Sau sinh bao lâu trẻ sơ sinh có thể tắm nắng?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Thị Cẩm Vân - Bác sĩ sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác đã có kinh nghiệm 7 năm làm Bác sĩ nội trú và Bác sĩ điều trị Nhi - Sơ sinh tại Bệnh viện Trung Ương Huế và Bệnh viện Đại học Y Dược Huế. Thế mạnh của bác là điều trị các bệnh lý Nhi khoa về Hô hấp, Tiêu hóa, bệnh lý truyền nhiễm, chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh, hồi sức sơ sinh.

Tắm nắng giúp trẻ sơ sinh hấp thu được nguồn ánh nắng mặt trời, sản sinh đủ vitamin D cơ thể cần, hạn chế tình trạng còi xương, chữa chứng bệnh vàng da sơ sinh. Sau sinh 7-10 ngày là thời điểm lý tưởng để mẹ bắt đầu cho con làm quen dần với ánh nắng mặt trời.

1. Tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Vitamin D rất quan trọng đối với sự hấp thu canxi, tăng trưởng và phát triển bình thường giúp duy trì sức khỏe xương của trẻ. Việc thiếu hụt vitamin D ở trẻ sơ sinh gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng như gây kích ứng, khó chịu và có nguy cơ nhiễm trùng. Thậm chí, sự thiếu hụt vitamin D đột ngột còn có thể gây ra chứng còi xương, dẫn đến các dị tật về xương, đặc biệt đối với xương chân.

Thời điểm những năm 40 đến những năm 70, khi tỷ lệ số bệnh nhân ung thư da gia tăng đáng báo động, thì những nhà khoa học bắt đầu vào cuộc. Họ cảnh báo về tác động xấu từ ánh nắng mặt trời đối với làn dan. Chính vì vậy, thay vì tắm nắng bổ sung vitamin D, người dân nên cải thiện qua chế độ ăn, hoặc chiếu đèn hồng ngoại.

Sau này, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cho trẻ sơ sinh tắm nắng 30 phút mỗi tuần giúp trẻ có đủ lượng vitamin D thiết yếu cho cơ thể. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mỗi ngày rất có ích cho sự phát triển toàn diện của con. Tắm nắng giúp trẻ sơ sinh hấp thu được nguồn ánh nắng mặt trời, sản sinh đủ vitamin D cơ thể cần, hạn chế tình trạng còi xương, chữa chứng bệnh vàng da sơ sinh. Hơn nữa, việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh còn giúp con tránh chứng hăm tã, vì ánh nắng mặt trời mang lại tác dụng kháng khuẩn.

Trắc nghiệm: Thế nào là trẻ sơ sinh đủ tháng?

Đặc điểm bên ngoài của trẻ sơ sinh đủ tháng được thể hiện qua các tiêu chuẩn như: Cân nặng, chiều dài và hình thể. Theo dõi bài trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu thế nào là trẻ sơ sinh đủ tháng, qua đó có thể đánh giá tổng trạng sức khỏe và sự phát triển của bé yêu nhà mình.

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

2. Sau sinh bao lâu trẻ sơ sinh có thể tắm nắng?

Trẻ sơ sinh đầy 3 ngày tuổi, nếu như không gặp vấn đề bất thường gì, sinh đủ tháng đủ ngày, thì cha mẹ đã có thể tập cho con quen dần với ánh nắng mặt trời phơi nắng sáng khoảng 15 phút.

Nếu cẩn thận, có thể đợi con ổn định, khoảng tầm 7-10 ngày sau sinh, mẹ có thể bắt đầu cho con tắm nắng, cha mẹ cũng đừng quá lo ngại con cảm lạnh, bởi nhiệt lượng từ mặt trời sẽ đủ để sưởi ấm cho con. Hơn nữa, tránh việc trẻ sơ sinh bị cảm lạnh chủ yếu dựa vào cách mẹ tắm nắng đúng cho con.

Tuy nhiên, với bé chưa đầy 1 tháng tuổi, bạn nên chú ý tránh để bé cảm lạnh lúc phơi nắng. Vì vậy, nên cho nắng tiếp xúc phần bụng và hai chân, hai tay của con là chủ yếu, nên giữ ấm vùng ngực, lưng cho con.

Không nên tắm nắng cho trẻ ngay sau khi sinh

  • Nguy cơ nhiễm trùng

Trẻ sơ sinh tắm nắng ngay sau khi sinh sẽ làm rửa trôi hết lớp chất sáp màu trắng bao phủ khắp người con giúp bảo vệ da con. Lớp sáp này chứa các protein có tác dụng ngăn ngừa một vài nhiễm trùng thông thường. Do đó, nó đóng vai trò như một loại thuốc mỡ kháng khuẩn tự nhiên.


Tắm nắng cho trẻ sơ sinh quá sớm có thể làm lượng đường trong máu giảm
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh quá sớm có thể làm lượng đường trong máu giảm

  • Lượng đường trong máu bất ổn

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh quá sớm có thể làm lượng đường trong máu giảm. Trong vài giờ đầu sau khi chào đời, bé chỉ mới thích ứng với cuộc sống bên ngoài tử cung.

  • Kiểm soát nhiệt độ cơ thể

Nhiệt độ bên trong cơ thể mẹ thường là 37° nhưng đa số các bé đều được sinh ra ở những phòng có nhiệt độ khoảng 25°. Trẻ sơ sinh tắm nắng quá sớm khiến cơ thể bé bị thay đổi nhiệt độ thất thường: không khí gió mát lạnh còn nhiệt lượng ánh nắng ấm nóng, trẻ dễ gặp phải các biến chứng về sức khỏe.

3. Trẻ sơ sinh tắm nắng đúng cách

3.1. Cách tắm nắng cho trẻ vào mùa hè

Vào mùa hè, nắng chói chang và gay gắt sớm, nên tranh thủ cho trẻ tắm nắng ban mai thời điểm sớm để tránh tác hại của tia cực tím lên làn da non nớt của trẻ, hơn nữa nắng nóng khiến bé bị khó chịu.Thời gian lý tưởng cho bé tắm nắng vào mùa hè là khoảng từ 6 – 7 giờ sáng. Nên cho con tắm nắng sớm hơn khi nắng dịu, sau khi tắm nắng có thể lau mồ hôi để bé không bị rôm sảy. Nên chọn nơi tắm nắng yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu thẳng vào mắt con. Vào những ngày nắng nóng quá oi bức, hạn chế cho con tắm nắng nhằm giảm thiểu nguy cơ mất nước khi trẻ bị đổ mồ hôi quá nhiều. Hơn nữa, tuỳ theo vùng miền, độ nắng khác nhau mà lựa chọn thời điểm nắng ban mai phù hợp cho con khác nhau.

Mẹ có thể tăng dần thời gian tắm nắng cho con. Những ngày đầu, trẻ sơ sinh tắm nắng chỉ vài ba phút, sau tăng dần lên 5 – 10 phút. Mục đích là để cho trẻ làm quen với nắng và không quấy khóc. Thời gian tắm nắng mỗi lần không quá 20 phút.

3.2. Cách tắm nắng cho trẻ vào mùa đông

Mùa đông, không khí lạnh sâu từ đêm hơn nữa cũng ít nắng dễ khiến con bị cảm lạnh cùng những bệnh đường hô hấp, nên cho bé ra ngoài lúc sớm. Hơn nữa, việc con mặc quá nhiều quần áo ấm khi đi ra ngoài cũng khiến làn da của con ít có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Hệ quả là trẻ sơ sinh có nguy cơ thiếu vitamin D khi sinh vào mùa đông.Trời mùa đông thường nhiều mây, thời tiết lạnh, mặt trời lên muộn song ánh nắng lại yếu. Do đó, nên đợi đến khi trời ấm hơn mới cho con tắm nắng, thường là khoảng 8 giờ 30 đến 9 giờ. Vào những ngày thời tiết quá lạnh, hay khi trời nhiều gió, không nên cho con tắm nắng để đảm bảo sức khỏe. Khi cho con tắm nắng, bạn nên chọn nơi yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng nhưng không có gió lùa.


Sau khi con sinh khoảng 7 – 10 ngày tuổi đã có thể cho con tắm nắng
Sau khi con sinh khoảng 7 – 10 ngày tuổi đã có thể cho con tắm nắng

3.3. Những lưu ý khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh

  • Sau khi con sinh khoảng 7 – 10 ngày tuổi đã có thể cho con tắm nắng. Không nên tắm nắng cho con quá sớm, lớp da non nớt của trẻ có thể bị ánh nắng mặt trời tác động mạnh gây nên tình trạng bỏng da, viêm da, dị ứng,...đồng thời, hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ cũng sẽ trở nên yếu ớt hơn rất nhiều.
  • Từ sau 10 giờ sáng, tia cực tím bắt đầu hoạt động mạnh gây tác động xấu lên da, chính vì vậy, đây không phải thời gian lý tưởng cho con tắm nắng.
  • Khi cho con tắm nắng, bạn cởi hết quần áo, lấy mũ che gáy, mắt và vùng sinh dục của con nhằm tránh tác động của tia UV đến các bộ phận này.
  • Trong khi con tắm nắng, hãy trò chuyện với con, massage, vuốt ve để con cảm thấy thoải mái.
  • Không tắm nắng cho trẻ qua cửa kính, vì kính đã cản ánh nắng mặt trời nên trẻ không hấp thu được vitamin D.
  • Trẻ có làn da sậm màu cần tắm nắng lâu hơn trẻ có làn da sáng.
  • Sau khi tắm nắng, mẹ nên cho con bú để bù lại lượng nước đã mất vì có thể con bị đổ mồ hôi khi tắm nắng.
  • Nếu sau khi tắm nắng, da con nổi mẩn đỏ hoặc có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào, nên dừng việc tắm nắng lại để theo dõi, đưa con đến bác sĩ để khám nếu sau một vài ngày tình trạng da bé không thuyên giảm.

Ánh nắng mặt trời hỗ trợ hấp thu nguồn vitamin D cần thiết cho cơ thể con. Chính vì vậy, bạn nên cho con tắm nắng mỗi ngày. 7-10 ngày sau sinh là thời gian hoàn hảo để con bắt đầu quen với nắng. Mẹ không nên tắm nắng cho con quá sớm trước đó, cũng không nên để đến lúc cơ thể con đã bị thiếu hụt trầm trọng vitamin D mới bắt đầu tắm nắng.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe