Gãy xương có ăn được bún không và dinh dưỡng có trong bún

Gãy xương có ăn được bún không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Bún không chỉ cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể mà còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho quá trình lành xương. Tuy nhiên, để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, bệnh nhân nên có một chế độ ăn uống phù hợp hơn.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Bị gãy xương có ăn được bún không?

Câu trả lời cho câu hỏi "Người bị gãy xương có ăn được bún không?" là có. Nguyên nhân là do bún chủ yếu cung cấp tinh bột, không hề ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các dưỡng chất cần thiết cho việc phục hồi xương như canxi, vitamin D, kẽm...  

Ngược lại, bún còn chứa rất ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, giúp giảm thiểu nguy cơ viêm. Tuy nhiên, vì bún không cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho quá trình phục hồi xương nên người bệnh vẫn cần kết hợp với chế độ ăn giàu dinh dưỡng để đảm bảo quá trình lành xương diễn ra hiệu quả.

2. Thành phần dinh dưỡng có trong bún

Bún với thành phần chủ yếu là tinh bột, không chỉ cung cấp nguồn năng lượng hiệu quả mà còn là một nguyên liệu linh hoạt trong ẩm thực Việt Nam. Bún có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau như thịt, hải sản và rau củ, đem đến nhiều món ăn đa dạng, thơm ngon, bổ dưỡng. 

Bún có thể kết hợp hài hòa với nhiều loại thực phẩm khác nhau, trong đó có hải sản.
Bún có thể kết hợp hài hòa với nhiều loại thực phẩm khác nhau, trong đó có hải sản.

Mặc dù không phải là nguồn cung cấp phong phú các loại khoáng chất, bún vẫn có thể cung cấp một số dưỡng chất như một ít natriprotein. Trong thành phần dinh dưỡng của bún, cứ 100g bún tươi cung cấp khoảng 110-150 calo, chủ yếu từ tinh bột (chiếm phần lớn), một lượng nhỏ protein và gần như không có chất béo.

Bún là nguồn cung cấp năng lượng nhờ hàm lượng tinh bột cao và trong bữa ăn của người Việt, bún thường được sử dụng như một thay thế cho cơm để tạo cảm giác no. 

Người Việt thường ăn cơm và bún trong bữa ăn.
Người Việt thường ăn cơm và bún trong bữa ăn.

3. Lợi ích của việc ăn bún với bệnh nhân gãy xương

Để hiểu rõ hơn về việc gãy xương có ăn được bún không thì cần xem xét vai trò của các chất dinh dưỡng trong quá trình phục hồi xương.

Mỗi 100g bún tươi chứa 30.68g tinh bột, đáp ứng 11% nhu cầu tinh bột hàng ngày của người trưởng thành. Tinh bột này khi được tiêu hóa sẽ chuyển hóa thành glucose – nguồn năng lượng chủ yếu nuôi sống mọi tế bào trong cơ thể, kể cả các tế bào tham gia vào quá trình phục hồi xương như tế bào tạo xương và tế bào tiêu xương.  

Ngoài ra, bún gạo lứt và bún rau củ, với hàm lượng chất xơ và khoáng chất dồi dào hơn bún trắng tinh chế, được xem là lựa chọn ưu tiên cho người cần phục hồi xương. Khi kết hợp với các thực phẩm giàu protein, canxi và vitamin D như thịt, cá, rau xanh, bún có thể là một phần của chế độ ăn đa dạng, bổ sung năng lượng cần thiết mà không gây áp lực lên hệ tiêu hóa.

Người bị gãy xương có ăn được bún không? Câu trả lời là có, tốt nhất là ăn bún gạo lứt.
Người bị gãy xương có ăn được bún không? Câu trả lời là có, tốt nhất là ăn bún gạo lứt.

Dưới đây là một số món ăn kết hợp bún với các nguyên liệu giàu dưỡng chất, tốt cho người bị gãy xương:

  • Bún riêu cua: Nạc cua cung cấp protein và canxi; rau muống và cà chua ăn kèm bổ sung vitamin K và magiê.
  • Bún cá: Cá là nguồn cung cấp protein và axit béo omega-3, tốt cho sự tái tạo và phục hồi xương.
  • Bún bò Huế: Thịt bò cung cấp protein, canxi, magiê, và phốt pho; xương bò hầm giúp bổ sung canxi, phốt pho và collagen, tốt cho sức khỏe xương.
  • Bún thang: Gà và tôm cung cấp đạm; trứng và nấm chứa nhiều protein, vitamin D và vitamin K, hỗ trợ quá trình lành xương.
  • Bún mọc: Mọc làm từ thịt xay nhồi vào nấm mèo, cung cấp protein và vitamin K, góp phần hỗ trợ phục hồi xương.

Tuy nhiên, để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, bên cạnh hiểu rõ gãy xương có ăn được bún không, bệnh nhân cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Ngoài ra, đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể về chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe