Sự thay đổi của bà bầu tuần 27

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Phương - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác sĩ Lê Thị Phương đã có 29 năm kinh nghiệm trong ngành sản phụ khoa.

Phụ nữ mang thai tuần 27 dễ bị phù các chi, có thể nhìn thấy rõ ở bàn chân, mắt cá chân và bàn tay, rốn có dấu hiệu giãn ra và xuất hiện rạn da (đặc biệt là ở vùng bụng). Tất cả những thay đổi này là do ảnh hưởng của việc tử cung giãn rộng quá sức chứa của da và gây chèn ép các cơ quan xung quanh.

1. Phụ nữ mang thai tuần 27 có đặc điểm gì nổi bật?

1.1 Sưng và phù

Phụ nữ mang thai tuần 27, tử cung đã có kích thước như một quả bóng rổ. Trong giai đoạn này, gần 3/4 phụ nữ mang thai bắt đầu bị phù nhẹ ở tứ chi, đặc biệt là bàn chân, mắt cá chân và bàn tay.

Phù là hiện tượng xảy ra khi chất lỏng tích tụ trong các mô cơ thể do tăng lưu lượng máu và áp lực tử cung lên tĩnh mạch chủ (tĩnh mạch lớn ở bên phải cơ thể đưa máu từ chi dưới đến tim). Tình trạng phù chỉ mang tính chất tạm thời, cơ thể sẽ sớm trở lại bình thường ngay sau khi sinh con. Nhưng nếu phù quá mức, thai phụ nên thông báo với bác sĩ điều trị vì đó có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật (kèm với một loạt các triệu chứng khác như tăng huyết áp và protein trong nước tiểu).

Để giảm phù, thai phụ nên tránh ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài, hãy thử một số bài tập phù hợp với thai kỳ như đi bộ, bơi lội, nâng cao chân khi ngồi hoặc ngủ, uống đủ nước mỗi ngày.

1.2 Thay đổi về rốn

2 câu hỏi có thể xuất hiện trong đầu khi thai phụ nhìn xuống cái bụng đang ngày càng căng ra: Một - Có thể làm gì khi rốn đang bị giãn ra quá mức? Và hai - Rốn có thay đổi được kích thước như ban đầu không? Câu trả lời đầu tiên: Thai phụ không thể làm được gì nhiều ngoài việc dễ dàng dọn sạch tất cả các chất bẩn dính đang tồn tại trên rốn. Câu trả lời thứ hai: Rốn sẽ trở lại vị trí ban đầu sau khi sinh con, mặc dù nó có thể giãn ra hơn một chút so với trước đây.

1.3 Rạn da

Thai phụ có thể thấy các vết rạn da khi tử cung tiếp tục giãn ra. Hầu hết phụ nữ đã tăng khoảng 16 - 22 pounds cho đến tuần mang thai thứ 27 và rạn da là điều không thể tránh khỏi.


Thai phụ có thể thấy các vết rạn da khi tử cung tiếp tục giãn ra
Thai phụ có thể thấy các vết rạn da khi tử cung tiếp tục giãn ra

2. Triệu chứng mang thai tuần 27

2.1 Chóng mặt, ngất

Chóng mặt hoặc nặng hơn là ngất là một triệu chứng thường gặp trong thời kỳ mang thai. Để giảm chóng mặt, người phụ nữ nên thực hiện thao tác nằm xuống và nâng chân lên ngay khi cảm thấy đầu óc nhẹ nhàng. Nếu nặng hơn là ngất thì phải đi khám ngay đề phòng các biến chứng không mong muốn.

2.2 Nướu chảy máu

Thay đổi nội tiết tố làm nướu có thể bị sưng, viêm và thậm chí chảy máu. Mặc dù chảy máu nướu răng là phổ biến (và có thể sẽ biến mất sau khi sinh) nhưng vẫn nên chăm sóc răng miệng và nướu bằng các thao tác đơn giản như đánh răng và dùng chỉ nha khoa 2 lần/ ngày.

2.3 Bụng bị ngứa

Việc bụng căng ra có thể khiến da vùng bụng bị khô và ngứa. Thai phụ có thể sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày và ngâm mình trong bồn tắm bột yến mạch ấm để giảm ngứa.

2.4 Hội chứng chân bồn chồn (RLS)

Hội chứng chân bồn chồn chỉ xảy ra với một số phụ nữ, đó là cảm giác đôi chân trở nên ngứa ran và bồn chồn, đặc biệt là khi nằm xuống vào ban đêm. RLS có liên quan đến thiếu sắt, thiếu máu hoặc nhạy cảm với một số loại thực phẩm. Tập yoga hoặc các kỹ thuật thư giãn khác có thể giúp cải thiện tình trạng RLS.

2.5 Đau dây chằng tròn

Kích thước của tử cung tăng lên làm các dây chằng phải căng ra và dày lên để thích ứng và nâng đỡ tử cung, từ đó gây đau. Để giảm đau, thai phụ nên thử một số tư thế giảm đau như gập đầu gối về phía bụng, hoặc nghiêng người rồi co một đầu gối.

2.6 Nghẹt mũi

Thai phụ có thể phải đối mặt với đường mũi bị sưng, tạo cảm giác ngột ngạt. Thai phụ sẽ nhanh chóng khỏe lại sau khi sinh. Để giảm triệu chứng bệnh, thai phụ nên dùng nước muối xịt hoặc băng giãn thông mũi. Thuốc kháng histamine và thuốc xịt mũi vẫn được sử dụng cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên để đảm bảo chắc chắn thai phụ vẫn nên nhờ tư vấn của bác sĩ.


Thai phụ có thể phải đối mặt với đường mũi bị sưng, tạo cảm giác ngột ngạt
Thai phụ có thể phải đối mặt với đường mũi bị sưng, tạo cảm giác ngột ngạt

3. Lời khuyên dành cho phụ nữ mang thai tuần 27

3.1 Giảm cảm giác đầy hơi

Một số thực phẩm ăn nhiều có thể gây đầy hơi như bông cải xanh, măng tây, rau bina và cà rốt. Hạn chế sử dụng các thực phẩm trên có thể góp phần làm giảm triệu chứng bệnh. Ngoài ra, thai phụ nên đảm bảo uống đủ lượng nước trong ngày và thực hiện chia nhỏ bữa ăn làm 5 - 6 bữa thay vì 3 bữa ăn như bình thường.

3.2 Chọn loại cá hồi tốt

Cá hồi (Salmon) là nguồn cung cấp DHA tốt - chất béo giúp tăng cường trí não. Phụ nữ mang thai nên chọn các loại cá hồi có nguồn gốc tự nhiên (chứa nhiều chất béo lành mạnh) và hạn chế mua cá hồi nuôi để tránh không ăn nhiều PCB (hóa chất nhân tạo). Một số mẹo chế biến cá hồi có thể giúp loại bỏ được các tạp chất như không lấy da và thịt sẫm màu (hầu hết các hóa chất có trong cá tích tụ trong da và thịt sẫm màu) và luộc sơ qua trước khi nấu kỹ.

3.3 Làm dịu phát ban nhiệt

Nguyên nhân gây ra phát ban nhiệt là do cơ thể bà bầu vốn dĩ đã có thân nhiệt cao hơn bình thường lại còn kết hợp với cơ thể ẩm ướt do ra mồ hôi quá nhiều và ma sát của da với da hoặc với quần áo. Phát ban nhiệt xuất hiện dưới dạng nổi mụn, ngứa, các mảng đỏ trên da. Vị trí phổ biến nhất ở nếp nhăn giữa và bên dưới ngực, nơi phần bụng dưới cọ sát vào đỉnh của vùng xương mu và trên đùi trong. Kem dưỡng da calamine có thể làm dịu (tạm thời) và an toàn để sử dụng. Nếu có bất kỳ phát ban hoặc kích thích kéo dài hơn một vài ngày thai phụ nên đến bệnh viện để được khám và điều trị an toàn nhất có thể.


Phát ban nhiệt ở bà bầu
Phát ban nhiệt ở bà bầu

3.4 Chống phù nề

Hai thủ phạm chính gây ra phù mắt là giữ nước và mệt mỏi. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên cố gắng nghỉ ngơi và uống nhiều nước để tăng thải nước cho cơ thể. Để giảm phù mắt (đặc biệt vào buổi sáng), thai phụ nên đặt lát dưa chuột, túi trà, thìa, túi quả việt quất đã được làm lạnh lên mắt.

3.5 Theo dõi nhịp tim

Trong thời gian mang thai, tim người phụ nữ phải đảm nhiệm trọng trách nặng nề hơn là bơm máu cung cấp cho hai cơ thể. Vì vậy, thai phụ nên theo dõi nhịp tim hàng ngày đặc biệt là sau khi lao động nặng. Cách để kiểm tra nhịp tim khi đang gắng sức là sử dụng bài kiểm tra nói chuyện tập thể dục exercise-talk test (không cần phải bắt mạch). Nếu không thể tập thể dục và nói chuyện đồng thời, nhịp tim có thể đang rất cao.

Để yên tâm nhất với sức khỏe thai kỳ, bà bầu tuần 27 có thể đăng ký tham gia Chương trình Chăm sóc Thai sản do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec triển khai với mục đích hỗ trợ, sát cánh cùng mẹ bầu cho đến ngày “Mẹ tròn con vuông”. Chương trình gồm các gói dịch vụ sau:

  • Chương trình chăm sóc Thai sản 2019 – 12 tuần
  • Chương trình chăm sóc Thai sản 2019 – 27 tuần
  • Chương trình chăm sóc Thai sản 2019 – 36 tuần
  • Chương trình chăm sóc Thai Sản 2019 – Chuyển Dạ

Đội ngũ y bác sĩ tại Vinmec đều là những người có chuyên môn, uy tín trong lĩnh vực sản khoa; hệ thống cơ sở vật chất hiện đại hỗ trợ tối ưu cho các kỹ thuật thăm khám, sàng lọc; không gian khám bệnh văn minh, sang trọng và dịch vụ chuyên nghiệp - tất cả những ưu thế này đã giúp Vinmec trở thành bệnh viện được giới chuyên môn đánh giá rất cao về chăm sóc thai sản, là lựa chọn của phụ nữ mang thai.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com; Whattoexpect.com; Parent.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe