Kiêng cữ sau mổ thoát vị đĩa đệm sẽ hạn chế biến chứng và đau nhức cho bệnh nhân. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn tuyệt đối. Bạn vẫn có nguy cơ gặp biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm bởi nhiều nguyên nhân. Vì thế nếu mổ thoát vị đĩa đệm sau vẫn đau nên tìm hiểu kỹ và tham khảo thêm tư vấn của bác sĩ để có hướng xử lý.
1. Những cơn đau thường gặp sau khi mổ thoát vị đĩa đệm
Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm vẫn đau có thể coi là tình trạng đau dây thần kinh mãn tính. Thông thường trong 3 tháng tính từ thời điểm chỉ định mổ, cơn đau vẫn xuất hiện. Nhưng bạn cần lưu ý đến cường độ cơn đau nếu đau nhức ảnh hưởng khả năng đi lại vận động thậm chí gây mất ngủ hãy nhanh chóng liên hệ cho bác sĩ để kiểm tra và có biện pháp giảm đau.
Một số cơn đau sau khi mổ thoát vị được ghi nhận có thể báo hiệu rằng dây thần kinh đang chịu tổn thương hay mắc ở những điểm khâu chỉ, bấm kim hoặc băng hậu phẫu thuật. Trong trường hợp như vậy, các cơn đau được mô tả có thể nằm trong các dạng sau:
- Cơn đau gây nhói có cảm giác tương tự với biểu hiện của người bị giật điện
- Cơn đau xuất phát từ vị trí mới mổ sau đó lan rộng ra khắp cơ thể
- Tại điểm tiến hành phẫu thuật có biểu hiện nóng rát
- Cảm giác không thoải mái giống như có dị vật đang tồn tại trong cơ thể
- Đau nhức vùng mổ hoặc vùng thắt lưng
- Khi di chuyển cụ thể là đi bộ cơn đau sẽ sinh ra
- Đau ở bề mặt da
- Đau nhức cơ
- Đau xung quanh vị trí được mổ
2. Nguyên nhân mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau
Bản thân bệnh nhân có thể tìm hiểu thêm về thủ thuật mổ thoát vị. Bạn nên nắm bắt và trao đổi cùng bác sĩ để có những lựa chọn giảm tối đa biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm. Trong những trường hợp mổ thoát vị đĩa đệm xuất hiện đau, các bác sĩ đã đưa ra được một số nguyên nhân:
2.1 Người bệnh chịu kích ứng từ dây thần kinh
Sau khi mắc chứng thoát vị đĩa đệm nhưng cơn đau có thể là do dây thần kinh xung quanh chịu tổn thương từ chèn ép. Đôi khi mổ vẫn không khắc phục hoàn toàn khiến sự chèn ép lên các dây thần kinh đó tiếp tục bị chèn. Vì vậy người bệnh nên kiêng cữ sau mổ thoát vị đĩa đệm để cơ thể ổn định và giảm tối đa những tổn thương không mong muốn.
Đôi khi tổn thương sẽ không thể cải thiện khi tình trạng xuất hiện là vĩnh viễn. Bạn cần tránh nhiễm trùng tổn thương ở dây thần kinh để giảm cơn đau nhức sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm.
2.2 Cột sống mất cân bằng
Cột sống bệnh nhân sau khi mổ thoát vị có thể ảnh hưởng cấu trúc gây ra suy yếu cột sống. Điều này sẽ gây ra biểu hiện như co thắt cột sống, chuột rút thắt lưng....Ngoài ra bạn cần kiểm tra để loại trừ chấn thương đốt sống, xẹp đĩa đệm, hình thành mô sẹo hay xẹp đĩa đệm.
2.3 Ca phẫu thuật không đạt hiệu quả như mong muốn
Không phải lúc nào phẫu thuật cũng đạt hiệu quả như mong muốn. Đôi khi các ca phẫu thuật sẽ thất bại hoặc hiệu quả thấp hơn kỳ vọng. Theo thống kê từ các dữ liệu, 4 - 10% số ca phẫu thuật được thực hiện sẽ có nguy cơ thất bại. Một số do ảnh hưởng từ bệnh nhân một số có thể do quá trình phẫu thuật xơ suất. Bạn cần tránh những nguyên nhân chủ yếu thường gây ra phẫu thuật thất bại như:
- Phẫu thuật để sót đĩa đệm
- Mô sẹo xuất hiện sau phẫu thuật
- Cột sống suy yếu gây mất ổn định
- Dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng
2.4 Một số rủi ro trong y tế khó đoán trước
Người cao tuổi thường dễ gặp biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm. Đặc biệt sau khi trải qua phẫu thuật khả năng hồi phục cũng giảm. Vì thế nguy cơ tái phát hay thất bại trong phẫu thuật ở đối tượng này sẽ có nguy cơ cao hơn.
Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm cần chú ý đến sinh hoạt và làm việc. Người bệnh nên tránh sai tư thế để giảm đau nhức cho bản thân. Đặc biệt tránh gây áp lực lên cột sống để không gây ra đau và tái phát bệnh trở lại.
2.5 Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau do bệnh nhân tái phát bệnh
Tình trạng tái phát bệnh thoát vị đĩa đệm vẫn luôn xảy ra và không phải mọi bệnh nhân đều gặp phải. Sau khi đã tiến hành mổ thì những cơn đau hậu phẫu là khó tránh. Tuy nhiên một số bệnh nhân xuất hiện đau nhức kéo dài không giảm nên lưu ý kiểm tra đánh giá tránh tình trạng biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm.
Thông thường sau khi mổ thoát vị đĩa đệm bạn sẽ gặp phải vấn đề đau nhức. Nhưng dựa vào đánh giá lâm sàng thì yếu tố ảnh hưởng đến cơn đau là tuổi tác bệnh nhân và phương pháp phẫu thuật chỉ định. Với người bệnh có sức khỏe tốt khả năng phục hồi cao thì đau nhức sẽ không quá lớn. Thêm vào đó kích thước cùng vị trí của đĩa đệm sau phẫu thuật cũng gián tiếp gây ra cơn đau.
Đau hậu phẫu với người mổ thoát vị đĩa đệm thường có thời gian không cố định. Một số bệnh nhân thì kéo dài cả tháng thậm chí cả năm. Theo số liệu phân tích có đến 6% số bệnh nhân phát hiện và cơn đau này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt. Thời gian phát hiện cơ đau có thể sớm trong năm đầu nhưng cũng có thể kéo dài đến 6 năm sau khi tiến hành phẫu thuật.
Khi có cơn đau bất thường sau thời điểm mổ thoát vị đĩa đệm không nên loại trừ trường hợp tái phát bệnh. Dựa theo số bệnh nhân được ghi nhận điều trị thì 5 - 15% có nguy cơ tái phát và xuất hiện ngay ở vị trí thoát vị điều trị trước.
Để phòng ngừa biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm, bạn nên báo bác sĩ khi có cơn đau. Tránh trường hợp chịu đau sử dụng thuốc không có hướng dẫn gây ra biến chứng nghiêm trọng. Phương pháp điều trị sau mổ nhưng bệnh nhân tái phát bệnh sẽ hạn chế mổ lần 2. Tuy nhiên cách thức điều trị cụ thể sẽ dựa vào bệnh nhân đang diễn biến ra sao. Nếu cơn đau không có cải thiện mới thực hiện mổ để xử lý.
3. Phòng ngừa biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm giúp giảm cơn đau bất
Bệnh nhân từng mắc chứng thoát vị đĩa đệm không nên chủ quan với bản thân. Bạn cần thường xuyên theo dõi mọi biểu hiện cơ thể sau phẫu thuật và kéo dài suốt thời gian phục hồi. Những sinh hoạt sau khi mắc thoát vị đĩa đệm cần được cẩn thận đồng thời tăng cường nghỉ ngơi và giữ cho cột sống luôn đúng tư thế để giảm những cơn đau bất chợt.
Bệnh nhân không nên vận động nặng mang vác vật có khối lượng lớn. Tuy nhiên, bệnh nhân nên duy trì thói quen luyện tập đều đặn để cơ thể làm quen thích nghi. Bạn hãy chọn những bài tập phù hợp nhất với khả năng để tăng khả năng hồi phục sau phẫu thuật.
Ngồi quá lâu thường ảnh hưởng không tốt sau khi bệnh nhân phẫu thuật. Ở người bệnh trạng thái phục hồi ngồi hay nằm quá nhiều có thể gây căng cơ, cứng cơ ảnh hưởng đến khả năng di chuyển sau đó. Vì thế nên kết hợp giữa vận động và nghỉ ngơi đồng thời thường xuyên kiểm tra sức khỏe để bác sĩ tư vấn hướng dẫn chăm sóc hiệu quả.
Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau có thể do rất nhiều nguyên nhân cả bệnh, người bệnh lẫn người thực hiện mổ. Tuy nhiên bản thân mỗi bệnh nhân cần chủ động duy trì lối sống sinh hoạt lành mạnh để cột sống luôn thư giãn. Đồng thời hãy ăn uống khoa học giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.