Chụp cộng hưởng từ vùng chậu (vùng tiểu khung): Những điều cần biết

Bài viết bởi Bác sĩ Trịnh Lê Hồng Minh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Chụp cộng hưởng từ vùng chậu cũng thường được thực hiện để xác định sự lan rộng của các khối ung thư ở vùng chậu, còn gọi là chia giai đoạn ung thư. Chia giai đoạn giúp hướng dẫn các biện pháp điều trị và theo dõi ung thư trong tương lai. Chụp cộng hưởng từ vùng chậu có thể giúp chia giai đoạn ung thư cổ tử cung, tử cung, bàng quang, trực tràng, tiền liệt tuyến và tinh hoàn.

1. Khi nào cần chụp cộng hưởng từ vùng chậu/tiểu khung?

Chụp cộng hưởng từ vùng chậu/ tiểu khung có thể được hiện đối với phụ nữ có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu sau:

  • Ra huyết âm đạo bất thường.
  • Một khối u vùng chậu (được phát hiện khi khám lâm sàng vùng chậu hoặc được phát hiện trên các phương tiện hình ảnh khác).
  • Các u xơ tử cung.
  • Các khối u vùng chậu trong quá trình mang thai
  • Lạc nội mạc tử cung (thường được thực hiện sau khi siêu âm)
  • Đau ở vùng bụng dưới
  • Vô sinh không giải thích được (thường được thực hiện sau khi siêu âm)
  • Đau vùng chậu không giải thích được (thường được thực hiện sau khi siêu âm)

Người bệnh bị đau bụng vùng dưới nên chụp cộng hưởng từ vùng chậu
Người bệnh bị đau bụng vùng dưới nên chụp cộng hưởng từ vùng chậu

Cộng hưởng từ vùng chậu/ tiểu khung có thể được hiện đối với nam giới có các dấu hiệu hoặc triệu chứng sau:

  • Các khối hoặc sưng phù vùng bìu/tinh hoàn.
  • Tinh hoàn ẩn (không thấy được trên siêu âm)
  • Đau vùng chậu hoặc bụng dưới không giải thích được
  • Các vấn đề về đi tiểu không giải thích được, bao gồm các vấn đề khi bắt đầu đi tiểu hoặc sau khi tiểu xong.

Chụp cộng hưởng từ vùng chậu/ tiểu khung có thể được thực hiện ở cả nam và nữ khi:

  • Có các dấu hiệu bất thường trên X quang vùng chậu.
  • Các bất thường bẩm sinh của khớp háng
  • Chấn thương vùng háng
  • Đau vùng háng không giải thích được

Người bệnh bị chấn thương vùng chậu
Người bệnh bị chấn thương vùng chậu

2. Chụp Cộng hưởng từ khu vực này cho biết/cảnh báo các vấn đề gì?

Các kết quả bất thường ở phụ nữ sau khi chụp cộng hưởng từ vùng chậu có thể do:

Các kết quả bất thường ở nam giới có thể do:

Các bất thường ở cả nam và nữ có thể do:

  • Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi
  • Các dị tật bẩm sinh của khớp háng
  • Các khối u xương
  • Gãy xương vùng háng
  • Thoái hóa khớp háng
  • Viêm xương - tủy xương

Bệnh viêm xương - tủy xương có thể phát hiện thông qua chụp cộng hưởng từ
Bệnh viêm xương - tủy xương có thể phát hiện thông qua chụp cộng hưởng từ

3. Trước và sau khi chụp cộng hưởng từ vùng này có vấn đề gì quan trọng cần lưu tâm không?

Trước khi chụp cộng hưởng từ vùng chậu:

  • Bạn nên nói với bác sĩ các vấn đề về sức khỏe, những phẫu thuật gần đây hoặc tiền căn dị ứng của bạn và hiện tại bạn có khả năng đang mang thai hay không.
  • Từ trường sẽ không gây hại, nhưng có thể khiến một số máy móc y khoa bị hỏng. Hầu hết các dụng cụ cấy ghép chỉnh hình không bị ảnh hưởng, nhưng bạn nên luôn nói với các kỹ thuật viên nên bạn có đặt bất kỳ dụng cụ kim loại nào trong người.
  • Các hướng dẫn về vấn đề ăn uống trước khi chụp cộng hưởng từ vùng chậu sẽ thay đổi tùy theo từng bệnh lý cụ thể. Đa số trường hợp bạn sẽ uống thuốc như bình thường.
  • Vui lòng để các trang sức của bạn ở nhà và mặc đồ thoáng mát, thoải mái. Bạn có thể được yêu cầu mặc đồng phục của bệnh viện.
  • Nếu bạn lo lắng hoặc bị hội chứng sợ nhốt kín, bạn có thể nói với bác sĩ để yêu cầu được gây mê nhẹ trước khi chụp cộng hưởng từ vùng chậu.

Chuẩn bị bệnh nhân chụp cộng hưởng từ vùng chậu
Chuẩn bị bệnh nhân chụp cộng hưởng từ vùng chậu

Sau khi chụp cộng hưởng từ vùng chậu:

  • Hầu hết bệnh nhân có thể về nhà ngay sau khi chụp xong cộng hưởng từ vùng chậu và quay lại sinh hoạt thường ngày.
  • Những bệnh nhân được gây mê hoặc có tiêm thuốc tương phản có thể cần theo dõi trong một thời gian ngắn.Nếu sử dụng thuốc tương phản, bạn có thể bị tụ máu dưới da ở vị trí chích thuốc; nhưng điều này vô hại và sẽ tự hết. Khi bị máu tụ lớn gây phù và khó chịu, đầu tiên bạn hãy chườm đá; sau 24 giờ, bạn chườm nước ấm sẽ làm tan máu tụ.

Nguồn tham khảo: Mountsinai.org

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe