Đau khớp ở tuổi 30 và 40: Nguyên nhân và cách xử lý cần biết

Đau khớp ở tuổi 30 và 40 dường như đang dần trở nên phổ biến hiện nay, đặc biệt là dân văn phòng, vì những thay đổi trong thói quen ăn uống, yêu cầu công việc chỉ ngồi yên một chỗ trong thời gian dài và cả tình trạng ít quan tâm đến hoạt động thể dục thể thao. Cùng bài viết tìm hiểu chi tiết về tình trạng này nhé!

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Những vấn đề xương khớp có thể gặp phải khi già đi

Đau khớp và viêm khớp là những tình trạng bệnh đã gây ra nhiều khó khăn cho người lớn tuổi, đặc biệt là sau tuổi 50. Thế nhưng trong vài năm trở lại đây, tình trạng đau khớp ở tuổi 30 và 40 đã bắt đầu trở nên phổ biến. Khi bước vào giai đoạn 30 đến 40 tuổi, các khớp thường tích lũy đủ sự hao mòn sẽ bắt đầu gây ra cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, nếu thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ khớp, chúng ta hoàn toàn có thể tránh được sự đau nhức xương khớp

Đau khớp ở tuổi 30 và 40 đang dần trở nên phổ biến hiện nay.
Đau khớp ở tuổi 30 và 40 đang dần trở nên phổ biến hiện nay.

Khi chúng ta lớn tuổi dần, các khớp sẽ bắt đầu trở nên hao mòn do sụn không còn khả năng tự tái tạo. Sụn là phần mô lót giữa các khớp, cho phép chúng di chuyển trơn tru. Các khớp sẽ không thể di chuyển ổn định và giữ được cảm giác tự nhiên nếu không có lớp đệm sụn đủ chắc.  

Giai đoạn 30 đến 40 tuổi là quãng thời gian hầu hết mọi người đều bận rộn với công việc, sự nghiệp và gia đình. Hoạt động thể chất khi đó bị giảm đi, dẫn đến khả năng tăng cân. Đây cũng là lý do gây căng thẳng cho xương khớp, đặc biệt là những phần khớp nằm ở nửa dưới cơ thể như khớp đầu gối.

Đầu gối gánh chịu nhiều trọng lượng cơ thể nhất, và cũng phải chịu đựng sự chuyển động lặp đi lặp lại (đứng lên ngồi xuống) nhất so với các khớp khác. Kết quả cuối cùng là có thể dẫn đến viêm xương khớp - dạng viêm khớp phổ biến nhất.

2. Các yếu tố nguy cơ gây đau khớp ở tuổi 30 và 40

Thoái hóa khớp là một dạng viêm khớp phổ biến, phát triển qua các giai đoạn khác nhau và tác động chủ yếu đến các khớp. Tùy thuộc vào các yếu tố khác như cấu trúc cơ thể hoặc mức độ hoạt động trước đó của cá nhân, mọi người có thể thấy các biểu hiện của sự hao mòn ở độ tuổi trẻ hơn.

Hầu hết các yếu tố nguy cơ đều nằm ngoài tầm kiểm soát, nhưng các đặc điểm như cân nặng và hoạt động lặp đi lặp lại thì có thể thay đổi bằng cách đổi lối sống. Một vài yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm khớp ở tuổi 30 và 40 có thể kể đến là:

  • Thừa cân béo phì: Trọng lượng tăng thêm gây áp lực lên khớp và sụn.
  • Tình trạng viêm hoặc bệnh tự miễn: Viêm đóng vai trò trong việc phát triển bệnh viêm khớp.
  • Chấn thương khớp trước đó: Tổn thương khớp trước đây là nguyên nhân hàng đầu gây viêm khớp ở người trẻ tuổi.
  • Các hoạt động lặp đi lặp lại: Các chuyển động lặp đi lặp lại làm tăng tốc độ hao mòn.

Nếu thường xuyên làm việc bằng tay, chúng ta có khả năng bị viêm khớp ngón tay sớm hơn, các khớp từng bị thương hoặc được sử dụng nhiều nhất sẽ có nguy cơ thoái hóa trước.  

3. Những việc phải làm khi bị đau khớp trước 50 tuổi

Sự hao mòn của khớp thường sẽ hình thành từ từ, nhưng nếu bị đau khớp ở tuổi 30 và 40, người bệnh cần thảo luận với bác sĩ để đảm bảo không có vấn đề nghiêm trọng nào gây ra cảm giác đau nhức.

Trên thực tế, viêm khớp nhẹ không quá quan trọng nếu như bệnh không gây ra sự đau đớn. Còn nếu bệnh nhân cảm thấy đau nhói thì vấn đề gặp phải có thể còn nghiêm trọng hơn. 

Thảo luận với bác sĩ ngay khi có cảm giác đau nhói ở các khớp trên cơ thể.
Thảo luận với bác sĩ ngay khi có cảm giác đau nhói ở các khớp trên cơ thể.

3.1 Một vài dấu hiệu tiềm ẩn nguy cơ của chứng đau khớp dưới 50 tuổi:  

  • Cơn đau không tương xứng với hoạt động đang thực hiện.
  • Đột ngột mất khả năng vận động, không thể uốn cong hoặc duỗi thẳng hoàn toàn một bộ phận của cơ thể.
  • Sưng tấy - dấu hiệu của viêm.

Đối với những cơn đau nhức từ nhẹ đến trung bình, hãy đến gặp bác sĩ để được đánh giá tình trạng cơ xương khớp. Các bác sĩ cũng sẽ xem xét mọi khía cạnh sức khỏe khác để đảm bảo không có tình trạng nào ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.  

Rất nhiều cơn đau nhức nhẹ liên quan đến tuổi tác là do mất cân bằng cơ bắp. Vật lý trị liệu hoặc thậm chí các phương pháp tiếp cận toàn diện hơn như nắn xương hoặc châm cứu có thể rất hiệu quả trong những trường hợp đó.  

3.2 Một số hoạt động giúp giảm bớt các đợt đau khớp bùng phát và khó chịu:

  • Chườm đá lên khớp bị đau trong khoảng 15 phút, từ hai đến ba lần một ngày.
  • Cho khớp nghỉ ngơi, tránh các hoạt động nặng.
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn.
  • Sử dụng các miếng đệm sưởi, hoặc tắm nước ấm để giảm co thắt cơ.

4. Các hoạt động giúp hạn chế tình trạng đau khớp sớm

Không bao giờ là quá muộn để chủ động bảo vệ khớp. Để hạn chế tình trạng đau khớp sớm, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp bên dưới càng sớm càng tốt.

4.1. Tập thể dục thường xuyên

Các hoạt động thể chất nhẹ nhàng giúp giảm viêm và duy trì sự chuyển động của khớp. Những hoạt động phổ biến là đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội và các bài tập Aerobic khác. 

Bơi lội là một bài tập thể dục tốt cho tim mạch và cả xương khớp.
Bơi lội là một bài tập thể dục tốt cho tim mạch và cả xương khớp.

4.2. Cải thiện tính linh hoạt cho khớp

Tập Yoga và các bài tập kéo gian sẽ giúp cải thiện tính linh hoạt và phạm vi chuyển động của khớp, hạn chế nguy cơ đau khớp ở tuổi 30 và 40.

4.3. Rèn luyện sức mạnh

Tăng cường sức mạnh các cơ và khớp sẽ giúp ổn định chúng. Tập luyện với tạ nhẹ và số lần lặp lại cao có thể áp dụng trong trường hợp này.

4.4. Duy trì lối sống lành mạnh

Có một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất cho hệ cơ xương khớp. Kết hợp với đó là hoạt động thể dục thể thao đều đặn để duy trì cân nặng hợp lý, giữ cho thể chất khỏe mạnh. Tất cả những điều này sẽ giúp ích trong việc bảo vệ xương khớp chúng ta. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe