Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Dương Tiến - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng
Acid uric trong máu có liên quan mật thiết với bệnh gout. Giảm acid uric trong máu về mức cho phép sẽ góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Vậy có những cách giảm nồng độ acid uric trong máu nào? Có dễ thực hiện và đảm bảo an toàn, hiệu quả không?
1. Các cách giảm nồng độ acid uric tại nhà
Acid uric trong máu cao là một trong những nguyên nhân gây bệnh gout. Do nồng độ acid uric tăng cao sẽ hình thành nên tinh thể urat lắng đọng tại khớp và gây viêm. Do đó, giảm acid uric máu sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gout và ngăn ngừa tái phát các cơn gout cấp.
Dưới đây là một số cách giảm acid uric trong máu:
- Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều purin, chất béo. Vì purin khi được nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid uric. Do đó, để giảm acid uric, trước tiên cần hạn chế ăn hải sản (cá hồi, cá trích, cá ngừ, tôm, cua,...); thịt rừng (hươu, nai,...); thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu,...); nội tạng động vật; một số đồ ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, thịt nguội và thực phẩm chứa nhiều đường.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ tăng acid uric máu cao hơn người có chỉ số BMI bình thường. Vì vậy, để nồng độ acid uric trong máu ổn định, cần điều chỉnh chế độ ăn uống kết hợp tập luyện thể dục thể thao, đảm bảo cân nặng hợp lý. Cụ thể chỉ số BMI (cân nặng/chiều cao x chiều cao) trong khoảng 18,5 - 24,9 là tốt nhất.
- Hạn chế sử dụng đồ uống chứa cồn hoặc nhiều đường như nước ngọt có gas, bia, rượu.
- Uống nhiều nước cũng là một cách giúp giảm nồng độ acid uric trong máu bằng cách thúc đẩy quá trình đào thải acid uric ra ngoài qua đường tiểu.
- Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi. Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy, ăn quả cherry giúp giảm acid uric máu và nguy cơ mắc bệnh gout.
- Trong trường hợp cần dùng thuốc điều trị tăng acid uric máu thì người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ kê đơn, không tự ý tăng hay giảm liều dùng vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hiệu quả điều trị.
2. Sử dụng thảo dược giảm nồng độ acid uric tự nhiên
Hiện nay, sử dụng thảo dược giảm acid uric, ngăn ngừa bệnh gout tiến triển được khá nhiều người áp dụng. Phương pháp này an toàn, lành tính mà hiệu quả cũng đã được chứng minh qua các nghiên cứu. Một số thảo dược có khả năng hỗ trợ giảm acid uric máu như Trạch tả, Hoàng bá, Nhọ nồi, Thổ phục linh,... Đặc biệt, Trạch tả đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng lợi tiểu, tăng cường chức năng thận, từ đó tăng thải trừ acid uric ra khỏi cơ thể. Hiệu quả của sản phẩm có thành phần chính từ trạch tả chữa bệnh gout , giảm acid uric trong máu đã được kiểm chứng lâm sàng trên người mắc bệnh gout.
Có thể thấy rằng, để giảm acid uric trong máu có rất nhiều cách. Tuy nhiên, người bệnh nên kết hợp nhiều phương pháp với nhau bao gồm điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và sử dụng sản phẩm có thành phần chính từ Trạch tả để có hiệu quả tốt nhất. Khi sử dụng chế phẩm chứa Trạch tả, nồng độ acid uric trong máu sẽ được kiểm soát, đồng thời cải thiện triệu chứng sưng đau khớp, ngăn ngừa cơn gout cấp tái phát hiệu quả.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc có thêm kiến thức về các cách giảm nồng độ acid uric trong máu và giải pháp giúp ngăn ngừa, điều trị bệnh gout hiệu quả.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe HOÀNG THỐNG PHONG - Giải pháp cho người bị gout
Với thành phần chính từ cao Trạch tả, Hoàng Thống Phong hỗ trợ giảm nồng độ acid uric máu; Giảm triệu chứng đau do gout; Tăng cường chức năng gan thận.
Bệnh viện TW Quân đội 108 chứng minh Hoàng Thống Phong giúp 96,4% người dùng hết đau khớp sau 3-4 ngày; 88,9% trường hợp có acid uric máu trở về ngưỡng bình thường mà không gặp tác dụng phụ.
Đối tượng sử dụng
Dùng cho người mắc bệnh gout cấp, mạn tính, acid uric máu cao.
Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.
Thông tin chi tiết về sản phẩm xem TẠI ĐÂY
Sản phẩm được bán tại tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc.
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
(XNQC: 02493/2019/ATTP-XNQC)