Tê bì chân tay khi ngủ, vì sao?

Nhiều người bị tê bì chân tay, ngứa ran, thậm chí là tê liệt, mất cảm giác ở chân tay rất khó chịu. Không chỉ xuất hiện vào ban đêm mà hiện tượng tê bì chân tay khi ngủ còn diễn ra ở cả giấc ngủ ban ngày. Có rất nhiều nguyên nhân gây tê bì chân tay khi ngủ. Có thể chỉ là tê chân tay tạm thời do ngủ sai tư thế, nằm đè lên tay quá lâu khiến dây thần kinh bị chèn ép, tạo nên cảm giác tê. Trường hợp này chỉ cần thay đổi tư thế nằm ngủ.

1. Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là căn bệnh thường gặp, đặc biệt là ở phụ nữ có thai hoặc những người thường xuyên có các chuyển động ngón tay lặp đi lặp lại. Hội chứng ống cổ tay là tình trạng rối loạn thần kinh ngoại vi, thường xảy ra do viêm bao hoạt dịch thứ phát từ các bệnh hệ thống, ví dụ như thấp khớp.

Hội chứng ống cổ tay có thể xuất hiện ở cả hai tay. Khi bị hội chứng ống cổ tay, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau, tê cứng ở 3 ngón giữa do thần kinh giữa chi phối. Đôi khi là đau tê cả bàn tay. Các cơn đau xuất hiện nhiều vào ban đêm, thường khiến bệnh nhân tỉnh giấc. Nhiều trường hợp nặng hơn bệnh nhân còn đau tê xuống cẳng tay, bả vai. Nếu ban ngày bệnh nhân vận động nhiều cổ tay, ngón tay như dùng máy tính, lái xe máy, xách đồ nặng... thì các cơn tê lại xuất hiện. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bệnh nhân bị mất dần cảm giác, run tay, khó cầm nắm đồ vật.

Trắc nghiệm: Bận rộn có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn không?

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta vì quá bận rộn mà quên chăm sóc sức khỏe cho chính mình. Ai cũng biết rằng lịch trình làm việc cả ngày có thể khiến bạn kiệt sức, nhưng cụ thể bận rộn ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe? Hãy cùng làm thử bài trắc nghiệm dưới đây.

2. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân gây tê bì chân tay. Lượng đường trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ tổn thương dây thần kinh, trong đó có dây thần kinh ngoại biêm. Đường huyết cao khiến tốc độ dẫn truyền thần kinh giảm, bao myelin của dây thần kinh bị tổn thương, kéo theo chứng rối loạn cảm giác. Ngoài ra, lượng đường trong máu cao, độ nhớt trong máu tăng làm cholesterol lắng đọng ở thành mạch, dẫn đến xơ vữa, bít tắc mạch máu nhỏ, các chất dinh dưỡng nuôi mô cơ, oxygen, dây thần kinh ngoại biên suy giảm. Dưới các tác động trên, tín hiệu thần kinh truyền dẫn đến chân tay sẽ bị tê liệt và rối loạn. Dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương sẽ dẫn đến các triệu chứng tê bì chân tay, ngứa ran, có cảm giác như kim chậm hoặc kiến bò. Các cảm giác này ban đầu xuất hiện ở ngón chân, bàn chân rồi đến ngón tay, bàn tay.


Hội chứng ống cổ tay là căn bệnh thường gặp khiến bệnh nhân cảm thấy đau, tê cứng nhiều vào ban đêm
Hội chứng ống cổ tay là căn bệnh thường gặp khiến bệnh nhân cảm thấy đau, tê cứng nhiều vào ban đêm

Biến chứng thần kinh ngoại biên, tê bì chân tay do bệnh tiểu đường rất nguy hiểm, có thể dẫn đến teo cơ, liệt, dễ bị tổn thương, vết thương khó lành có thể trở thành vết hoại tử, phải cắt cụt chi.

3. Các nguyên nhân khác xuất phát từ bệnh thần kinh ngoại biên

Ngoài bệnh tiểu đường thì các bệnh lý thần kinh ngoại biên khác cũng có thể dẫn đến triệu chứng tê bì chân tay bao gồm: nghiện rượu, rối loạn tự miễn, chấn thương, tác dụng phụ của một số loại thuốc, các khối u chèn ép vào dây thần kinh...


Nghiện rượu cũng có thể là nguyên nhân gây tê bì chân tay
Nghiện rượu cũng có thể là nguyên nhân gây tê bì chân tay

4. Đột quỵ

Các cơn đau tê như có kim chích ở cánh tay có thể là dấu hiệu của đột quỵ hoặc các cơn thiếu máu não thoáng qua. Đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua có thể làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh, gây ra những chuyển đổi về cảm giác như: Đau tay, tê tay, đau chân, tê chân.

Trường hợp bị tê bì chân tay do đột quỵ thì triệu chứng sẽ không kéo dài, chỉ diễn ra trong khoảng từ 10 - 20 phút. Cụ thể là các dấu hiệu: tê tay, nặng cánh tay, chân, khó cầm nắm đồ vật, thay đổi cảm giác, nói khó, không nói được, choáng váng, chóng mặt... Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị đau đầu, buồn nôn, nôn, méo miệng, đau mắt, co giật, ngất xỉu...

5. Thiếu vitamin

Tê bì chân tay có thể xuất hiện ở người bị thiếu hụt vitamin B như người già, người ăn chay, người bị rối loạn tiêu hóa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe