Hội chứng ruột kích thích và loạn khuẩn ở ruột non

Hội chứng ruột kích thích và loạn khuẩn ở ruột non là hai căn bệnh có nhiều dấu hiệu tương tự. Vì thế, đôi lúc người bệnh sẽ không biết được liệu mình đang mắc bệnh nào. Vậy, làm cách nào để có thể phân biệt chúng? Và đâu là những sự khác biệt rõ rệt nhất mà người bệnh nên biết? Cùng Vinmec tìm hiểu trong bài viết nhé!

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của ThS.BS Vũ Huy Bình - Bác sĩ Nội soi tiêu hoá - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

1. Điểm khác biệt của hội chứng ruột kích thích và loạn khuẩn ở ruột non  

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh phổ biến về đường tiêu hóa, ảnh hưởng tới khoảng 12% dân số. Bệnh gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng hoặc táo bón. Nguyên nhân chính xác của IBS chưa được xác định nhưng bệnh có liên quan đến:

  • Căng thẳng.
  • Nhiễm trùng.
  • Loạn khuẩn ở ruột non.
  • Không dung nạp thực phẩm.
  • Lo lắng hoặc trầm cảm.

Ngoài ra, hội chứng ruột kích thích được chia thành nhiều loại tuỳ thuộc vào triệu chứng, bao gồm IBS-C, IBS-D và IBS-M.

Bên cạnh đó, hội chứng loạn khuẩn ở ruột non lại là sự phát triển quá mức của các vi khuẩn và vi sinh vật trong ruột. Vi khuẩn dư thừa gây ra các triệu chứng tương tự như hội chứng ruột kích thích như đau bụng hoặc tiêu chảy.

Hội chứng loạn khuẩn ở ruột non có liên quan đến các tình trạng như giảm sản sinh axit dạ dày hay rối loạn nhu động ruột non. Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như:

  • Rối loạn mô liên kết.
  • Sử dụng Opioid.
  • Viêm túi thừa.
  • Dính ruột non.
  • Bệnh đường ruột do tiểu đường. 
Hội chứng ruột kích thích và loạn khuẩn ở ruột non đều do sự mất cân bằng về vi khuẩn đường ruột của người bệnh gây ra.
Hội chứng ruột kích thích và loạn khuẩn ở ruột non đều do sự mất cân bằng về vi khuẩn đường ruột của người bệnh gây ra.

Các triệu chứng của loạn khuẩn ở ruột non rất giống với hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh này cũng gần tương tự với các bệnh tiêu hoá khác như rối loạn nhu động ruột, viêm tuỵ mãn tính, bệnh celiac hay viêm ruột.

Cả IBS và SIBO đều liên quan đến sự mất cân bằng vi khuẩn trong ruột, gây ra các triệu chứng tương tự. Điều này có thể dẫn đến nhầm lẫn trong chẩn đoán. Ví dụ, các triệu chứng của SIBO cũng giống với các bệnh tiêu hóa khác như rối loạn nhu động ruột, viêm tụy mãn tính, bệnh celiac và viêm ruột. Trên toàn cầu, tỷ lệ chẩn đoán nhầm giữa IBS và SIBO là 76%. 

Hội chứng ruột kích thích xuất phát từ tình trạng căng thẳng của người bệnh.
Hội chứng ruột kích thích xuất phát từ tình trạng căng thẳng của người bệnh.

2. Triệu chứng của người bị loạn khuẩn ở ruột non

Các triệu chứng của IBS và SIBO không đặc hiệu và chồng chéo lên nhau. Nhiều người được cho là mắc cả hai tình trạng này. Khoảng hai phần ba bệnh nhân mắc loạn khuẩn ở ruột non có các triệu chứng như:

Ngoài ra, một số bệnh nhân cũng xuất hiện một số triệu chứng khác như mệt mỏi, giảm cân, phân chứa nhiều chất béo, thiếu chất hoặc mất tập trung. Cần lưu ý rằng, các triệu chứng của loạn khuẩn ở ruột non rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tiêu hoá khác.

Những người bị loạn khuẩn ở ruột non nặng có thể bị thiếu hụt dưỡng chất, đặc biệt là các vitamin hòa tan trong chất béo như vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin B12 và sắt.   

Hội chứng ruột kích thích và loạn khuẩn ở ruột non có thể gây ra tình trạng thiếu dưỡng chất trầm trọng.
Hội chứng ruột kích thích và loạn khuẩn ở ruột non có thể gây ra tình trạng thiếu dưỡng chất trầm trọng.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, phần lớn bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hoá có đi kèm với các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.  

3. Chẩn đoán bệnh như thế nào?

Các bác sĩ chủ yếu chẩn đoán hội chứng ruột kích thích (IBS) bằng cách xem xét triệu chứng của người bệnh và kiểm tra thể chất. Tiêu chuẩn Rome IV là phương pháp chẩn đoán phổ biến cho IBS. Theo tiêu chuẩn này, nếu bệnh nhân bị đau bụng tái phát trung bình 1 lần/ngày hoặc hơn trong suốt 3 tháng gần nhất và có các dấu hiệu sau thì có thể chẩn đoán IBS:

  • Đau khi đại tiện.
  • Thay đổi tần suất đại tiện.
  • Thay đổi về phân.

Các bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung, bao gồm xét nghiệm máu hoặc phân để giúp loại trừ các tình trạng bệnh khác.

Không có một phương pháp xét nghiệm tiêu chuẩn nào cho hội chứng loạn khuẩn ở ruột non. Nếu bác sĩ nghi ngờ người bệnh mắc phải tình trạng này, họ có thể đề nghị bệnh nhân xét nghiệm hơi thở carbohydrate.  

Xét nghiệm này sẽ yêu cầu bệnh nhân tiêu thụ một dung dịch có chứa đường để đo nồng độ hydro và metan trong hơi thở. Đây là các khí do vi khuẩn đường ruột tạo ra và thải ra qua hơi thở.  

Xét nghiệm hơi thở là phương pháp không xâm lấn, rẻ và nhanh chóng. Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu chất lỏng từ ruột non (gọi là cấy dịch hút hỗng tràng) bằng một ống nội soi.

Loạn khuẩn ở ruột non có thể dẫn tới việc kém hấp thu chất béo, khiến phân nổi lên mặt nước và hơi nhờn, có mùi hoặc chảy nước. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:  

  • Phân lỏng và nhiều nước.
  • Chất nhầy trong phân.
  • Phân mỏng.
  • Phân cứng hoặc vón cục.

4. Phương pháp điều trị

Hội chứng ruột kích thích và loạn khuẩn ở ruột non có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp, có thể kể đến như:

  • Thay đổi chế độ ăn uống (nhiều chất xơ, tránh gluten, ăn theo chế độ FODMAP).
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Tránh căng thẳng.
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Thuốc trị tiêu chảy.
  • Thuốc bổ sung chất xơ.
  • Thuốc giãn cơ hoặc thuốc chống trầm cảm.

Ngoài ra, thuốc kháng sinh cũng có thể được dùng để điều trị loạn khuẩn ở ruột non nhưng, có khoảng 45% số người bệnh mắc hội chứng này tái phát bệnh trong vòng 3 tháng.

Hội chứng ruột kích thích và loạn khuẩn ở ruột non (SIBO) đều gây ra những triệu chứng tiêu hóa khó chịu nhưng có nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán khác nhau. Hiểu rõ điểm khác biệt giữa hai tình trạng này giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác và cung cấp liệu trình điều trị phù hợp, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu gặp các triệu chứng tiêu hóa kéo dài, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe