Các bệnh tiêu chảy do vi khuẩn

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Nguyễn Hồng Trâm - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn là bệnh phổ biến ở mọi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển và liên quan mật thiết đến điều kiện vệ sinh môi trường cũng như thực phẩm. Các trường hợp tiêu chảy cấp thậm chí có thể dẫn đến mất nước nặng, nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân gây tử vong cho các đối tượng trẻ em và người cao tuổi.

1. Tiêu chảy do vi khuẩn là gì?

Tiêu chảy cấp do vi khuẩn là tình trạng đi cầu phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần/ 24 giờ có thể dẫn đến tình trạng mất nước nặng và nhiễm trùng toàn thân. Các loại vi khuẩn thường gặp gây ra tiêu chảy gồm có:

Các vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa sẽ sản xuất ra các độc tố ruột hoặc phá hủy trực tiếp các tế bào niêm mạc ruột gây rối loạn sự hấp thụ nước và điện giải ở ruột non, đại tràng kém hấp thu lượng nước trở lại gây tiêu chảy.


Tiêu chảy do vi khuẩn gây ra tình trạng mất nước và nhiều triệu chứng nghiêm trọng
Tiêu chảy do vi khuẩn gây ra tình trạng mất nước và nhiều triệu chứng nghiêm trọng

2. Triệu chứng của tiêu chảy do vi khuẩn

Triệu chứng của bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn thường khá đa dạng tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh, có thể kể đến như:

  • Sốt
  • Mệt mỏi, nhức đầu
  • Buồn nôn, nôn
  • Đi cầu phân lỏng nhiều lần, phân nhầy nhiều nước, đôi khi có máu
  • Biểu hiện mất nước

Mức độ mất nước của bệnh nhân sẽ được phân loại như sau:

  • Mất nước mức độ nhẹ: Bệnh nhân không có dấu hiệu mất nước trên lâm sàng, tri giác hoàn toàn tỉnh táo, mắt không trũng, không khát nước, da môi khô, tái nhẹ; mạch nhanh, nước tiểu bình thường.
  • Mất nước mức độ vừa: Toàn trạng kích thích, vật vã; bệnh nhân khát nước, mắt trũng nhẹ; môi khô, da khô lạnh, mạch rất nhanh, thiểu niệu, chân tay lạnh.
  • Mất nước mức độ nặng: Bệnh nhân li bì, hôn mê; biểu hiện rất khát nước, mất đàn hồi da, mắt rất trũng, da khô xanh tái lạnh, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt, vô niệu và lạnh toàn thân,

Ngoài ra tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh mà lâm sàng bệnh nhân sẽ có những điểm khác biệt:

  • Tiêu chảy do lỵ: Thường sốt cao, đau bụng từng cơn kèm mót rặn, đi ngoài phân lỏng nhầy máu.
  • Tiêu chảy do tả: Thường khởi phát nhanh trong 24 giờ, tiêu chảy dữ dội, phân toàn nước như vo gạo nhưng không sốt, không mót rặn và không đau quặn bụng.
  • Tiêu chảy do độc tố tụ cầu: Bệnh ủ trong 1-6 giờ, bệnh nhân thường buồn nôn, nôn, tiêu chảy nhiều nước nhưng không sốt.
  • Tiêu chảy do Salmonella thường sốt cao, nôn và đau bụng.

3. Điều trị tiêu chảy do vi khuẩn như thế nào?

Nguyên tắc điều trị của bệnh tiêu chảy cấp do vi khuẩn là:

  • Đánh giá tình trạng mất nước và bồi phụ nước điện giải
  • Điều trị kháng sinh theo căn nguyên
  • Điều trị triệu chứng

Trong đó khuyến cáo của Bộ y tế về điều trị kháng sinh theo tác nhân gây bệnh như sau:

  • Tiêu chảy do E.coli: Ưu tiên kháng sinh nhóm Quinolon, uống hoặc truyền trong 5 ngày.
  • Tiêu chảy do Clostridium difficile: Metronidazol hoặc Vancomycin.
  • Tiêu chảy do Shigella hoặc Salmonella: Ưu tiên Quinolon.
  • Tiêu chảy do vi khuẩn tả: Nhóm Quinolon, Ciprofloxacin hoặc Azithromycin.

Điều trị mất nước theo mức độ mất nước của người bệnh, thông thường ở mức độ nhẹ bệnh nhân sẽ được bù dịch bằng dung dịch Oresol đường uống trong khi từ độ vừa trở lên (hoặc bệnh nhân không uống được) thì cần bù dịch bằng đường tĩnh mạch với dung dịch Ringer lactat.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe