Phân loại và những biến chứng sau khi gãy xương

Gãy xương là một chấn thương thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau và có nhiều biến chứng sau khi gãy xương nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Để tránh các biến chứng sau khi gãy xương có thể xảy ra, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để điều trị sớm nhất có thể.

1. Dấu hiệu nhận biết gãy xương bạn cần biết

Gãy xương là một chấn thương thường gặp trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến gãy xương như tai nạn giao thông chiếm hơn 50% tổng số ca gãy xương, tai nạn lao động, tai nạn trong sinh hoạt, tai nạn trong tập luyện hay chơi thể thao, gãy xương do các loại bệnh lý khác nhau như loãng xương, viêm xương, u xương, bệnh lý bẩm sinh như khớp giả...

Việc nhận biết được bản thân có bị gãy xương hay không sẽ giúp người bệnh sớm đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị. Gãy xương khi điều trị càng sớm thì khả năng phục hồi càng nhanh chóng hơn.

Sau đây là những dấu hiệu nhận biết gãy xương bạn nên biết:

  • Vùng xương bị chấn thương có dấu hiệu bị sưng hoặc bầm tím
  • Biến dạng chân hoặc tay nơi bị tổn thương do chấn thương
  • Vùng chấn thương có cảm giác đau, đặc biệt đau càng dữ dội hơn khi người bệnh di chuyển hoặc đè ép lên đó
  • Mất chức năng vận động tại vùng bị chấn thương
  • Đối với các chấn thương hở, bạn có thể nhận thấy đầu xương lộ ra ngoài
  • Không có khả năng chịu lực lên cổ chân hoặc cổ tay

50% tổng số ca gãy xương là do tai nạn giao thông
50% tổng số ca gãy xương là do tai nạn giao thông

2. Phân loại gãy xương

Do gãy xương có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, vì vậy các kiểu gãy xương cũng rất đa dạng và có nhiều hình thái khác nhau. Sau đây là những kiểu gãy xương phổ biến thường gặp nhất trong các ca gãy xương:

Gãy xương kiểu cành tươi: Đây là kiểu gãy xương thường gặp ở trẻ em, xương không gãy hoàn toàn bởi lý do xương trẻ em thường mềm hơn và không rắn chắc như xương người trưởng thành.

Gãy xương thành nhiều mảnh: Xương gãy thành nhiều mảnh khác nhau và cực kỳ lâu lành lại, bệnh nhân thường phải điều trị trong khoảng thời gian dài hơn so với các kiểu gãy xương khác

Gãy xương kín: Tình trạng xương gãy nhưng không phá vỡ tổ chức da bao phía bên ngoài, không bị thủng ra.

Gãy xương hở: Gãy xương đồng thời phá vỡ tổ chức da bên ngoài, phần đầu xương đâm qua da hoặc do chấn thương mạnh làm rách phần da bao bọc ngoài xương. Đối với các ca gãy xương hở, người bệnh cần cực kỳ cẩn thận và nên sớm đến bệnh viện điều trị tránh để nhiễm trùng xảy ra.

Gãy mảnh nhỏ: Thường xảy ra ở vùng khớp vai hoặc khớp gối do hiện tượng co giật cơ.

Xương gãy bị ép ngắn lại do hai xương va chạm với nhau thường gặp ở gãy xương sống.

3. Những biến chứng sau khi gãy xương có thể xảy ra

Gãy xương không chỉ đơn thuần là điều trị phần gãy, nếu tình trạng gãy xương không được xử lý điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:

Sốc do mất máu và do đau: Đây là biến chứng sau gãy xương nguy hiểm nhất, bệnh nhân có thể tử vong do xương được cấp máu nuôi dồi dào, nếu gãy có thể chảy nhiều máu khiến bệnh nhân mất máu quá nhiều mà tử vong. Tùy từng loại xương mà lượng máu khác nhau, trong đó xương chậu gãy có thể gây mất 1,5 lít máu, xương đùi mất 1 lít máu nếu không được cấp cứu kịp thời.


Bệnh nhân gãy xương có thể bị tử vong do mấy quá nhiều máu
Bệnh nhân gãy xương có thể bị tử vong do mấy quá nhiều máu

Tổn thương các cơ quan nội tạng: Xương gãy có thể làm tổn thương các cơ quan khác nhau như gãy xương sọ có thể gây dập não, xương sườn có thể làm tổn thương tim, xương chậu có thể làm tổn thương bàng quang...

Tổn thương mạch máu, thần kinh: Gãy xương có thể làm ảnh hưởng đến các mạch máu cũng như các dây thần kinh lân cận, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến liệt hoặc phải cắt chi...

Rối loạn phát triển xương: Thường xảy ra đối với trẻ em, nếu vị trí gãy ở đầu xương có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều dài xương của trẻ.

4. Điều trị gãy xương như thế nào?

Gãy xương là tình trạng chấn thương cần đến các cơ sở y tế để xử lý điều trị. Người bệnh không nên tự ý ở nhà điều trị vì các biến chứng sau gãy xương rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Đối với điều trị gãy xương, thời điểm sơ cứu ban đầu được đánh giá rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp quá trình điều trị và việc lành xương sau này. Nguyên tắc cơ bản của sơ cứu gãy xương là cố định phần cơ thể bị gãy xương vì nếu trong quá trình di chuyển bệnh nhân mà chưa cố định vùng xương gãy có thể gây đau đớn cho bệnh nhân, có thể gây chảy máu và làm tổn thương các mô mềm, dây thần kinh... gây khó khăn cho quá trình cứu chữa về sau.

Sau đây là một số lưu ý khi sơ cứu cho người bị gãy xương:

  • Nếu phát hiện người bị gãy xương thì nên liên hệ 115 để gọi cấp cứu, sẽ có đội ngũ chuyên nghiệp đến giúp đỡ bạn di chuyển nạn nhân
  • Không tự ý di chuyển bệnh nhân khi chưa cố định phần xương gãy cũng như có phương tiện an toàn
  • Có thể chườm đá giảm đau cho bệnh nhân, tuy nhiên không được chườm đá trực tiếp mà phải bọc vào vải hoặc khăn
  • Nếu bệnh nhân chảy nhiều máu thì cầm máu cho bệnh nhân và băng bó
  • Không tự ý kéo chi gãy và bệnh nhân không được ăn gì cho đến khi bác sĩ đến.

Không nên tự ý di chuyển người bị gãy xương khi chưa có phương tiện an toàn
Không nên tự ý di chuyển người bị gãy xương khi chưa có phương tiện an toàn

Sau khi bệnh nhân đến bệnh viện, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng gãy xương từ đó đưa ra phương pháp điều trị cụ thể. Nguyên tắc điều trị gãy xương là đưa mảnh xương về đúng vị trí và giữ nguyên, ngăn di lệch cho đến khi lành lại. Các biện pháp điều trị gãy xương hiện nay bao gồm:

Gãy xương đòi hỏi quá trình điều trị tích cực, hợp lý, đúng lộ trình. Nếu không hiểu biết hay chủ quan trong vấn đề điều trị, phục hồi có thể dẫn đến các biến chứng, di chứng không mong muốn, làm suy giảm khả năng vận động, lao động cà chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế uy tín để điều trị. Người nhà có thể đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám và điều trị.

Với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, Vinmec đã thực hiện thành công nhiều kỹ thuật cao trong chấn thương chỉnh hình như: Nội soi khớp gối, khớp vai, thay khớp, kết hợp xương dưới hướng dẫn màn hình tăng sáng... đem lại hiệu quả điều trị cao, phục hồi sớm cho người bệnh.

Bệnh viện sẽ sử dụng thường quy các loại đinh, nẹp khóa mang đến những ưu điểm vượt trội như: giúp bệnh nhân được cố định xương vững chắc theo trục giải phẫu, giảm nguy cơ gãy nẹp vít, giảm các nguy cơ khớp giả,...

Giảm đau trong mổ và sau mổ: thực hiện kỹ thuật giảm đau tiên tiến nhất dưới hướng dẫn của siêu âm, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của kỹ thuật giảm đau.

Biểu hiện của bệnh nhân sau mổ có thể đáp ứng tập phục hồi chức năng, vết mổ liền khô tốt, bệnh nhân ổn định thể trạng, không sốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe