Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là gì và có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều chị em bởi kinh nguyệt là biểu hiện quan trọng của sức khỏe sinh sản. Do đó, bất kỳ dấu hiệu nào của rối loạn kinh nguyệt đều cần được chú ý và tìm hiểu nguyên nhân một cách cẩn thận để có thể điều trị hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của BSCK II Nguyễn Thu Hoài - Trưởng khoa Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

1. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt thường xảy ra ở phụ nữ đang trong độ tuổi dậy thì và phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh. Tình trạng này thường chỉ là tạm thời và không đáng lo ngại nếu diễn ra ít và biết rõ nguyên nhân như do ăn nhiều thực phẩm cay nóng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp kinh nguyệt không đều và chu kỳ kinh nguyệt kéo dài thì rối loạn kinh nguyệt được xem như một bệnh lý phụ khoa

Chị em phụ nữ cần tìm hiểu rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là gì bởi kinh nguyệt là biểu hiện quan trọng của sức khỏe sinh sản.
Chị em phụ nữ cần tìm hiểu rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là gì bởi kinh nguyệt là biểu hiện quan trọng của sức khỏe sinh sản.

2. Vì sao phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt?

2.1 Mất cân bằng nội tiết tố

Trong suốt thời kỳ sinh sản, phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau bao gồm kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinhmãn kinh.

Những giai đoạn này thường đi kèm với tình trạng mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, biểu hiện dưới các dạng như kinh nguyệt không đều hoặc bị mất hoàn toàn.

2.2 Tăng hoặc giảm cân

Thay đổi cân nặng đột ngột cũng gây rối loạn kinh nguyệt bởi vì các biến động này làm nhiễu loạn mức độ hormone trong cơ thể phụ nữ, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Hầu hết phụ nữ khi giảm cân thường gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều và đôi khi cũng xảy ra với những người tăng cân.

2.3 Rối loạn ăn uống

Một số rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn hoặc ăn uống quá mức cũng có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng không ổn định làm thay đổi mức độ hoóc-môn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các chức năng quan trọng của cơ thể, chẳng hạn như tỷ lệ trao đổi chất cơ bản.

2.4 Tập thể dục quá nhiều

Tập thể dục quá nhiều làm thay đổi các chức năng bình thường của cơ thể và dẫn đến kinh nguyệt không đều. Đó là lý do tại sao hầu hết các vận động viên, những người tập luyện cường độ cao thường xuyên gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt. 

Những người tập luyện với cường độ cao thường xuyên gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt
Những người tập luyện với cường độ cao thường xuyên gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt

2.5 Rối loạn tuyến giáp

Phụ nữ mắc rối loạn tuyến giáp thường gặp phải rối loạn kinh nguyệt. Nguyên nhân là do hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

2.6 Cho con bú

Quá trình cho con bú ảnh hưởng đến hoóc môn, gây rối loạn cân bằng bình thường của phụ nữ và dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường, phụ nữ cho con bú sẽ có chu kỳ kinh nguyệt trễ hơn vì có prolactin trong sữa mẹ làm chậm lại quá trình này.

Nuôi con bằng sữa mẹ cũng làm giảm tần suất rụng trứng khoảng 1/3 so với bình thường. Bên cạnh đó, chu kỳ kinh nguyệt cần một thời gian ổn định trở lại sau khi xuất hiện lại.  

2.7 Dậy thì

Khi mới bắt đầu có kinh nguyệt, hầu hết các bạn gái thường gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân là do mức độ nội tiết tố mới được giải phóng trong cơ thể cần thời gian để ổn định và hình thành quy luật. Thông thường, các bạn gái phải trải qua 2-3 năm đầu tiên với chu kỳ kinh nguyệt không đều.

2.8 Hội chứng buồng trứng đa nang

Khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Ở độ tuổi này, buồng trứng có khả năng sản sinh các nang gây tăng lượng estrogen trong cơ thể, dẫn đến tình trạng dày lên và bong ra của lớp niêm mạc tử cung.

Nếu mắc hội chứng buồng trứng đa nang, phụ nữ sẽ không có chu kỳ kinh thật sự vì quá trình rụng trứng diễn ra không đều. Một số triệu chứng của bệnh bao gồm tăng cân, mụn trứng cá, kinh nguyệt chậm thường xuyên, mất kinhrậm lông.

2.9 Trước khi mãn kinh

Ở giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ thường trải qua kinh nguyệt không đều. Điều này là do tình trạng giảm dần của hooc-môn nữ khiến cho chu kỳ kinh trước đó bị gián đoạn và dẫn đến kinh nguyệt không đều.

2.10 Căng thẳng

Công việc căng thẳng, ốm đau kéo dài và stress,…làm tuyến thượng thận sản xuất hormone cortisol. Hoóc-môn này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất các nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone trong cơ thể, gây rối loạn nội tiết tố và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

3. Các dấu hiệu rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chị em phụ nữ có thể tự nhận ra các dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt bằng những biểu hiện sau:

  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc ngắn hơn so với bình thường, tức là hơn 35 ngày hoặc ít hơn 28 ngày.
  • Nếu không có kinh nguyệt trong vòng ba tháng sau khi đến tuổi dậy thì cũng được xem là rối loạn kinh nguyệt. Nguyên nhân chính của tình trạng này thường liên quan đến sự bất thường về hormone nội tiết, các vấn đề về cơ quan sinh dục, băng huyết sau sinh hoặc phá thai nhiều lần.
  • Kinh nguyệt bất thường được xác định bằng tổng số ngày kinh mỗi chu kỳ, cụ thể là dưới 2 ngày hoặc trên 7 ngày.
  • Nếu lượng máu kinh mỗi chu kỳ vượt quá 80ml thì được gọi là cường kinh. Điều này buộc chị em phải thay băng thường xuyên và sử dụng nhiều băng hơn so với bình thường.
  • Trước hoặc trong những ngày có kinh, nhiều chị em phụ nữ cảm thấy đau bụng âm ỉ. Nếu cơn đau kéo dài và trở nên dữ dội, đồng thời lan ra đùi và lưng, kèm theo cảm giác mệt mỏi, da xanh xao và huyết áp thấp, đây là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt.

4. Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Bên cạnh rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là gì, nhiều chị em phụ nữ còn thắc mắc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không. Dưới đây là một số vấn đề mà chị em có thể gặp phải khi mắc rối loạn kinh nguyệt:  

4.1 Gây thiếu máu

Chảy máu kinh nguyệt nặng là nguyên nhân chính gây thiếu máu ở phụ nữ tiền mãn kinh. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt mất hơn 80mL cũng có thể gây ra tình trạng thiếu máu.

Đa số các trường hợp là thiếu máu nhẹ. Tuy nhiên, ngay cả khi thiếu máu nhẹ đến trung bình cũng có thể giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu, dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, suy nhược và thậm chí ngất xỉu nhiều lần. Nếu không điều trị kịp thời, thiếu máu nặng sẽ dẫn đến các vấn đề về tim.

4.2 Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Các vấn đề về kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, u nang buồng trứng

Khi vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ, tình trạng rối loạn kinh nguyệt khiến cho vùng kín dễ nhiễm khuẩn, dẫn đến mắc một số bệnh phụ khoa. Nếu không được điều trị kịp thời, các bệnh phụ khoa này dễ chuyển biến thành bệnh ác tính, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

4.3 Nguy cơ vô sinh

Phụ nữ mắc phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt có nguy cơ cao bị hiếm muộn, thậm chí là vô sinh.

Rối loạn kinh nguyệt cho thấy sự bất thường về sinh lý ở phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt không đều gây khó khăn trong việc dự đoán ngày rụng trứng, từ đó làm giảm khả năng thụ thai.

Một tỷ lệ lớn phụ nữ ở độ tuổi 30-40 vẫn chưa có con mắc rối loạn kinh nguyệt. Điều này cho thấy rằng, tình trạng rối loạn này làm giảm khả năng thụ thai và có nguy cơ vô sinh cao.

4.4 Ảnh hưởng đến nhan sắc

Phụ nữ thường được gọi là phái đẹp, vì vậy sắc đẹp luôn là mối quan tâm hàng đầu của chị em. Rối loạn kinh nguyệt gây mệt mỏi cơ thể, da trở nên xanh xao, dễ cáu gắt khiến cho chị em phụ nữ trông thiếu sức sống và xuống sắc. 

Rối loạn kinh nguyệt làm cho chị em phụ nữ trông thiếu sức sống, xuống sắc.
Rối loạn kinh nguyệt làm cho chị em phụ nữ trông thiếu sức sống, xuống sắc.

5. Làm thế nào để kinh nguyệt trở về bình thường?

Vậy, cách điều trị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là gì? Để kinh nguyệt trở lại bình thường, chị em cần duy trì một lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Một số điều chị cần thực hiện và chú ý bao gồm:

5.1 Giữ tinh thần thoải mái

Khi cơ thể gặp phải căng thẳng, mệt mỏi, stress hay mất ngủ,…rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra. Do đó, chị em nên duy trì tinh thần thoải mái và trạng thái tâm lý ổn định để điều trị rối loạn kinh nguyệt.

5.2 Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng

Rối loạn kinh nguyệt dẫn đến thiếu máu và mệt mỏi. Do đó, chị em nên duy trì một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng.

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn cân bằng tâm sinh lý và hỗ trợ chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường.

5.3 Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai chứa chủ yếu hai hormone nữ là estrogen và progesterone. Việc sử dụng thuốc làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Các hormone này có vai trò quan trọng đối với chu kỳ kinh nguyệt. Mất cân bằng hormone dẫn đến tình trạng trứng không thể rụng, gây chậm kinh hoặc vô kinh. 

Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng là vô cùng cần thiết cho những chị em bị rối loạn kinh nguyệt.
Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng là vô cùng cần thiết cho những chị em bị rối loạn kinh nguyệt.

5.4 Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Làm việc quá độ gây căng thẳng và mệt mỏi cho cơ thể, từ đó gây rối loạn kinh nguyệt. Khi có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, cơ thể được điều tiết để đạt trạng thái cân bằng, từ đó sinh lý cơ thể sẽ trở lại bình thường, giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả.

Quá trình thực hiện những biện pháp này rất đơn giản, không chỉ giúp điều trị hiệu quả rối loạn kinh nguyệt mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể của cơ thể.  

Trong trường hợp các biện pháp này được áp dụng một thời gian dài mà không mang lại kết quả, chị em nên đến các cơ sở khám phụ khoa uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn.

Khám phụ khoa giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản hiệu quả bằng cách phòng ngừa nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm có xu hướng trẻ hóa như ung thư cổ tử cung. Khoa Sản phụ khoa của Vinmec được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ và bảo vệ sự riêng tư của khách hàng.

  • Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm: Tất cả các bác sĩ tại đây đều có trình độ cao bao gồm Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I, II và Thạc sĩ, được đào tạo chuyên sâu tại các trường đại học hàng đầu cả trong và ngoài nước.
  • Thăm khám phụ khoa toàn diện: Vinmec cung cấp một loạt các gói khám phụ khoa đa dạng, từ trước và sau hôn nhân. Dịch vụ bao gồm: khám chuyên khoa phụ khoa, siêu âm tuyến vú hai bên, siêu âm tử cung và buồng trứng qua đường âm đạo, phân tích nước tiểu tự động và các xét nghiệm như vô sinh, giang mai và tầm soát ung thư cổ tử cung giai đoạn tiền ung thư.
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại: Các thiết bị chẩn đoán và điều trị tiên tiến nhất thế giới được nhập khẩu từ Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản và Singapore, đặt Vinmec sáng ngang tầm với các bệnh viện hàng đầu trong khu vực.
  • Đảm bảo sự riêng tư cho bệnh nhân: Áp dụng mô hình khám chữa bệnh 1:1, mỗi bệnh nhân được phục vụ bởi một bác sĩ duy nhất để đảm bảo tính bảo mật tuyệt đối mọi thông tin về bệnh lý sau khi được phân tích và đánh giá chi tiết trong quá trình khám bệnh. Vinmec có phòng khám riêng biệt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn 5 sao.

Trên đây là tất cả thông tin về vấn đề rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là gì. Nếu nhận thấy bản thân có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn.

Để đăng ký khám và điều trị với các bác sĩ chuyên khoa Phụ khoa hàng đầu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, quý vị có thể liên hệ trực tiếp đến bệnh viện để được hỗ trợ. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe