Viêm da cơ địa kiêng ăn gì là vấn đề mà bệnh nhân cần nắm rõ. Vì việc kiểm soát chế độ ăn uống có thể góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa tái phát. Vậy người bệnh nên tránh ăn những loại thực phẩm nào và cần lưu ý gì trong quá trình điều trị? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ chuyên ngành Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
1. Viêm da cơ địa là bệnh gì?
Trước khi tìm hiểu viêm da cơ địa kiêng ăn gì, chúng ta cần hiểu rõ về bệnh lý này. Viêm da cơ địa còn gọi là chàm, đây là một bệnh lý liên quan đến các tổn thương da do viêm. Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các yếu tố như di truyền, môi trường sống và hoạt động của hệ miễn dịch cơ thể được coi là có liên quan đến việc bùng phát của bệnh.
Viêm da do cơ địa là một tình trạng bệnh lý da thông thường, không lây nhiễm và không đe dọa tính mạng nhưng có thể gây ra nhiều rắc rối trong cuộc sống của người bệnh. Bệnh có thể gây ra các tổn thương da do viêm, với các triệu chứng đặc trưng bao gồm da khô, mẩn đỏ và mụn nước trong giai đoạn cấp tính, có thể dẫn đến tình trạng lichen hóa và dày da khi bệnh tiến triển hoặc kéo dài.
Viêm da do cơ địa là một tình trạng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ dưới hai tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng hiện nay chưa được xác định rõ ràng và không có sự khác biệt rõ rệt giữa hai giới. Bệnh này liên quan đến yếu tố gen di truyền, môi trường sống và hoạt động của hệ miễn dịch. Những người mắc viêm da cơ địa thường có nguy cơ cao mắc thêm các bệnh khác như viêm mũi dị ứng, hen phế quản, dị ứng thức ăn và mày đay. Hiểu biết về bệnh sẽ giúp người bệnh quản lý tình trạng của mình một cách hiệu quả hơn.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chính xác của bệnh viêm da do cơ địa vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, có sự đồng thuận trong giới chuyên gia rằng cơ địa dễ dị ứng, kết hợp với yếu tố môi trường và hoạt động của hệ miễn dịch có thể là nguyên nhân gây khởi phát hoặc làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Thống kê chỉ ra rằng những người bị viêm da cơ địa thường đi kèm với các bệnh lý như hen phế quản, viêm mũi dị ứng và mày đay. Đáng chú ý, hơn 35% trẻ em bị chàm khi trưởng thành có thể sẽ phát triển các triệu chứng của hen phế quản.
Các dị nguyên trong môi trường rất đa dạng, phổ biến nhất bao gồm bụi, phấn hoa, len dạ, mạt nhà, các loại côn trùng và thực phẩm như trứng, sữa, cá, đậu phộng. Các tác nhân này kích thích hoạt động của các tế bào lympho T và đại thực bào, khởi động quá trình phản ứng miễn dịch để bảo vệ cơ thể. Bên cạnh đó, dị nguyên cũng có thể xuất hiện từ bên trong cơ thể, kích hoạt lympho T theo cách tương tự như các yếu tố từ bên ngoài.
Sự suy giảm chức năng của hàng rào bảo vệ tự nhiên của da đóng một vai trò quan trọng trong việc làm trầm trọng hơn các bệnh về da. Khi lớp ceramide trên bề mặt da không còn nguyên vẹn, dẫn đến mất nước và giảm độ ẩm trong da, làm cho tình trạng bệnh nặng hơn và trở nên khó điều trị hơn.
3. Nguyên tắc điều trị bệnh viêm da cơ địa
Điều trị viêm da do cơ địa hướng đến mục tiêu giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Để đạt được kết quả tốt nhất, bệnh nhân và bác sĩ điều trị cần thiết lập một mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc điều trị đã đề ra.
Điều trị viêm da cơ địa thường bao gồm sử dụng thuốc tại chỗ kết hợp với thuốc toàn thân. Corticoid và kem dưỡng ẩm là những loại thuốc bôi tại chỗ phổ biến, được sử dụng trong mọi giai đoạn của bệnh. Tuy nhiên, do corticoid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên việc sử dụng cần tuân theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trong trường hợp bệnh nhân không thể sử dụng corticoid, các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể được sử dụng làm phương án thay thế. Nếu tổn thương da bị bội nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân có thể cần dùng thuốc kháng sinh bôi tại chỗ hoặc uống, tùy vào tình trạng cụ thể. Các thuốc nhóm kháng histamin được sử dụng để giảm triệu chứng ngứa, nhằm hạn chế bệnh nhân gãi gây trầy xước thêm các tổn thương da.
Để phòng ngừa tái phát, ngoài việc hiểu rõ viêm da cơ địa kiêng ăn gì, bệnh nhân nên tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị, tránh tiếp xúc với các dị nguyên đã biết, không sử dụng nước quá nóng và hạn chế vệ sinh cơ thể bằng loại xà phòng có tính tẩy rửa mạnh. Việc thực hiện những biện pháp này có thể giúp bệnh nhân giảm tần suất tái phát của bệnh.
4. Bệnh nhân viêm da cơ địa kiêng ăn gì?
Phòng ngừa tái phát viêm da do cơ địa là một trong những mục tiêu chính của điều trị. Để phòng ngừa, một trong những biện pháp quan trọng là tránh sử dụng các thực phẩm hoặc chất có thể gây kích ứng hoặc dị ứng. Việc hiểu biết về viêm da cơ địa kiêng ăn gì sẽ giúp người bệnh duy trì hiệu quả công tác dự phòng. Một số thực phẩm mà người bệnh nên tránh bao gồm:
4.1. Thịt đỏ
Là một sản phẩm từ động vật chứa nhiều chất béo bão hòa, thịt đỏ có thể thúc đẩy các phản ứng viêm. Nhiều nghiên cứu khuyến cáo rằng người bệnh nên hạn chế tiêu thụ thịt đỏ. Thịt trắng như gà, vịt và cá có thể là nguồn đạm thay thế trong khẩu phần ăn hàng ngày, thay cho thịt bò hoặc thịt heo.
4.2. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Đây là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng, ngứa và khó chịu do chứa nhiều chất béo bão hòa. Vì thế, bệnh nhân nên tránh tiêu thụ các loại sữa động vật và sản phẩm từ sữa như bơ, phomai…
4.3. Thực phẩm có hàm lượng đường cao
Thực phẩm chứa hàm lượng đường cao, đặc biệt là các loại đường hóa học như kẹo, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm da.
4.4. Tinh bột
Nên thay thế các thực phẩm giàu tinh bột như mì hoặc bánh mì bằng các loại ngũ cốc nguyên cám để hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Thực phẩm quá giàu tinh bột có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh.
4.5. Hải sản
Hải sản là một trong những thực phẩm đứng đầu danh sách viêm da cơ địa kiêng ăn gì. Vì hải sản có chứa nhiều loại protein lạ dễ khiến bệnh nhân bị dị ứng, kích thích cơ thể giải phóng histamin, gây kích ứng da và cảm giác ngứa ngáy. Do đó, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ…
4.6. Trứng
Các dưỡng chất có trong trứng có thể khiến tình trạng ngứa ngáy và mưng mủ do viêm da cơ địa gây ra trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, bệnh nhân nên tránh tiêu thụ trứng để hạn chế tình trạng xấu nhất có thể xảy ra.
4.7. Các loại thực phẩm lên men
Các loại thực phẩm lên men chứa lượng acid cao, có thể làm suy giảm chức năng gan và thận, ảnh hưởng đến quá trình đào thải độc tố của cơ thể. Người bệnh cần tránh các thực phẩm như kim chi, cải chua… khi điều trị viêm da do cơ địa.
4.8. Rượu bia
Rượu bia và các chất kích thích làm suy giảm hệ miễn dịch, gây tích tụ độc tố khó đào thải trong cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ tái phát. Do đó, bệnh nhân cần lưu ý rượu bia vào danh sách viêm da cơ địa kiêng ăn gì.
4.9. Món ăn cay và nhiều dầu mỡ
Những món ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ gây tích tụ độc tố trong cơ thể và biểu hiện ra ngoài da, khiến tình trạng viêm da trở nên trầm trọng hơn.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Gói khám và tư vấn điều trị viêm da cơ địa dị ứng giúp khách hàng đánh giá toàn diện tình trạng bệnh và tư vấn các biện pháp phòng ngừa tái phát.
Khi đăng ký gói khám và tư vấn điều trị viêm da do cơ địa dị ứng, khách hàng sẽ được:
- Khám chuyên khoa Da liễu.
- Thực hiện các xét nghiệm như: Định lượng IgE, vi nấm soi tươi, định lượng IgE đặc hiệu với các dị nguyên gây dị ứng hô hấp và thực phẩm (Panel 1 Việt), xét nghiệm Rida Allergy Screen (Panel 1),...
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.