Nhuyễn xương và loãng xương khác gì nhau?

Nhuyễn xương và loãng xương là hai loại bệnh lý đều gây ra các biểu hiện đau xương, yếu cơ tuy nhiên nguyên nhân gây ra tình trạng này là hoàn toàn khác nhau. Do đó, cần phân biệt nhuyễn xương với loãng xương để có phương pháp điều trị phù hợp.

1. Phân biệt nhuyễn xương và loãng xương

Nhuyễn xương xảy ra khi quá trình canxi hóa hay khoáng hóa của khung xương không thực hiện được bình thường (ví dụ như còi xương ở trẻ em). Khác với loãng xương là bệnh phát triển từ sự suy yếu xương trước đó, nhuyễn xương dùng để chỉ sự mềm xương, thường gây ra do thiếu vitamin D hoặc kết quả từ sự khiếm khuyết trong quá trình tạo xương.

Trắc nghiệm: Nguyên nhân gây loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương là một trong số các bệnh xương khớp thường gặp hiện nay, và đang có xu hướng gia tăng. Bệnh gặp nhiều ở người cao tuổi, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ cao nhất. Vậy đâu là nguyên nhân gây loãng xương và ai là người dễ bị loãng xương?

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II, Phạm Trung Hiếu , chuyên khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình , Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Phạm Trung Hiếu
Phạm Trung Hiếu
Bác sĩ chuyên khoa II,
Ngoại chấn thương chỉnh hình
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

2. Triệu chứng của nhuyễn xương khác loãng xương như thế nào?

Các biểu hiện của nhuyễn xương tương đối giống với loãng xương và khó phân biệt trong thực tế. Tuy nhiên ở giai đoạn nhẹ, các triệu chứng của nhuyễn xương thường nghèo nàn và dễ bị bỏ qua, chỉ đến khi bước sang giai đoạn nặng thì người bệnh mới cảm thấy đau xương, yếu cơ, đôi khi là dồn nén cột sống, khiến cột sống cong và làm giảm chiều cao của người bệnh.


Nhuyễn xương nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tổn thương cột sống
Nhuyễn xương nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tổn thương cột sống

Ở giai đoạn càng muộn, mức độ đau của nhuyễn xương càng tăng lên, hạn chế vận động các khớp, yếu cơ nhiều thậm chí liệt cơ do giảm kali huyết. Chụp phim X-quang có thể thấy hình ảnh vẹo cột sống, khung chậu biến dạng, lồng ngực dẹt hoặc hình chuông. Nếu có gãy xương có thể thấy hình ảnh đặc trưng như vết rạn xương ở xương chậu, xương đùi, xương bả vai.

Đối với loãng xương, việc giảm mật độ xương sẽ khiến xương cột sống xẹp hay gãy lún khiến bệnh nhân có cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng. Các vùng xương gánh chịu sức nặng của cơ thể như cột sống, xương chậu, xương hông, xương gối có thể gặp những cơn đau âm ỉ, kéo dài, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Người bệnh loãng xương cũng khó thực hiện các động tác cúi gập người hoặc xoay hẳn người.

3. Các nguyên nhân gây ra nhuyễn xương và điều trị

Mọi nguyên nhân dẫn tới việc cơ thể không đủ khoáng chất như canxi, phosphat cho quá trình tạo xương đều có thể gây ra nhuyễn xương như:

  • Thiếu sự chuyển hóa tiền tố vitamin D thành vitamin D nhờ tiếp xúc ánh sáng mặt trời
  • Thiếu hấp thụ vitamin D do chế độ ăn ít vitamin D
  • Bệnh Celiac khiến niêm mạc ruột non hư hỏng làm giảm hấp thu dinh dưỡng như vitamin D
  • Rối loạn chức năng thận hoặc gan

Rối loạn chức năng của thận cũng có thể là nguyên nhân gây ra nhuyễn xương
Rối loạn chức năng của thận cũng có thể là nguyên nhân gây ra nhuyễn xương

  • Sử dụng thuốc điều trị động kinh có thể gây ra loãng xương dẫn tới nhuyễn xương
  • Phẫu thuật liên quan đến cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày, ruột non

Như đã đề cập thì nhuyễn xương phát sinh từ sự thiếu hụt dinh dưỡng hoặc ánh sáng mặt trời do đó bệnh nhân cần bổ sung thêm mức độ thấp của vitamin D trong cơ thể. Vitamin D có thể được bổ sung thông qua đường uống trong vài tuần hoặc vài tháng, trong một số ít trường hợp có thể tiêm hoặc thông qua tĩnh mạch ở cánh tay để bổ sung vitamin D. Nếu nhuyễn xương gây ra do nồng độ canxi trong máu hoặc phospho thấp thì có thể uống bổ sung những khoáng chất.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe