Những hiểu nhầm thường gặp về loãng xương

Loãng xương là một bệnh thầm lặng, thường phát triển mà không có bất kỳ triệu chứng hoặc đau đớn nào nên không ít người vẫn chủ quan. Dưới đây là những hiểu nhầm thường gặp về loãng xương mà mọi người nên tránh.

1. Những hiểu nhầm thường gặp về loãng xương

1.1. Có thể cảm nhận được khi xương yếu đi

Đây là một trong những nhầm lẫn phổ biến của người bị loãng xương. Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng, thường phát triển mà không có bất kỳ triệu chứng hoặc đau đớn nào cho đến khi xương yếu đi gây gãy xương (thường gặp ở chậu, cổ tay và cột sống).

Vì vậy, ngăn ngừa gãy xương là ưu tiên hàng đầu của các bác sĩ trong điều trị loãng xương.

Trắc nghiệm: Nguyên nhân gây loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương là một trong số các bệnh xương khớp thường gặp hiện nay, và đang có xu hướng gia tăng. Bệnh gặp nhiều ở người cao tuổi, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ cao nhất. Vậy đâu là nguyên nhân gây loãng xương và ai là người dễ bị loãng xương?

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II, Phạm Trung Hiếu , chuyên khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình , Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Phạm Trung Hiếu
Phạm Trung Hiếu
Bác sĩ chuyên khoa II,
Ngoại chấn thương chỉnh hình
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

1.2. Chỉ cần bổ sung đủ canxi và vitamin D, xương sẽ được bảo vệ

Thực tế thì canxi và vitamin D giúp giảm 16% nguy cơ gãy xương. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, luyện tập, tình hình bệnh tật (HIV, AIDS, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy nhược thần kinh,...)

Trong đó, việc sử dụng các loại thuốc cũng có tác động lớn đến nguy cơ loãng xương của mỗi người, sử dụng các loại thuốc kháng acid như Pantoprazole, Omeprazole, Ranitidine sẽ làm tăng nguy cơ gãy xương lên 60% sau bốn năm sử dụng.


Vitamin D chỉ là một trong các yếu tố giúp giảm nguy cơ loãng xương
Vitamin D chỉ là một trong các yếu tố giúp giảm nguy cơ loãng xương

1.3. Chỉ tuổi già mới bị loãng xương

Người lớn tuổi là độ tuổi có nguy cơ loãng xương và gãy xương cao, bên cạnh vấn đề tuổi tác thì có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây loãng xương.

Ngoài các yếu tố như chế độ dinh dưỡng, tập luyện, bệnh tật, sử dụng thuốc,...; yếu tố di truyền, việc sử dụng thuốc lá, quá nhiều cafein, đồ uống có cồn cũng tăng nguy cơ loãng xương ở người trẻ tuổi.

1.4. Đàn ông không bị loãng xương

Xương của nam giới thường khá chắc chắn và ít bị gãy hơn so với xương phụ nữ. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, tỉ lệ mắc loãng xương ở nam giới vẫn chiếm 20% số bệnh nhân loãng xương.

1.5. Chỉ té ngã mới khiến xương bị gãy

Hầu hết các trường hợp gãy xương là do té ngã. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp, xương quá yếu nên có thể tự gãy, hay còn gọi là gãy xương tự phát.

Bệnh nhân chỉ cần tựa lưng vào bề mặt cứng hơi quá sức cũng có thể gây gãy xương, hoặc đơn giản việc đi bộ cũng có thể làm xương gãy.

2. Cách phòng tránh loãng xương

  • Thường xuyên hoạt động thể lực ở mức độ vừa phải.
  • Tắm nắng 30 phút/ngày trước 9h sáng.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý: Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng đặc biệt là bổ sung canxi trong khẩu phần hàng ngày, bổ sung vitamin D theo nhu cần; không nên ăn đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn, không hút thuốc và hạn chế uống rượu, bia, chất kích thích, đồ uống có ga.

Thường xuyên hoạt động thể lực vừa phải, tắm nắng trước 9 giờ sáng giúp phòng tránh loãng xương
Thường xuyên hoạt động thể lực vừa phải, tắm nắng trước 9 giờ sáng giúp phòng tránh loãng xương
  • Cách tốt nhất là đi kiểm tra sức khỏe định kỳ: Tùy thuộc vào kết quả đo loãng xương và tình hình sức khỏe của bệnh nhân, cũng như đánh giá các yếu tố nguy cơ đi kèm.

Những đối tượng nên kiểm tra loãng xương định kỳ:

  • Phụ nữ sau mãn kinh.
  • Người bệnh đã từng bị gãy xương trước đó, gầy, hút thuốc lá, tiền sử gia đình có người bị gãy xương do loãng xương.
  • Người bệnh đang hoặc sẽ phải dùng glucocorticoid kéo dài (> 3 tháng), với liều lớn hơn 7,5 mg prednison/ ngày.
  • Phụ nữ sử dụng hormone thay thế trong thời gian dài.
  • Mãn kinh hay đã cắt buồng trứng trước 40 tuổi.
  • Người bệnh có bất thường cột sống.
  • Phụ nữ mãn kinh có tiền sử bệnh lý có thể gây loãng xương thứ phát.

Từ kết quả khám, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, thường là sự kết hợp giữa việc dùng thuốc, chế độ vận động, dinh dưỡng phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe