Hội chứng ruột kích thích sau nhiễm trùng là gì?

Hội chứng ruột kích thích sau nhiễm trùng là một bệnh lý mà người bệnh đột nhiên mắc phải hội chứng ruột kích thích sau khi bị nhiễm trùng. Đây là một vấn đề về hệ tiêu hoá có thể gây ra khá nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì thế, việc hiểu rõ về tình trạng này có thể giúp người bệnh phòng tránh tốt hơn. Hãy cùng Vinmec tìm hiểu trong bài viết nhé!

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ Nguyễn Mạnh Hải - Khoa Ngoại tổng hợp & Gây mê - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

1. Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một vấn đề phổ biến trong hệ tiêu hóa, gây ra sự biến đổi trong thói quen điều tiết chất thải rắn của người bệnh. Các nguyên nhân gây ra tình trạng này thường liên quan đến độ căng thẳng, sự nhạy cảm của dây thần kinh trong ruột hoặc yếu tố di truyền. 


Hội chứng ruột kích thích là một vấn đề phổ biến trong hệ tiêu hoá, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Hội chứng ruột kích thích là một vấn đề phổ biến trong hệ tiêu hoá, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Tuy nhiên, một biến thể khác của hội chứng ruột kích thích có thể phát sinh sau khi người bệnh trải qua một cơn nhiễm trùng. Hội chứng ruột kích thích sau khi bị nhiễm trùng, còn được gọi là PI-IBS. Đây là một vấn đề cần được người bệnh chú ý và điều trị sớm nếu vô tình mắc phải.  

2. Hội chứng ruột kích thích sau nhiễm trùng là gì?

Hội chứng ruột kích thích là một tập hợp các vấn đề liên quan đến đường ruột. Bệnh lý này có thể gây ra các triệu chứng như chuột rút, táo bón ở người mắc phải.

Tuy nhiên, hội chứng ruột kích thích sau nhiễm trùng (PI-IBS) là một dạng bệnh xuất hiện sau khi bị nhiễm trùng, thường xuất hiện trong khoảng 2 đến 3 năm sau đó. Tình trạng này thường xuất phát từ các tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng trong đường ruột. Viêm dạ dày ruột cấp tính (AGE) là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh nhân viêm dạ dày ruột cấp tính càng nặng thì càng có khả năng cao mắc phải bệnh này. Phần lớn người bệnh gặp phải tình trạng tiêu chảy và các vấn đề khác về phân hơn một tuần sau khi bị nhiễm trùng. 


Khác với thông thường một chút, hội chứng ruột kích thích sau nhiễm trùng là một dạng bệnh xuất hiện sau khi người bệnh bị nhiễm trùng một thời gian khá dài.
Khác với thông thường một chút, hội chứng ruột kích thích sau nhiễm trùng là một dạng bệnh xuất hiện sau khi người bệnh bị nhiễm trùng một thời gian khá dài.

Tỷ lệ mắc phải bệnh lý này sau khi mắc phải viêm dạ dày ruột cấp tính là khoảng 11,5%. Ngoài ra, bệnh nhân rối loạn chức năng ruột mãn tính nếu bị nhiễm trùng cũng có khả năng mắc phải tình trạng này. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, PI-IBS có khả năng xảy ra ở một số bệnh nhân sau khi mắc COVID-19.

3. Các yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng bệnh

Ngoài các trường hợp bị nhiễm trùng, còn tồn tại một số yếu tố rủi ro khác làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Những yếu tố này bao gồm giới tính (nữ), người trẻ tuổi, người bị trầm cảm hoặc căng thẳng kéo dài.

Ngoài ra cũng có các yếu tố khác bao gồm:  

  • Hút thuốc.  
  • Giấc ngủ có vấn đề.  
  • Sự suy giảm hoạt động của hệ miễn dịch.
  • Các vấn đề tiêu hoá.
  • Nhiễm trùng bởi một loại vi khuẩn cụ thể (ví dụ như Campylobacter jejuni).
  • Sử dụng thuốc kháng sinh sai cách.

4. Triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng PI-IBS cũng tương tự với hội chứng ruột kích thích. Sự khác biệt chính là tình trạng ban đầu của hội chứng ruột kích thích sẽ xuất hiện sau khi người bệnh bị nhiễm trùng. Bệnh nhân có thể trải qua cơn đau bụng và chuột rút nặng sau khi ăn hay sau khi đi vệ sinh.

Các triệu chứng khác bao gồm:  

  • Sốt.  
  • Buồn nôn.
  • Đầy hơi.
  • Phân lỏng hoặc có màu lạ.
  • Tiểu thường xuyên.
  • Táo bón.  

Tuy nhiên, sốt và nôn mửa không phải là triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích thông thường mà chỉ xuất hiện trong hội chứng ruột kích thích sau nhiễm trùng (PI-IBS).  Những người mắc bệnh sau khi bị Covid có thể không gặp vấn đề với táo bón.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể trải qua các cơn triệu chứng bùng phát hoặc các triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn do tiêu thụ một số loại thực phẩm, đồ uống nhất định.

5. Tình trạng này kéo dài bao lâu?

Thời gian mà các triệu chứng xuất hiện có thể thay đổi tuỳ thuộc vào từng người. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể giảm dần sau khoảng một năm, trong khi ở những người khác lại dài hơn.  

6. Có thể chữa khỏi hội chứng ruột kích thích sau nhiễm trùng không?

Hội chứng ruột kích thích thường không có triệu chứng rõ ràng khi mới bắt đầu. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển, dù có liên quan đến nhiễm trùng hay không, bệnh thường trở thành mãn tính và khó chữa. Mặc dù có thể kiểm soát các triệu chứng nhưng hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm cho bất kỳ dạng nào của hội chứng ruột kích thích.

7. Phương pháp điều trị

Bệnh nhân nên thay đổi lối sống cũng như điều chỉnh chế độ ăn uống của mình để kiểm soát hội chứng ruột kích thích sau khi bị nhiễm trùng hiệu quả. Bác sĩ cũng có thể gợi ý sử dụng các loại thuốc không kê đơn (OTC) để giảm các triệu chứng khi bệnh bùng phát. 


Việc điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là một cách tốt để cải thiện tình trạng của bệnh.
Việc điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là một cách tốt để cải thiện tình trạng của bệnh.

Các phương pháp điều trị khác có thể kể đến như:

Một phương pháp điều trị khả thi khác là cấy ghép hệ vi sinh vật trong phân. Trong quá trình này, phân từ một người không mắc bệnh được chuyển đến đại tràng của người mắc hội chứng ruột kích thích sau nhiễm trùng.

Trong một nghiên cứu, phương pháp này đã được chứng minh là hiệu quả trong việc điều trị PI-IBS do giardia - một loại ký sinh trùng gây ra. Tuy vậy, phương pháp chỉ có hiệu quả trong khoảng 7 tuần trước khi các triệu chứng xuất hiện trở lại.

8. Thời gian hồi phục

Hội chứng ruột kích thích sau nhiễm trùng có thể tự cải thiện theo thời gian, dù có điều trị hay không. Sau một năm, 19,7% người bệnh có thể phục hồi. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh có thể tăng lên trong vòng 3 năm sau khi bị nhiễm nhưng sau đó tỷ lệ này giảm dần.

Tuy nhiên, đối với một số người, các triệu chứng có thể kéo dài trong nhiều năm. Một nghiên cứu dài hạn cho thấy 15% người bệnh vẫn bị hội chứng này sau 8 năm kể từ khi bắt đầu có triệu chứng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe