Khi một bệnh nhân mắc phải chứng mất ngủ vô căn (IH), bệnh nhân sẽ đối mặt với tình trạng rối loạn mãn tính có đặc điểm là cơ thể họ luôn trong trạng thái cần đi ngủ gấp vào ban ngày. Cơn buồn ngủ tột độ thường xuyên diễn ra và không thuyên giảm kể cả bệnh nhân vừa thức dậy sau một đêm nằm trên giường. Chẩn đoán đúng bệnh mất ngủ và cách điều trị chuẩn sẽ giúp bệnh nhân cải thiện đáng kể các triệu chứng.
1. Nhận biết chứng mất ngủ vô căn hay một bệnh lý nào khác?
Một vấn đề khi chẩn đoán chứng mất ngủ vô căn là các triệu chứng, chủ yếu là buồn ngủ vào ban ngày, ngủ không ngon giấc và khó đánh thức, có thể tương tự như các triệu chứng được tìm thấy trong nhiều chứng rối loạn khác, bao gồm:
- Rối loạn nhịp sinh học: Bệnh nhân tự nhiên mất ngủ do đồng hồ sinh học trong cơ thể bị rối loạn, từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ;
- Các rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ (như chứng ngưng thở khi ngủ);
- Chứng ngủ rũ: Cơn buồn ngủ ban ngày thường đi kèm với ảo giác liên quan đến giấc ngủ và hiện tượng bóng đè;
- Một số rối loạn tâm thần;
- Một số vấn đề y tế (như tình trạng chấn thương đầu);
- Rối loạn thần kinh (như bệnh Parkinson)
Theo các chuyên gia, những người mắc chứng mất ngủ vô căn thường ngủ nhiều giờ vào ban đêm, đôi khi hơn 10 hoặc 11 tiếng đồng hồ, nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi rã rời vào ban ngày.
Để xác định xem đó là chứng mất ngủ vô căn hay một vấn đề khác gây buồn ngủ ban ngày, bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng của bệnh nhân, kết hợp khai thác tiền sử bệnh (cá nhân và gia đình) và kết quả khám sức khỏe.
Một số loại thuốc và sự kết hợp nhiều loại thuốc với nhau cũng có thể gây buồn ngủ ban ngày. Vì vậy, bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng một bức tranh hoàn chỉnh về các loại thuốc bệnh nhân đang dùng cũng như những tương tác có thể xảy ra. Đây là một bước quan trọng trong quá trình tìm kiếm nguyên nhân gây buồn ngủ.
Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm để loại trừ các rối loạn khác trước khi chuyển sang chẩn đoán chứng mất ngủ vô căn.
2. Chẩn đoán chứng mất ngủ vô căn như thế nào?
Bác sĩ có thể chẩn đoán xác định chứng mất ngủ vô căn theo nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm:
- Đa ký giấc ngủ: Đây là bài kiểm tra giấc ngủ trong môi trường ban đêm được kiểm soát, qua đó cung cấp cho bác sĩ một bức tranh đầy đủ hơn về giấc ngủ của bệnh nhân với màn hình đo lường các yếu tố như:
- Chuyển động mắt;
- Các sóng não;
- Nhịp tim;
- Nhịp thở;
- Nồng độ oxy máu;
- Quá trình hít thở;
- Kiểm tra độ trễ nhiều giấc ngủ (MLST): Phương pháp này thường thực hiện ngay sau khi bệnh nhân có một giấc ngủ đầy đủ vào ban đêm. Bài kiểm tra sẽ tiến hành đo tốc độ bệnh nhân chìm vào giấc ngủ trong ngày và được thực hiện trong một môi trường được kiểm soát. Bài kiểm tra này này thường bao gồm 5 giấc ngủ ngắn theo lịch trình, cách nhau khoảng thời gian 2 giờ khi thức và bệnh nhân có 20 phút để chìm vào giấc ngủ cho mỗi giấc ngủ ngắn. Nếu không thực hiện được là thử nghiệm này sẽ kết thúc;
- Thang đo buồn ngủ Epworth: Bao gồm một bảng các câu hỏi đơn giản nhằm đo lường mức độ buồn ngủ vào ban ngày của bệnh nhân. Một câu hỏi điển hình như: trong cuộc sống bình thường bệnh nhân có khả năng ngủ gà ngủ gật hoặc ngủ thiếp đi trong những tình huống như xem TV, ngồi và đọc sách, ngồi nói chuyện với người khác, dừng xe trong thời gian chờ đèn giao thông;
- Ghi lại nhật ký giấc ngủ: Đúng như tên gọi của nó, bệnh nhân sẽ tự theo dõi và ghi nhận lại các kiểu ngủ của bản thân, bao gồm thời điểm đi ngủ, thời điểm thức dậy và bệnh nhân cảm thấy thế nào vào ban ngày và ban đêm.
Bác sĩ điều trị sẽ kiểm tra bằng các biện pháp trên, thường là trước khi tiến hành các xét nghiệm cần thiết khác để chẩn đoán chứng mất ngủ vô căn. Việc chẩn đoán chính xác IH là rất quan trọng để đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được phương pháp điều trị tốt nhất hiện có.
3. Bệnh mất ngủ và cách điều trị
Do nguyên nhân của chứng mất ngủ vô căn vẫn chưa được xác định chính xác nên các biện pháp điều trị hiện tại chủ yếu nhằm mục đích làm giảm nhẹ các triệu chứng. Một số thuốc kích thích thần kinh, chẳng hạn như Modafinil (Provigil, Alertec), có thể được bác sĩ kê để nhằm giúp bệnh nhân tỉnh táo vào ban ngày. Tuy nhiên, Modafinil có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, khô miệng, buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn và sụt cân.
Các loại thuốc khác do Học viện Y học về Giấc ngủ Hoa Kỳ đề xuất trong điều trị chứng mất ngủ vô căn là Natri oxybate (Xyrem), Clarithromycin (Biaxin XL, Klaricid) và Methylphenidate (Quillivant XR, Daytrana, QuilliChew ER).
Gần đây, một loại thuốc có chứa hàm lượng Natri oxybate thấp hơn (Xywar) đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt để điều trị chứng mất ngủ vô căn ở người trưởng thành.
Ngoài ra, các bác sĩ điều trị có thể khuyên bệnh nhân nên xây dựng một lịch trình ngủ vào ban đêm đều đặn và tránh uống rượu và các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com, mayoclinic.org