Dị ứng lạnh là một dạng dị ứng phát ban xảy ra khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Để bảo vệ cơ thể khỏi những biến chứng nguy hiểm như ngất, sốc, thậm chí tử vong, người bệnh cần chủ động phòng ngừa bằng cách hạn chế tối đa việc tiếp xúc với không khí lạnh và những thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ chuyên ngành Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
1. Nổi mề đay do lạnh là gì?
Nổi mề đay do lạnh hay còn gọi là dị ứng lạnh, xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với nhiệt độ lạnh và xuất hiện các triệu chứng như ngứa, sưng tấy cũng như phát ban trên da.
Người bị nổi mề đay do lạnh nên hạn chế tiếp xúc không khí lạnh như nước lạnh để ngăn ngừa các phản ứng nguy hiểm ảnh hưởng đến toàn cơ thể dẫn đến sốc hoặc tử vong.
Lý do gây nổi mề đay do lạnh thường không được xác định cụ thể. Một số người có tế bào da quá nhạy cảm hoặc do di truyền, virus cùng các bệnh lý khác. Khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, cơ thể sẽ sản xuất histamine và các chất hóa học miễn dịch khác vào da dẫn đến mẩn đỏ, ngứa và các triệu chứng khác.
Dị ứng lạnh gây nổi mề đay có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và giới tính. Tuy nhiên, nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm:
- Trẻ em và người trẻ.
- Người nhiễm virus Mycoplasma viêm phổi và bạch cầu đơn nhân.
- Những người mắc các bệnh mạn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm gan, hoặc ung thư,..
- Người bị hội chứng autoinflammatory có một số đặc điểm di truyền, gây đau đớn với triệu chứng giống cúm khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.
2. Triệu chứng dị ứng lạnh
Khi da bất ngờ tiếp xúc với nước lạnh hoặc không khí lạnh, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng nổi mề đay do lạnh. Đáng chú ý, khi da bắt đầu ấm lên, các biểu hiện của mề đay lạnh thường sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Hầu hết các trường hợp dị ứng lạnh xảy ra khi da tiếp xúc với nhiệt độ dưới 4,4°C. Tuy nhiên, một số người có thể nhạy cảm hơn và nổi mề đay ở mức nhiệt cao hơn. Bên cạnh đó, nguy cơ dị ứng tăng cao trong điều kiện thời tiết mưa gió, ẩm ướt.
Các dấu hiệu và triệu chứng của nổi mề đay do lạnh bao gồm:
- Phát ban gây ngứa, hơi đỏ xuất hiện trên da tiếp xúc với lạnh, thường kéo dài khoảng 30 phút.
- Sưng tay và sưng môi khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.
- Sưng họng và sưng lưỡi, có thể gây tắc nghẽn đường thở do phù nề dù tình trạng này hiếm khi xảy ra.
- Một số người phản ứng ứng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Các dấu hiệu và phản ứng dị ứng lạnh nghiêm trọng bao gồm:
- Bất tỉnh
- Ớn lạnh
- Nhịp tim nhanh
- Sưng tay, chân hoặc toàn thân
Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng dị ứng lạnh có thể khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào cơ địa cơ thể. Một số trường hợp mề đay do lạnh có thể kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm.
3. Chẩn đoán và điều trị
3.1 Chẩn đoán
Để xác định có bị nổi mề đay do lạnh hay không, bác sĩ sẽ đặt một cục đá lên da trong vài phút. Sau đó, khối mề đay sẽ xuất hiện khi lấy khối đá ra. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng khác như xét nghiệm máu khi nghi ngờ nổi mề đay liên quan như viêm khớp dạng thấp, viêm gan hay ung thư…
3.2 Điều trị
Để điều trị dị ứng lạnh, người bệnh cần tránh tiếp xúc nhiệt độ lạnh và không để bị phơi nhiễm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Các loại thuốc được sử dụng để giảm các triệu chứng bao gồm:
- Thuốc kháng histamin như loratadine, cetirizine, fexofenadine, levocetirizine và desloratadine nhằm ngăn chặn sự phát hành histamin, giảm các triệu chứng.
- Cyproheptadine là một loại thuốc kháng histamin, ảnh hưởng đến xung thần kinh gây ra các triệu chứng.
- Doxepin được sử dụng điều trị lo âu và trầm cảm, cũng có tác dụng giảm các triệu chứng dị ứng lạnh.
4. Cách phòng tránh dị ứng lạnh
- Cải thiện thói quen sinh hoạt, hướng đến lối sống khoa học bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập luyện thể dục thể thao phù hợp với thể trạng mỗi cá nhân.
- Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm cay nóng, thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.
- Tránh đi ra ngoài khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột, đặc biệt là vào mùa đông lạnh giá và nhiều mưa gió.
- Khi thời tiết chuyển lạnh, mọi người cần áp dụng nhiều biện pháp giữ ấm khác nhau và thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết để có thể chủ động phòng tránh.
Nhìn chung, dị ứng lạnh là một dạng dị ứng phát ban xảy ra khi mọi người tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Để phòng tránh biến chứng nguy hiểm như ngất, sốc, thậm chí tử vong, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh. Ngoài ra, khi gặp các dấu hiệu dị ứng lạnh bất thường như khó thở, sưng cổ họng, choáng váng…người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những cơ sở y tế được đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn để thăm khám và điều trị.
Với hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, bệnh viện có 6 phòng siêu âm, 4 phòng chụp X-quang DR (bao gồm 1 máy chụp toàn trục, 1 máy tăng sáng, 1 máy tổng hợp và 1 máy chụp nhũ ảnh), 2 máy chụp X-quang di động DR, 2 phòng chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu (gồm 1 máy 128 dãy và 1 máy 16 dãy), 2 phòng chụp Cộng hưởng từ (gồm 1 máy 3 Tesla và 1 máy 1.5 Tesla), 1 phòng chụp mạch máu can thiệp 2 bình diện và 1 phòng đo mật độ khoáng xương.
Vinmec là nơi tập hợp đội ngũ y bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, hỗ trợ hiệu quả trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh. Đặc biệt, với không gian thiết kế hiện đại, Vinmec cam kết mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện và yên tâm tối đa.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.