Hướng dẫn trực quan bằng hình ảnh về bệnh Celiac

Bệnh celiac là chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến, đặc biệt ở các nước phương Tây. Vậy bệnh celiac là gì? Làm thế nào để biết đang mắc bệnh? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Bệnh celiac là bệnh gì?

Bệnh celiac là chứng rối loạn tiêu hóa xảy ra do phản ứng với gluten, một loại protein có trong lúa mạch đen, lúa mạch, lúa mì và các thực phẩm được chế biến từ các loại ngũ cốc này. Hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với gluten và gây tổn thương ruột.

Bệnh celiac hay còn có tên gọi khác là ruột nhạy cảm với gluten. Đây là hội chứng khá phổ biến, ước tính có khoảng 1,8 triệu người Mỹ mắc, họ cần tuân theo chế độ ăn không có gluten.

2. Các triệu chứng bệnh celiac

2.1 Các triệu chứng về tiêu hóa

Các triệu chứng có thể khác nhau từ mức độ nhẹ đến nặng. Ngay cả khi đường ruột đang bị tổn thương, người bệnh vẫn không có triệu chứng nào. Bệnh celiac có thể bị chẩn đoán nhầm thành hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn hoặc loét dạ dày. Các triệu chứng tiêu hóa của bệnh celiac có thể gồm:

2.2 Các triệu chứng về sụt cân & suy dinh dưỡng

Gluten trong thực phẩm sẽ kích hoạt hệ miễn dịch của người bị bệnh celiac. Các kháng thể tấn công niêm mạc ruột, làm hỏng, làm phẳng hoặc phá hủy các mô nhỏ như lông (nhung mao) trong ruột non. Khi lớp nhung mao này bị tổn thương, thành ruột không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả khiến cho toàn bộ protein, vitamin và chất béo đi hết vào phân. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

Nhiều người lớn mắc bệnh celiac không có các triệu chứng tiêu hóa, nhưng họ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng dẫn đến các vấn đề khác như sụt cân và suy dinh dưỡng. Các triệu chứng liên quan đến giảm cân, suy dinh dưỡng ở người bệnh celiac gồm:

  • Thiếu máu;
  • Mệt mỏi;
  • Loãng xương;
  • Vô sinh hoặc sảy thai
  • Loét miệng;
  • Tê bì, ngứa ran ở bàn tay và bàn chân.

Nhiều người lớn mắc bệnh celiac không có các triệu chứng tiêu hóa
Nhiều người lớn mắc bệnh celiac không có các triệu chứng tiêu hóa

2.3. Các triệu chứng về da

Đối với một số người, bệnh celiac gây phát ban ngứa, phồng rộp được gọi là viêm da herpetiformis. Người bệnh có cảm giác nóng rát dữ dội xung quanh khuỷu tay, đầu gối, da đầu, mông và lưng. Các đám mụn đỏ, ngứa hình thành rồi đóng vảy.

Bệnh celiac thường xuất hiện lần đầu ở lứa tuổi thanh thiếu niên và phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Phát ban thường khỏi khi thực hiện chế độ ăn không có gluten nhưng cũng có thể được điều trị bằng thuốc.

2.4. Các triệu chứng về trí nhớ và cảm xúc

Một số người mắc bệnh celiac bị trầm cảm, hay cáu kỉnh, trí nhớ kém và khó tập trung. Mắc bệnh mãn tính có thể góp phần gây ra các vấn đề trí nhớ, đặc biệt là khi bị đau mãn tính hoặc mệt mỏi liên quan đến thiếu máu.

2.5. Dấu hiệu cảnh báo bệnh celiac ở trẻ em

Các triệu chứng của bệnh celiac có thể bắt đầu từ sớm khi trẻ được ăn thực phẩm có chứa gluten. Các dấu hiệu thường gặp là men răng ngả vàng, xuất hiện các đốm nâu, hố trên răng. Trẻ có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh celiac nên được kiểm tra.

3. Những thực phẩm kích hoạt bệnh celiac

Lúa mì là lương thực chính ở các nước phương Tây. Nhiều loại thực phẩm chứa gluten từ lúa mì có thể kích hoạt bệnh celiac như bánh mì, bánh quy, bánh nướng xốp, mì ống, pizza, bánh ngọt và bánh nướng. Gà rán cũng có thể là món ăn cần hạn chế đối với người bị bệnh celiac vì có tẩm bột.

Ngoài ra, mì udon của Nhật Bản cũng được làm từ lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch cũng chứa gluten. Bánh mì bí đỏ, súp lúa mạch và bia đều là những thực phẩm có chứa gluten, có thể kích hoạt bệnh celiac.


Một số người mắc bệnh celiac bị trầm cảm
Một số người mắc bệnh celiac bị trầm cảm

4. Phân biệt dị ứng bệnh celiac với dị ứng lúa mì và không dung nạp lactose

Bệnh celiac và dị ứng lúa mì đều liên quan đến hệ thống miễn dịch nhưng phản ứng bên trong cơ thể là khác nhau. Celiac là một bệnh tự miễn gây tổn thương niêm mạc ruột và là hội chứng rối loạn kéo dài suốt đời. Trong khi đó, các triệu chứng của dị ứng lúa mì có thể bao gồm phát ban trên da, thở khò khè, đau bụng hoặc tiêu chảy. Dị ứng lúa mì thường tiến triển nặng hơn.

Bệnh celiac làm hỏng lớp niêm mạc bên trong của ruột non và có thể dẫn đến chứng không dung nạp lactose, một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Chế độ ăn không chứa gluten giúp ruột được phục hồi và những người bị bệnh celiac có thể tiêu hóa lactose một lần nữa.

5. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh celiac

Mặc dù không ai biết chính xác lý do, nhưng các yếu tố sau đây khiến bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh celiac hơn:

  • Gia đình có người bị bệnh celiac;
  • Trẻ em dưới 3 tháng tuổi đã tiếp xúc với thực phẩm có chứa gluten;
  • Người từng gặp biến cố lớn trong cuộc sống, căng thẳng về cảm xúc; phụ nữ mang thai hoặc sau phẫu thuật ở những người có khuynh hướng di truyền;
  • Mắc tiểu đường typ 1, bệnh tuyến giáp hoặc bệnh tự miễn khác;
  • Mắc một rối loạn di truyền khác như hội chứng Down hoặc Turner.

6. Bệnh celiac có thể khởi phát muộn

Bệnh celiac có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ngay cả ở người cao tuổi. Mặc dù bệnh này có xu hướng di truyền, nhưng khoa học chưa lý giải được vì sao một số người lại phát triển phản ứng miễn dịch sau nhiều năm dung nạp gluten. Có thể 4 năm dung nạp gluten mới phát triển triệu chứng của bệnh.

7. Chẩn đoán bệnh celiac

7.1. Xét nghiệm máu

Các triệu chứng của bệnh celiac rất đa dạng nên thường không khó phát hiện hoặc chẩn đoán nhầm. Xét nghiệm máu có thể cho phép phát hiện một số kháng thể bệnh ở mức độ cao. Nếu kết quả âm tính, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm bổ sung, trong đó có phân tích DNA để chẩn đoán chính xác.

7.2. Xét nghiệm di truyền

Xét nghiệm di truyền cung cấp một thông tin quan trọng khác. Khoảng 1/3 người Mỹ có gen DQ2 hoặc DQ8 được coi là thường gây ra bệnh celiac. Nếu bạn không có những gen đó, bác sĩ có thể loại trừ bệnh celiac do một nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng cho thấy nhiều người có gen và mà vẫn không phát triển bệnh celiac.

7.3. Sinh thiết ruột chẩn đoán bệnh celiac

Sinh thiết ruột non là phương pháp xác nhận kết quả mắc bệnh celiac. Một ống nội soi đưa qua miệng và dạ dày vào ruột non để lấy ra một lượng nhỏ mô. Sở dĩ lấy mô ruột non để chẩn đoán vì bệnh celiac làm tổn thương hoặc phá hủy lớp lông mao trong ruột.

Lưu ý, những người nhạy cảm với gluten có các triệu chứng tương tự bệnh celiac, như đau bụng, mệt mỏi hoặc đau đầu, nhưng họ không bị tổn thương đường ruột hoặc hậu quả nghiêm trọng hơn mà bệnh celiac gây ra. Nếu họ ăn theo chế độ ăn không có gluten sẽ giúp loại bỏ các triệu chứng này.


Bệnh celiac gây tổn thương trong ruột non
Bệnh celiac gây tổn thương trong ruột non

8. Bệnh celiac không điều trị dẫn đến nguy cơ gì?

Hơn 60% trẻ em và 40% người trưởng thành mắc bệnh celiac nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào. Khi lớp niêm mạc ruột bị tổn thương, người bệnh không hấp thụ chất dinh dưỡng tốt dẫn đến nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Người mắc bệnh celiac thường có nguy cơ cao bị loãng xương, vô sinh và gặp một số vấn đề về thần kinh khác.

  • Bệnh tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường type 1 có thể dễ bị bệnh celiac. Bệnh celiac không được điều trị có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp hoặc mức đường huyết không ổn định. Ngoài ra, người bệnh có thể mắc các bệnh tự miễn khác bao gồm viêm khớp dạng thấp, bệnh tuyến giáp;
  • Loãng xương: Khi ruột non bị tổn thương do bệnh celiac, cơ thể sẽ không hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng. Những người bị bệnh celiac có nguy cơ bị loãng xương và nhiều người trong số họ sẽ cần được điều trị tích cực để bù đắp cho mật độ xương thấp. Khi đó, người bệnh cần được bổ sung canxi và vitamin D, đồng thời kiểm tra mật độ xương định kỳ.

9. Chăm sóc người bị bệnh celiac tại nhà

Người bị bệnh celiac cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cụ thể:

  • Thực hiện chế độ ăn không Gluten: Không có cách chữa khỏi bệnh celiac, nhưng tránh hoàn toàn gluten sẽ ngăn chặn các triệu chứng và cho phép ruột tự phục hồi. Trên thực tế, người bệnh có thể cảm thấy tốt hơn trong vòng vài ngày sau khi loại bỏ gluten khỏi chế độ ăn uống . Các loại thực phẩm phổ biến nhất cần tránh bao gồm mì ống, ngũ cốc. Ngay cả một lượng nhỏ gluten có thể có trong các loại thực phẩm khác cũng cần được hạn chế;
  • Người bệnh celiac cần cẩn thận với những loại thực phẩm có chứa gluten tiềm ẩn như thịt được chế biến sẵn, khoai tây và thực phẩm được tẩm bột chiên, các loại nước sốt và súp có chứa lúa mì. Gluten cũng có thể có trong son môi hoặc thuốc. Người bệnh cũng nên thận trọng với yến mạch vì chúng cũng có thể được thêm lúa mì. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi đưa yến mạch vào chế độ ăn. Rượu vang và rượu chưng cất nói chung là an toàn, nhưng hầu hết bia lại không an toàn với người bệnh celiac. Bia được làm từ ngũ cốc và không trải qua quá trình chưng cất. Vì vậy, người bị bệnh celiac không được uống bia;
  • Sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên không chứa gluten: Nhiều loại tinh bột khác có thể bổ sung vào chế độ ăn không chứa gluten như gạo, kiều mạch, hạt lanh, khoai tây, đậu nành, bắp. Kiều mạch không phải là một loại lúa mì mà là họ hàng của đại hoàng và không chứa gluten. Người Nhật sử dụng kiều mạch để làm mì soba, kasha, porridge, bánh kếp. Thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên nên được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo không được chế biến với thực phẩm có chứa gluten, chẳng hạn như bột mì;
  • Bổ sung vi chất dinh dưỡng khác: Những người bị bệnh celiac nên bổ sung vitamin và khoáng chất nếu bị thiếu hụt nhưsắt, canxi, vitamin D, kẽm, đồng, axit folic và các vitamin B khác.

Người bị bệnh celiac không được dùng bia
Người bị bệnh celiac không được dùng bia

10. Các phương pháp điều trị khác và sống chung với bệnh celiac

Trong số những người mắc bệnh celiac, có một số bệnh nhân không đáp ứng với chế độ ăn không có gluten. Những người này có thể được kê đơn steroid để uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch trong thời gian ngắn.

Thịt, cá, gạo, đậu, trái cây và rau đều tốt cho những người bị bệnh celiac nếu được chế biến với thành phần không chứa gluten. Nhiều cửa hàng bán mì ống, pizza và bánh quy không chứa gluten. Việc tuân theo một chế độ ăn uống nghiêm ngặt có thể giúp người bệnh ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe từ bệnh celiac. Nếu không thấy cải thiện, người bệnh nên truy tìm nguồn gluten tiềm ẩn trong các loại thực phẩm sử dụng.

Các nghiên cứu đang được tiến hành đối với các loại thuốc mới giúp những người bị bệnh celiac ăn gluten một cách an toàn như sử dụng các enzym dưới dạng viên uống, phân hủy gluten. Liệu pháp tiêm miễn dịch có thể chống lại phản ứng miễn dịch cơ bản với gluten. Các nhà khoa học thậm chí đã thử nghiệm giun móc - một ký sinh trùng đường ruột để xem chúng có giúp ích được gì cho những người mắc bệnh celiac hay không nhưng chưa có khuyến cáo từ sau nghiên cứu này.

Celiac được biết đến là một bệnh tự miễn, hệ miễn dịch cơ thể phản ứng với gluten - thành phần chính của lúa mì. Bệnh nếu không được điều trị có thể dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng, loãng xương.... Do đó, nhận biết các dấu hiệu triệu chứng sớm sẽ giúp người bệnh thăm khám và điều trị sớm, hạn chế các biến chứng nguy hiểm hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe