Sự thay đổi của bà bầu tuần 29

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Phương - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác sĩ Lê Thị Phương đã có 29 năm kinh nghiệm trong ngành sản phụ khoa.

Phụ nữ mang thai tuần 29 dễ bị giãn tĩnh mạch, tiếp tục tăng cân và chịu đựng “các cơn thịnh nộ” của bé. Ngoài ra, từ tuần này trở đi, thai phụ cần chú ý các dấu hiệu chuyển dạ và chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ nếu chuyển dạ xảy ra thật để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

1. Phụ nữ mang thai tuần 29 có đặc điểm gì nổi bật?

Phụ nữ mang thai tuần 29 dễ bị giãn tĩnh mạch với tỷ lệ lên tới 40%. Giãn tĩnh mạch xảy ra do 3 yếu tố: Tăng lưu lượng máu, tăng kích thước tử cung và thay đổi hormone trong thai kỳ. Ngoài ở chân, giãn tĩnh mạch còn có thể xảy ra ở trực tràng (như bệnh trĩ) hoặc thậm chí là ở âm hộ. Giãn tĩnh mạch có thể gây đau, mức độ đau phụ thuộc vào phản ứng của mỗi người. Để hạn chế tình trạng này, thai phụ cần tránh đứng hoặc ngồi ở một tư thế quá lâu.

Khi đã vượt qua tuần 28 thai phụ nên tập thói quen đếm cử động của bé 2 lần/ngày, một lần vào buổi sáng và một lần vào ban đêm. Tốt nhất là nằm xuống (vì thai nhi thường tỉnh táo hơn khi mẹ nghỉ ngơi) hoặc ngồi nếu thấy không thoải mái ở lưng. Đếm tất cả các chuyển động của bé cho đến khi đạt 10 lần. Nếu chưa đạt được 10 lần/giờ, có thể là vì em bé đang trong thời gian nghỉ ngơi, thai phụ nên ăn nhẹ và thử lại. Nếu chuyển động ít hơn 10 lần trong vòng 2 giờ hãy báo cáo với bác sĩ ngay để chắc chắn thai nhi vẫn an toàn.

Cơ thể phụ nữ mang thai tuần 29 có thể tăng 19-25 pounds so với thời gian trước mang thai. Ở tuần 29 nhiều phụ nữ đã sinh non vì vậy nên chú ý nhiều hơn đến các dấu hiệu chuyển dạ sớm.

Các dấu hiệu chuyển dạ sớm bao gồm:

  • Chuột rút giống như đến kỳ kinh nguyệt hoặc đau thắt lưng
  • Chảy nước ối hoặc chảy nước màu hồng nhạt hoặc hơi nâu

Nếu xảy ra các vấn đề trên hãy nhập viện kịp thời để làm chậm quá trình chuyển dạ bằng cách nghỉ ngơi tại giường và dùng thuốc.

2. Triệu chứng mang thai tuần 29

2.1 Táo bón

Thay đổi nội tiết làm giãn các cơ co bóp tại ruột. Để giảm thiểu nguy cơ bị táo bón, thai phụ nên ăn sữa chua với acidophilus chứa probiotic vì những vi khuẩn có lợi này có thể hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

2.2 Chứng đau nửa đầu


Phụ nữ mang thai tuần 29 dễ bị đau nửa đầu
Phụ nữ mang thai tuần 29 dễ bị đau nửa đầu

Phụ nữ mang thai tuần 29 dễ bị đau nửa đầu. Khi bị đau nửa đầu, thai phụ cần giảm đau bằng cách nằm trong một căn phòng tối, yên tĩnh với một miếng gạc lạnh đắp lên cổ hoặc trán. Có thể dùng thuốc acetaminophen (Tylenol) để giảm đau nếu các cách nêu trên không hiệu quả (nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng).

2.3 Bệnh trĩ

Nếu các tĩnh mạch trong trực tràng bị giãn ra (do tăng áp lực và lưu lượng máu đến vùng chậu), thai phụ nên giảm bớt cảm giác khó chịu bằng cách dùng khăn lau nhẹ hoặc nước ấm trên giấy vệ sinh mềm sau khi đi đại tiện và uống nhiều nước để làm mềm phân.

2.4 Chứng hay quên

Hay quên là một triệu chứng thường gặp trong thời kỳ mang thai. Chứng bệnh xảy ra do tác động của thay đổi nồng độ hoóc môn làm khối lượng tế bào não thực sự giảm trong tam cá nguyệt thứ ba. Để đối phó với tình trạng này, thai phụ nên ghi danh sách các công việc quan trọng cần thực hiện mỗi ngày.

2.5 Móng tay mọc nhanh

Móng tay của phụ nữ mang thai tuần 29 mọc nhanh, khô và giòn hơn. Thai phụ nên cắt móng tay thường xuyên hơn trong thời kỳ mang thai.

2.6 Chứng ợ nóng và khó tiêu

Nếu chứng ợ nóng làm giảm chất lượng giấc ngủ, hãy tránh ăn quá nhiều trước giờ đi ngủ. Tránh xa cà phê hoặc sô cô la vào buổi tối vì những chất có trong đó sẽ gây khó ngủ hơn.

3. Lời khuyên cho phụ nữ mang thai tuần 29

3.1 Mua miếng đệm vú

Ngực của thai phụ có thể rò rỉ một chất lỏng màu vàng, mỏng gọi là sữa non - sữa dinh dưỡng là nguồn thức ăn đầu tiên cho bé sau khi được sinh ra. Sữa non chứa nhiều protein nhưng ít chất béo và đường hơn giúp bé dễ tiêu hóa hơn trong vài ngày đầu sau sinh.

3.2 Ngăn chặn hội chứng chân bồn chồn (RLS)

Trong tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ, một triệu chứng mang thai khác có thể khiến thai phụ thức suốt đêm là hội chứng chân không yên (RLS). Để giảm nguy cơ mắc hội chứng này, thai phụ nên cung cấp đủ chất sắt trong chế độ ăn uống và vận động vừa đủ trong ngày.

3.3 Hạn chế nguy cơ bị các bệnh đường tiết niệu UTI

Thai phụ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu trong tam cá nguyệt thứ ba. Nếu xuất hiện các triệu chứng như bị bỏng, rát khi đi tiểu; đau bụng dưới; và nước tiểu đục, sẫm màu, có máu hoặc có mùi hôi thì cần đi khám và điều trị (nếu có bất thường).

3.4 Chăm sóc da mặt


Thời gian mang thai kéo dài có thể làm da mặt trở nên bị khô và nhạy cảm hơn
Thời gian mang thai kéo dài có thể làm da mặt trở nên bị khô và nhạy cảm hơn

Thời gian mang thai kéo dài có thể làm da mặt trở nên bị khô và nhạy cảm hơn. Tránh các phương pháp điều trị làm mòn da (như microdermabrasion) vì chúng có thể gây hại nhiều hơn. Thay vào đó, chọn các phương pháp nhấn mạnh vào việc làm sạch sâu, lột da, kích thích điện tử hoặc chiết xuất sâu. Một số lựa chọn được đưa ra như: Chăm sóc da mặt bằng oxy có thể làm khô thoáng da mặt, thúc đẩy tái tạo tế bào và làm đầy nếp nhăn; chăm sóc da mặt sâu thường bao gồm tẩy da chết, chiết xuất, massage, mặt nạ và dưỡng ẩm; chăm sóc da mặt bằng cách sử dụng các phương pháp điều trị và sản phẩm giàu độ ẩm để làm ướt da bị khô.

3.5 Chọn trang phục phù hợp

Trong thời gian mang thai, cơ thể sẽ nhạy cảm hơn với tình trạng nóng vì vậy nên chọn trạng phục phù hợp. Nên chọn những đôi giày thoải mái với đế bền, áo ngực thể thao có độ co giãn cao, nước để uống (trong, trước và sau khi tập thể dục), một miếng vải ướt, mát trong túi nhựa nhỏ để lau cổ hoặc mặt.

3.6 Xem xét việc lưu trữ máu cuống rốn cho bé

Ngày sinh đang đến gần, vì vậy thai phụ cùng gia đình nên bắt đầu xem xét việc có hay không việc lưu trữ máu cuống rốn cho bé. Máu cuống rốn là những gì còn lại trong dây rốn và nhau thai sau khi sinh. Máu cuống rốn quan trọng bởi vì nó chứa các tế bào gốc có thể được sử dụng để điều trị một số bệnh, chẳng hạn như ung thư. Thủ thuật an toàn và không gây đau này được thực hiện ngay sau khi em bé chào đời (chỉ mất khoảng 5 phút). Ngày càng có nhiều cha mẹ lựa chọn lưu trữ máu cuống rốn của con mình, hoặc để hiến tặng cho một cơ sở cộng đồng hoặc để lưu trữ riêng phục vụ cho nhu cầu trong gia đình.

Để yên tâm nhất với sức khỏe thai kỳ, bà bầu tuần 29 có thể đăng ký tham gia Chương trình Chăm sóc Thai sản do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec triển khai với mục đích hỗ trợ, sát cánh cùng mẹ bầu cho đến ngày “mẹ tròn con vuông”. Chương trình gồm các gói dịch vụ sau:

  • Chương trình chăm sóc Thai sản 2019 – 12 tuần
  • Chương trình chăm sóc Thai sản 2019 – 27 tuần
  • Chương trình chăm sóc Thai sản 2019 – 36 tuần
  • Chương trình chăm sóc Thai Sản 2019 – Chuyển Dạ
  • Dịch vụ sàng lọc di truyền trước chuyển phôi

Đội ngũ y bác sĩ tại Vinmec đều là những người có chuyên môn, uy tín trong lĩnh vực sản khoa; hệ thống cơ sở vật chất hiện đại hỗ trợ tối ưu cho các kỹ thuật thăm khám, sàng lọc; không gian khám bệnh văn minh, sang trọng và dịch vụ chuyên nghiệp - tất cả những ưu thế này đã giúp Vinmec trở thành bệnh viện được giới chuyên môn đánh giá rất cao về chăm sóc thai sản, là lựa chọn của phụ nữ mang thai.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com; Whattoexpect.com; Parent.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe