Khối u ở xương là một trong những bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Hầu hết các trường hợp khối u xương không gây hại nhiều cho người bệnh, nhưng vẫn cần theo dõi thường xuyên để tránh nguy cơ khối u biến đổi thành ác tính dẫn đến những biến chứng khó lường khác.
1. Khối u xương là bệnh lý gì?
Khối u xương xảy ra khi các tế bào xương phát triển một cách không thể kiểm soát được, đến mức tạo thành một khối mô hay một khối u nhô lên.
Các khối u xương thường lành tính nên không hại nhiều cho người bệnh. Đồng thời, khối u xương lành tính không phải do ung thư gây ra nên không thể di căn đến các nơi khác trong cơ thể. Tuy nhiên, các khối u vẫn có thể làm hại đến xương, khiến cho vùng bị ảnh hưởng rất dễ tổn thương khi va chạm.
Ngoài u xương lành tính thì còn có u xương ác tính, loại này được xem như ung thư và có thể di căn ra khắp cơ thể, khiến các mô xương bình thường bị tổn thương. Khi bị khối u ác tính ở xương thì các bệnh nhân sẽ phải thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể yên tâm vì chỉ có khoảng 1% trường hợp bị khối u xương là u ác tính.
2. Nguyên nhân hình thành các khối u xương
Hiện nay, dù y học đã phát triển vượt trội nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây u xương là gì. Bình thường, khi một phần nào đó trên cơ thể phát triển nhanh bất thường thì dễ mắc phải các lỗi, và u xương chính là một trong những hậu quả của việc này. Đồng thời, nhiễm phóng xạ sau khi xạ trị (thường do quá liều), gãy xương (như u xương không điều trị sẽ làm yếu một phần xương và gây gãy xương vì khối u) hoặc do di truyền cũng một trong những nguyên nhân gián tiếp làm hình thành khối u xương.
3. Biểu hiện của khối u xương
Khi bị u xương người bệnh thường có những biểu hiện như: sốt, đổ mồ hôi vào ban đêm, cơn đau trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn theo thời gian, khối mô phát triển bất thường ở một nơi nào đó trong cơ thể,...
Riêng những khối u xương lành tính, bệnh nhân có thể không cảm thấy đau. Đặc biệt, người bệnh sẽ không nghĩ mình mắc bệnh nếu không nhìn thấy những hình ảnh chẩn đoán của mình. Vì khối u này là lành tính nên sẽ không gây tổn hại đến cơ thể. Tuy nhiên bạn vẫn sẽ phải điều trị nếu được bác sĩ chỉ định.
Tuy nhiên, có một số khối u lành tính vẫn mang những biểu hiện của khối u ác tính như: viêm cơ cốt hóa, can xương sau gãy xương, bệnh mô bào Langerhans, bệnh xương đặc đốm.
4. Cách điều trị khối u xương
Các khối u ở xương lành tính có thể tự phát triển và tự động biến mất (thường xuất hiện trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ). Tuy nhiên, bạn vẫn cần chú ý quan tâm đến bệnh lý này. Nếu nhận thấy dấu hiệu cảnh báo các khối u phát triển ngoài tầm kiểm soát và thành khối u ác tính ở xương thì bạn cần phải phẫu thuật ngay. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ và uống một số loại thuốc giúp kiểm soát khối u nếu bác sĩ yêu cầu.
Riêng đối với các khối u ác tính ở xương, nếu người bệnh không kịp thời chữa trị thì dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Để đưa ra liệu trình điều trị phù hợp, các bác sĩ thường phải chẩn đoán xem tình trạng ung thư của người bệnh đã lây lan ra đến đâu. Nếu những tế bào ung thư còn lưu trú ngay tại khối u xương thì được xem là giai đoạn tại chỗ. Còn nếu các tế bào ung thư đã lây lan ra các cơ quan khác trong cơ thể thì bệnh nhân đang trong giai đoạn di căn.
Trong hầu hết các trường hợp, phương pháp điều trị ung thư xương được đưa ra sẽ là tiến hành phẫu thuật để lấy khối u ra ngoài. Tiếp đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ cấy ghép kim loại vào vùng xương bị tổn thương để dần phục hồi lại chức năng. Bên cạnh phẫu thuật thì xạ trị và hóa trị cũng là một trong những cách mà các bệnh nhân có thể áp dụng. Phương pháp này sẽ rất có ích trong việc điều trị khối u xương ác tính nhờ làm co nhỏ những khối u đáng bám trên xương và tiêu diệt tế bào ung thư đang hiện diện. Nếu tình trạng ung thư quá nghiêm trọng và không còn cách nào khác thì bạn sẽ được tư vấn về việc đoạn chi.
Khi nhận thấy sớm những dấu hiệu hình thành khối u ở xương thì người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám tình trạng của mình. Từ kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tối ưu giúp bệnh nhân tránh những ảnh hưởng nguy hiểm từ bệnh lý.
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là chuyên khoa chuyên điều trị các chấn thương và tình trạng bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và dây chằng.
Trung tâm có thế mạnh chuyên môn trong phẫu thuật, điều trị các bệnh lý:
- Thay thế một phần hoặc toàn bộ đoạn xương và khớp nhân tạo;
- Thay khớp háng, gối, khuỷu tay;
- Thay khớp vai đảo ngược, các khớp nhỏ bàn ngón tay ;
- Phẫu thuật nội soi khớp tái tạo và sửa chữa các tổn thương dây chằng, sụn chêm;
- Ung thư xương, u xương và mô mềm cơ quan vận động;
- Phục hồi chức năng chuyên sâu về Y học thể thao;
- Phân tích vận động để chẩn đoán, theo dõi và cải thiện thành tích cho các vận động viên; chẩn đoán và hỗ trợ phục hồi cho người bệnh.
Trung tâm đang áp dụng các công nghệ hiện đại, tối tân vào điều trị như công nghệ tái tạo hình ảnh 3D và in 3D xương, khớp nhân tạo, công nghệ trợ cụ cá thể hóa được chế tạo và in 3D, công nghệ chế tạo và ứng dụng xương khớp nhân tạo bằng các vật liệu mới, kỹ thuật phẫu thuật chính xác bằng Robot.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.