Những cách giảm triệu chứng dị ứng không dùng thuốc

Hiện nay, các cách giảm triệu chứng mà không dùng thuốc được nhiều người tìm kiếm và áp dụng phổ biến. Hiện nay, có rất nhiều cách hiệu quả để kiểm soát dị ứng một cách an toàn và lành mạnh như thay đổi lối sống đến áp dụng các liệu pháp bổ sung. Hãy cùng tìm hiểu những phương pháp tự nhiên giúp giảm triệu chứng dị ứng hiệu quả trong bài viết này.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ Đỗ Thiên Ân, chuyên khoa Nội cơ xương khớp và Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

1. Các triệu chứng dị ứng

Để có cách giảm triệu chứng khi bị dị ứng phù hợp, chúng ta cần dựa trên các dấu hiệu dị ứng. Dưới đây là các dấu hiệu dị ứng thường gặp, bao gồm:

  • Tình trạng ngứa biểu hiện nghiêm trọng vào ban đêm.
  • Vùng da dị ứng có màu đỏ hoặc màu nâu.
  • Da dày, khô và bong tróc.
  • Vùng da dị ứng trở nên nhạy cảm, xuất hiện nốt sần và sưng.

2. Cách giảm triệu chứng dị ứng không dùng thuốc

Hiện nay, có nhiều phương pháp tự nhiên giúp giảm các triệu chứng như sổ mũi, ngứa mũi hoặc nghẹt mũi. Dù không thể thay thế hoàn toàn các loại thuốc chống dị ứng, những phương pháp này có thể kết hợp cùng thuốc đặc trị để nâng cao hiệu quả điều trị và giảm tình trạng phụ thuộc vào thuốc. Từ châm cứu đến bổ sung thực phẩm, dưới đây là một số cách giảm triệu chứng dị ứng không dùng thuốc hiệu quả cao.

2.1 Châm cứu giúp giảm triệu chứng dị ứng

Trong phương pháp điều trị truyền thống này, một chuyên gia sẽ dùng những chiếc kim nhỏ để châm vào các huyệt vị cụ thể trên da. Quá trình châm cứu thường không gây đau đớn, theo mô tả của nhiều người trải nghiệm. Châm cứu là một cách giảm ngứa khi bị dị ứng nhẹ, phù hợp với bệnh nhân muốn giảm sử dụng thuốc và tìm kiếm một giải pháp có chi phí hợp lý. 

Châm cứu là một trong những cách giảm triệu chứng dị ứng không dùng thuốc hiệu quả.
Châm cứu là một trong những cách giảm triệu chứng dị ứng không dùng thuốc hiệu quả.

2.2 Chống lại các nguyên nhân dị ứng tại nhà

Phấn hoa là một trong những nguyên nhân dị ứng phổ biến. Mặc dù không thể ngăn phấn hoa xuất hiện trong không khí nhưng người bệnh có thể kiểm soát môi trường trong nhà để giảm tiếp xúc. Trong mùa hoa, bệnh nhân nên đóng cửa sổ để hạn chế phấn hoa bay vào nhà.  

Việc sử dụng máy điều hòa hoặc máy lọc không khí là một biện pháp hiệu quả. Ngoài ra, khi về nhà, hãy thay quần áo, cởi giày và tắm ngay để loại bỏ phấn hoa bám trên quần áo và da, giúp giảm nguy cơ tác nhân gây dị ứng tiếp xúc với cơ thể. 

Bệnh nhân cần tránh các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Bệnh nhân cần tránh các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa để bảo vệ sức khỏe bản thân.

2.3 Sử dụng thực phẩm có ích cho sức khỏe

Ăn thực phẩm cay có thể kích thích cơ thể tiết nhiều chất nhầy hơn, dẫn đến nghẹt đường hô hấp. Để làm dịu cổ họng bị kích ứng do ho liên tục, một thìa mật ong là lựa chọn hiệu quả. Tuy nhiên, mật ong không nên dùng cho trẻ dưới một tuổi vì có nguy cơ gây ngộ độc botulinum

Mật ong là một thực phẩm giúp giảm cơn ho vì dị ứng, tuy nhiên không được cho trẻ em dưới 1 tuổi sử dụng.
Mật ong là một thực phẩm giúp giảm cơn ho vì dị ứng, tuy nhiên không được cho trẻ em dưới 1 tuổi sử dụng.

2.4 Giữ gìn vệ sinh cũng là cách giảm triệu chứng dị ứng không dùng thuốc

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng máy lọc không khí không hoàn toàn là giải pháp tối ưu để giảm triệu chứng dị ứng. Chất gây dị ứng không chỉ tồn tại trong không khí mà còn bám trên các bề mặt như thảm, đồ nội thất và mặt bàn. Vì vậy, việc vệ sinh thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát triệu chứng dị ứng và hen suyễn.  

Nếu chọn sử dụng máy lọc không khí, mọi người nên ưu tiên sản phẩm có bộ lọc HEPA, vì loại bộ lọc này có thể giữ lại các hạt bụi siêu mịn (bao gồm cả phấn hoa). Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên cân nhắc sử dụng máy hút bụi có trang bị bộ lọc HEPA, bởi máy hút bụi thông thường có thể làm phát tán chất gây dị ứng trở lại không khí.

2.5 Thường xuyên vệ sinh mũi

Người bệnh có thể sử dụng dung dịch muối trong bình neti để rửa sạch xoang mũi. Sau mỗi lần sử dụng, cần vệ sinh bình neti sạch sẽ và chỉ nên vệ sinh bằng nước cất, nước tiệt trùng, nước đun sôi hoặc nước đã được lọc để đảm bảo an toàn. Đây là một phương pháp đơn giản, hiệu quả và không dùng thuốc để giảm triệu chứng dị ứng.

2.6 Dùng các sản phẩm bảo vệ

Trong mùa dị ứng, hãy hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng để bảo vệ cơ thể. Bệnh nhân nên tránh các hoạt động ngoài trời khi nồng độ phấn hoa cao, thường đạt đỉnh từ 5 giờ sáng đến 10 giờ sáng hoặc vào buổi trưa khi thời tiết ấm áp và có gió. Khi làm vườn hoặc dọn dẹp xung quanh nhà, hãy đeo khẩu trang chống bụi và kính râm để ngăn chặn các chất gây dị ứng tiếp xúc với mũi, miệng và mắt.

2.7 Sử dụng các thực phẩm bổ sung

Một số loại thực phẩm bổ sung có thể hỗ trợ giảm triệu chứng dị ứng không dùng thuốc, trong đó cây bơ gai (butterbur) là một lựa chọn được nghiên cứu khá kỹ lưỡng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng bơ gai (đặc biệt là chiết xuất Ze 339 trong bơ gai), có hiệu quả tương tự một số loại thuốc dị ứng. Tuy nhiên, việc sử dụng bơ gai có thể tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương gan. Vì vậy, những người muốn sử dụng loại thực phẩm bổ sung này cần hiểu rõ nguy cơ và được hướng dẫn nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm. 

Việc sử dụng một số loại thực phẩm bổ sung cũng đã được chứng minh là giúp giảm tình trạng dị ứng.
Việc sử dụng một số loại thực phẩm bổ sung cũng đã được chứng minh là giúp giảm tình trạng dị ứng.

Hồng sâm lên men đã được chứng minh có khả năng cải thiện đáng kể tình trạng nghẹt mũi và viêm mũi, giúp giảm triệu chứng dị ứng mà không cần dùng thuốc. Ngoài ra, các chất bổ sung khác như bromelain cũng cho thấy tiềm năng trong điều trị dị ứng.  

Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào thường xuyên, đặc biệt nếu người dị ứng đang dùng thuốc hàng ngày hoặc có vấn đề về sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.  

Mặc dù các biện pháp tự nhiên có thể hỗ trợ giảm triệu chứng dị ứng nhưng không thể thay thế thuốc hoặc các phương pháp điều trị chuyên sâu. Nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm cách giảm ngứa khi bị dị ứng hiệu quả hơn bao gồm thuốc, tiêm phòng dị ứng hoặc các phương pháp khác. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe