Hội chứng ruột kích thích và nấm men: Liệu có mối liên hệ hay không?

Hội chứng ruột kích thích và nấm men là hai khái niệm thường được đặt cạnh nhau trong các nghiên cứu về rối loạn tiêu hóa. Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học hoàn toàn xác thực về mối liên kết trực tiếp giữa hai yếu tố này, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự thay đổi đáng kể trong hệ vi sinh vật đường ruột của bệnh nhân bệnh IBS.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của Bác sĩ chuyên khoa I Võ Thị Thùy Trang, chuyên ngành Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.  

1. Nấm men là gì?

Nhiều loại nấm tồn tại trong cơ thể con người mà mắt thường không thể nhận diện được. Các yếu tố như di truyền, chế độ ăn uống và hệ thống miễn dịch đều có thể tác động đến quá trình xâm chiếm của nấm.  

Một số thông tin cho rằng, hội chứng ruột kích thích và nấm men có mối liên quan với nhau.
Một số thông tin cho rằng, hội chứng ruột kích thích và nấm men có mối liên quan với nhau.

Chứng loạn khuẩn do nấm phổ biến ở những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS), với nấm Candida là loài nấm chiếm ưu thế. Nấm Candida là một loại nấm đơn bào, có nhiều hình dạng khác nhau, sống ở các bộ phận như da, miệng, đường hô hấp, hệ tiết niệu sinh dục và đường tiêu hóa của cơ thể.

Bình thường, các vi khuẩn có lợi trong cơ thể sẽ giúp ức chế sự phát triển của nấm Candida. Tuy nhiên, khi có sự can thiệp từ các yếu tố như việc sử dụng kháng sinh, lượng vi khuẩn có lợi bị suy giảm, từ đó tạo cơ hội cho nấm candida phát triển.

Thêm vào đó, các yếu tố khác như suy giảm hệ miễn dịch hoặc các bệnh lý khác, ví dụ như tiểu đường, cũng có thể làm mất cân bằng giữa vi khuẩn và nấm candida trong cơ thể.

2. Mối liên hệ giữa hội chứng ruột kích thích và nấm men

Hội chứng ruột kích thích là một loại rối loạn chức năng ruột khá phổ biến, tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng lại gây ra gánh nặng kinh tế và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, việc chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời là rất cần thiết.

Hệ tiêu hóa của con người là môi trường sống của nhiều vi sinh vật, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến các bệnh tật. Những rối loạn về vi khuẩn đường ruột ngày càng được nhận thức là nguyên nhân chủ yếu gây ra IBS, một bệnh lý về tiêu hóa phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh cao trên toàn cầu.  

Nấm đường ruột cũng góp phần quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng vi sinh đường ruột, tương tự như các loài vi khuẩn. Mối liên quan giữa nấm hoặc các chất chuyển hóa của nấm với IBS và sự tương tác giữa hai yếu tố này vẫn chưa được hiểu rõ.

Dù không có chứng cứ trực tiếp cho thấy sự liên quan giữa hội chứng ruột kích thích và nấm men nhưng các nghiên cứu đã phát hiện ra sự biến đổi của hệ nấm đường ruột ở những bệnh nhân mắc IBS.

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến thành phần nấm đường ruột. Nhiều bệnh nhân chia sẻ rằng họ cảm thấy cải thiện sức khỏe sau khi thay đổi thói quen ăn uống và giảm lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn. 

Chế độ ăn uống tác động đến thành phần nấm đường ruột trong cơ thể con người.
Chế độ ăn uống tác động đến thành phần nấm đường ruột trong cơ thể con người.

Nhiều nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng có sự liên quan giữa hội chứng ruột kích thích và nấm men trong cơ thể con người.

Đau bụng và tiêu chảy là những triệu chứng của bệnh IBS, có thể xảy ra do nấm Candida phát triển quá mức. Loại nấm này được cho là có liên quan đến lượng carbohydrate hấp thụ trong thời gian ngắn. Vì vậy, giảm lượng carbohydrate ăn vào là một cách để ngăn ngừa sự phát triển của Candida. 

Việc điều trị kháng sinh có thể tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển.
Việc điều trị kháng sinh có thể tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển.

Hệ vi khuẩn nấm trong ruột có thể làm gia tăng độ nhạy cảm của các cơ quan nội tạng, dẫn đến các triệu chứng như đau bụng chức năng ở người bệnh.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ thần kinh trung ương có mối liên hệ mật thiết với đường ruột. Sự tham gia của hệ vi khuẩn đường ruột trong trục não- đường ruột, tình trạng loạn khuẩn do nấm, đã được phát hiện ở những bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích (IBS), những người này thường gặp các vấn đề như đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi, cơn đau bụng và cảm giác đầy hơi. 

Bệnh nhân IBS có thể bị đau bụng.
Bệnh nhân IBS có thể bị đau bụng.

Đến nay, nhiều nghiên cứu đã khám phá mối quan hệ giữa hội chứng ruột kích thích và nấm men, song một số bệnh nhân IBS cho biết họ cảm thấy khá hơn khi thay đổi chế độ ăn, giảm lượng carbohydrate trong thời gian ngắn và sử dụng men vi sinh (Probiotic). Tuy nhiên, mọi người cần cân nhắc đến sự khác biệt về phản ứng của các loài vi khuẩn đối với chế độ ăn, vì vậy mỗi người nên áp dụng các lời khuyên ăn uống dựa theo tình trạng của bản thân để có được chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.

Nếu bệnh nhân cảm thấy rằng nấm men, carbohydrate hoặc các loại thực phẩm khác khiến triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, họ nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Ngoài ra, trước khi thay đổi chế độ ăn hoặc loại bỏ nhóm thực phẩm nào đó, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ. 

Nếu phát hiện triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh hãy đi khám bác sĩ.
Nếu phát hiện triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh hãy đi khám bác sĩ.

Bệnh nhân cần chú ý tuân thủ điều trị nghiêm túc và không chủ quan để tránh làm bệnh tình trở nặng và triệu chứng kéo dài. Việc khám và nhận tư vấn từ bác sĩ là cần thiết để xác định chính xác liệu bệnh có phải là hội chứng ruột kích thích hay không, cũng như loại trừ những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ tiêu hóa khác.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được biết đến là một trong những cơ sở y tế hàng đầu tại Việt Nam trong việc khám chữa và điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Để nhận được sự tư vấn, khám chữa bệnh hiệu quả, quý khách có thể liên hệ với hệ thống Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký khám trực tuyến qua website của bệnh viện. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe