, thai phụ nên đi khám để kiểm tra ngay.

3.4 Bổ sung sắt bằng thuốc hoặc trong chế độ ăn hàng ngày


Bổ sung sắt bằng thuốc hoặc trong chế độ ăn hàng ngày
Bổ sung sắt bằng thuốc hoặc trong chế độ ăn hàng ngày

Bé có khả năng hấp thu sắt nhiều nhất trong tam cá nguyệt thứ ba, vì vậy hãy bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như thịt gà, đậu, rau bina, đậu phụ, thịt bò và ngũ cốc vào chế độ ăn hàng ngày. Đồng thời, Vitamin C cũng nên được bổ sung vì có khả năng cải thiện hấp thụ sắt. Thai phụ nên uống kết hợp một ly OJ và sử dụng các thực phẩm bổ sung sắt trong chế đô ăn hàng ngày.

3.5 Hạn chế bổ sung dầu cá

Bổ sung dầu cá là cách dễ nhất để cung cấp đầy đủ lượng DHA cho bé nhưng nó không phải là cách khôn ngoan, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai. Lý do đầu tiên là vì không có nghiên cứu xác định tính an toàn của các sản phẩm chức năng này. Thứ hai là bởi vì dầu cá là sản phẩm khó tiêu (có thể làm thai phụ ợ dầu cá cả ngày). Cách bổ sung an toàn và nhẹ nhàng hơn là các sản phẩm bổ sung DHA có nguồn gốc từ tảo biển.

3.6 Làm dịu da nhạy cảm

Làn da dễ nhạy cảm hơn khi mang thai, ngay cả với người chưa bao giờ có làn da nhạy cảm trước đó. Biểu hiện là làn da dễ bị khô và bong tróc, phát ban nhiệt hoặc nổi mẩn ngứa... Vị trí nhạy cảm nhất trên da là vùng bụng, hông, đùi và mông. Làn da nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhiệt, chất tẩy rửa clo, thậm chí một số loại thực phẩm. Đối với thai phụ có tiền sử bị bệnh chàm thì trong thời kỳ mang thai một số đợt bùng phát lớn có thể xảy ra. Nếu có các triệu chứng của làn da bị kích ứng, thai phụ nên báo cáo lại với bác sĩ để được tư vấn điều trị.

Để yên tâm nhất với sức khỏe thai kỳ, bà bầu tuần 27 có thể đăng ký tham gia Chương trình Chăm sóc Thai sản do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec triển khai với mục đích hỗ trợ, sát cánh cùng mẹ bầu cho đến ngày “Mẹ tròn con vuông”. Chương trình gồm các gói dịch vụ sau:

  • Chương trình chăm sóc Thai sản 2019 – 12 tuần
  • Chương trình chăm sóc Thai sản 2019 – 27 tuần
  • Chương trình chăm sóc Thai sản 2019 – 36 tuần
  • Chương trình chăm sóc Thai Sản 2019 – Chuyển Dạ

Đội ngũ y bác sĩ tại Vinmec đều là những người có chuyên môn, uy tín trong lĩnh vực sản khoa; hệ thống cơ sở vật chất hiện đại hỗ trợ tối ưu cho các kỹ thuật thăm khám, sàng lọc; không gian khám bệnh văn minh, sang trọng và dịch vụ chuyên nghiệp - tất cả những ưu thế này đã giúp Vinmec trở thành bệnh viện được giới chuyên môn đánh giá rất cao về chăm sóc thai sản, là lựa chọn của phụ nữ mang thai.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com; Whattoexpect.com; Parent.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe