Tác giả:
Lê Thị Phương Lan, Diêm Thị Yến, Nguyễn Thị Cẩm Vân, Nguyễn Thị Như Trang, Trần Huệ Trân (Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Vinmec Times City), Trương Văn Hạnh, Nguyễn Vũ Hà, Trần Kim Liên, Vũ Thị Liên.
Tổng quan: Hiện nay, tỷ lệ có thai của 1 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm có thể lên tới 60%, nhưng vẫn có 30% thất bại ở giai đoạn tiền làm tổ. Các nguyên nhân, cơ chế không rõ ràng. Phác đồ hỗ trợ hoàng thể lý tưởng chưa rõ và hiện tượng sử dụng quá mức các thuốc nội tiết hay gặp.
Với mục đích tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới thai tiền làm tổ (thai sinh hóa) và hy vọng cải thiện tình trạng sảy sớm sau chu kỳ TTON, chúng tôi đánh giá mối liên quan giữa nồng độ estradiol (E2), progesterone (P4) và bHCG liên quan đến sảy thai sớm ở bệnh nhân chuyển phôi trữ (frozen embryo transfer- FET).
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu tiến hành trên các trường hợp chuyển phôi trữ ở nhóm bệnh nhân < 40 tuổi, không có bất thường ở tử cung, có ít nhất một phôi tốt để chuyển, chuyển phôi dễ. Các xét nghiệm nồng độ bHCG, E2, Progesterone huyết thanh được tiến hành ngày thứ 14 sau chuyển phôi.
Kết quả: Tỷ lệ có thai diễn tiến và thai sinh hóa ở nhóm P4≥10 và nhóm P4.
Kết luận: Kết hợp E2, P4 và bHCG có vai trò quan trọng trong tiên lượng khả năng có thai. Việc kết hợp đánh giá niêm mạc tử cung theo độ tưới máu, kiểu hình và P4 tiên lượng tỷ lệ thai diễn tiến. Việc bổ sung thêm mũi tiêm Progeaterone không mang lại kết quả khác biệt.