Tiêu chảy cấp ở người lớn

Bài viết bởi Bác sĩ Nguyễn Công Hòa - Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Tiêu chảy cấp là tình trạng tiêu chảy xảy ra cấp tính trong vòng 14 ngày với số lượng phân nhiều và lỏng. Tiêu chảy cấp ở người lớn rất nguy hiểm nếu tình trạng này kéo dài, do đó người bệnh cần nắm được cách xử trí và uống thuốc đúng liều lượng.

1. Tiêu chảy cấp là gì?

Tiêu chảy cấp là gì: Khái niệm này thay đổi tùy mỗi quốc gia: là tình trạng đại tiện phân lỏng > 3 lần/ ngày, có thể kéo dài vài ngày hay nhiều ngày, có thể có các rối loạn về lâm sàng và cận lâm sàng.

Cấp tính: Từ vài ngày đến dưới 14 ngày.

Bán cấp: từ 2-4 tuần.

Mạn tính: . 04 tuần

Dịch tễ:

  • Có hơn 2 tỷ trường hợp của bệnh tiêu chảy mỗi năm trên toàn cầu.
  • Trong đó 1,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi.
  • Ở Mỹ dân số khoảng 200 triệu, khoảng 99 triệu ca tiêu chảy cấp / năm ở người lớn.
  • 25% số ca nhập viện là tiêu chảy.
  • và 85% của tỷ lệ tử vong liên quan đến tiêu chảy xảy ra ở người cao tuổi (> 65 tuổi)

Cơ chế gây tiêu chảy:

  • Xâm nhập: các vi khuẩn như (tả, lỵ, thương hàn....) xâm nhập phá hủy tế bào ruột, các sản phẩm của sự phá hủy tế bào tạo ra các độc tố, cùng các độc tố vi khuẩn gây tiêu chảy, từ ruột vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết.
  • Cơ chế bám dính: các virus gây bệnh đường tiêu hóa ví dụ điển hình (Rotavirus) xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và nhân lên chủ yếu ở niêm mạc tá tràng, chúng phá huỷ lớp tế bào trụ, làm lớp tế bào này bị biến dạng.
  • Quá trình hấp thu của ruột bị giảm, do đó làm ứ đọng các chất trong lòng ruột, đặc biệt là carbohydrat; tăng áp lực thẩm thấu ruột kéo nước ra ngoài, gây ỉa chảy nhiều lần trong ngày và phân rất nhiều nước.

2. Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp

Các nguyên nhân chính gây tiêu chảy nhiễm cấp do virus:

  • Norovirus,
  • Rotavirus,
  • Adenovirus,
  • Astrovirus

Các nguyên nhân chính gây tiêu chảy nhiễm cấp do vi khuẩn:

  • Salmonella.
  • Campylobacter.
  • Shigella.
  • Enterotoxigenic Escherichia coli.
  • Clostridium difficile.
  • Cholera bacillus

Các nguyên nhân khác.

  • Ký sinh trùng, có trong thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm.
  • Các loại thuốc như kháng sinh, thuốc chống ung thư, và các thuốc kháng acid có chứa magiê, thức, ăn rau, hoa quả có dư lượng chất bảo quản, và thuốc bảo vệ thực vật
  • Không dung nạp thức ăn và nhạy cảm, đó là những vấn đề tiêu hóa các thành phần hoặc các loại thực phẩm nhất định. Một ví dụ không dung nạp đường lactose .
  • Bệnh có ảnh hưởng đến dạ dày, ruột non, hoặc đại tràng, như crohn
  • Vấn đề với các chức năng ruột, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích
  • Hội chứng kém hấp thu-
  • Có thể bị gây ra bởi các bệnh: celiac, Crohn, không dung nạp lactose, tổn thương đường ruột.
  • Tiền sử gia đình có bệnh kém hấp thu, nghiện rượu
  • Bình thường protein, carbohydrate, chất béo, các chất lỏng được hấp thu ở ruột non.
  • Viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc ruột. Các bệnh tại niêm mạc ruột làm giảm sản xuất các enzyme cần thiết để tiêu hóa thức ăn hoặc giảm acid do dạ dày có thể làm giảm hấp thu.
  • Thức ăn chuyển xuống ruột già các vi khuẩn phân hủy chuyển hóa lactose sinh hơi, đầy bụng, tiêu chảy

Tiêu chảy nhiễm HIV – chuyển AIDS

  • Hay gặp ở bệnh nhân nhiễm HIV có T-CD4 thấp (<200 tế bào / microL)
  • Escherichia enteroaggregative coli (EAEC)
  • Cryptosporidium là một loại ký sinh trùng đơn bào trong tế bào.
  • Các vi khuẩn microsporidia.
  • CMV, HSV, Clostridium difficile
  • MAC, bệnh lao, histoplasmosis, lymphoma, sarcoma Kaposi.

Nguyên nhân gây tiêu chảy theo vị trí.

Thời gian khởi phát sau ăn uống tiếp xúc gợi ý định hướng nguyên nhân.

Tiêu chảy cấp ở người lớn
Ruột non Ruột già
Phân là nước, số lượng lớn.
Kết hợp: Đau bụng nhẹ, đầy hơi, khí.
Triệu chứng mất nước, sụt cân.
Hiếm khi sốt.
Hiếm khi máu trong phân.
Bạch cầu hiếm khi thấy.
Tần suất nhiều lần, phân số lượng ít.
Đau quặn nhiều hơn.
Sốt và phân có máu nhầy là phổ biến.
Hồng cầu và bạch cầu có thể thấy trong phân

  • Trong vòng sáu giờ - có thể do ăn uống phải độc tố của của Staphylococcus aureus hoặc Bacillus cereus , đặc biệt là nếu buồn nôn và ói mửa là những triệu chứng ban đầu.
  • 8-16 giờ - cho thấy nhiễm Clostridium perfringens
  • Hơn 16 giờ - cho thấy hoặc là do virus hoặc vi khuẩn nhiễm trùng nào khác (ví dụ, ô nhiễm thực phẩm với enterotoxigenic hay EHEC hoặc các mầm bệnh khác).
  • Tiếp xúc với động vật (gia cầm, vườn thú) vi khuẩn Salmonella
  • Khách du lịch đến vùng có vùng có điều kiện y tế hạn chế và còn một số dịch tiêu chảy hay lưu hành
  • Nghề nghiệp trong nhà trẻ đã được kết hợp với nhiễm Shigella , CryptosporidiumGiardia .
  • Xem xét đến nguyên nhân Rotavirus dựa vào hỏi tính chất phân, đi ngoài, tiền sử tiếp xúc và tiền sử uống vacxin.
  • Sử dụng kháng sinh gần đây (có thể đầu mối để nghĩ đến tiêu chảy do C. difficile).
  • Các thuốc khác (PPI có thể làm tăng nguy cơ tiêu chảy nhiễm trùng).
  • Các bệnh lý đang dùng thuốc ức chế miễn dịch

3. Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy

Biểu hiện đa dạng tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh.

  • Nôn và buồn nôn.
  • Tiêu chảy nhiều lần, tính chất phân phụ thuộc vào căn nguyên gây bệnh:
    + Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn: Phân có nhiều nước, không có bạch cầu hoặc hồng cầu trong phân.
    + Tiêu chảy do vi khuẩn xâm nhập: Phân thường có nhầy, đôi khi có máu.
Tiêu chảy cấp ở người lớn

Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy

  • Đầy hơi và chướng bụng có thể do rối loạn chuyển hóa tại lòng ruột khi tiêu chảy sinh hơi, hay chướng bụng do liệt ruột máy điện giải, hoặc nhiễm trùng nhiễm độc nặng.
  • Dấu hiệu mất nước: mệt, khát, thay đổi ý thức, giảm cân, tụt HA.
  • Dấu hiệu sốt: tùy nguyên nhân gây tiêu chảy có thể có sốt hoặc không nhiệt độ cao nhiều hoặc vừa phải: VD ỉa chảy do thương hàn thể ruột thường sốt cao, mạch nhiệt phân ly; tả thường không sốt; hoặc rotavirus thường sốt nhẹ.

Xét nghiệm:

  • Công thức máu: Số lượng bạch cầu tăng hay giảm tùy căn nguyên.
  • Xét nghiệm sinh hoá máu: Đánh giá rối loạn điện giải, suy thận kèm theo.
  • Xét nghiệm phân:
    + Soi phân: Tìm xem có hồng cầu, bạch cầu, các đơn bào ký sinh, nấm, trứng ký sinh trùng...
    + Cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh.

4. Chẩn đoán và điều trị

4.1 Chẩn đoán

Khám lâm sàng:

Hỏi bệnh sử:

  • Có ăn uống gì lạ ở ngoài đường? Có đi du lịch? Có tiền căn đang dùng kháng sinh hay đang điều trị bệnh nào khác? Dị ứng, miễn dịch giảm?
  • Kiểu tiêu chảy ít đau bụng kèm lương phân nhiều nghĩ nhiều đến tổn thương ruột non hay đoạn ruột già gần
  • Tiêu chảy phân ít,cảm giác mót rặn (tenesmus) có phân máu và đau bụng nhiều tổn thương trực tràng hay đại tràng thấp
  • Bệnh nhân có sốt, tụt huyết áp, tim nhanh, da khô thiếu nước, khô miệng là những dấu mất nước nghiêm trọng.
  • Cần phải để ý loại trừ các bệnh lý ngoại khoa (dấu hiệu phản ứng phúc mạc): viêm ruột thừa cấp, túi thừa

Cận lâm sàng:

  • Cấy phân: khi bệnh nặng, sốt cao, phân có máu, phân soi có bạch cầu, bệnh suy giảm miễn dịch và bệnh nhân có tiền sử bị hội chứng ruột kích thích.
  • Cấy máu: khi sốt cao, tụt HA , hay suy giảm miễn dịch nặng
  • Nội soi trực tràng:

+ Chỉ định: phân có máu, mót rặn kéo dài 3-4 ngày liền.

+ Soi kèm sinh thiết giúp chẩn đoán phân biệt nhiễm trùng và đợt bùng phát (flare) của viêm loét ruột .

+ Soi giúp chẩn đoán loại trừ viêm ruột do thiếu máu cục bộ.

+ Soi giúp chẩn đoán tiêu chảy do nhiễm C.dificille nhanh nếu có hình ảnh màng giả mạc đặc trưng.

+ Soi và quan sát thêm trên kính hiển vi mẫu mô + làm xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán bệnh lý amip

+ Sinh thiết qua soi trực tràng giúp chẩn đoán bệnh lý viêm hậu môn trực tràng cấp do Cytomegalo virus hay herpes virus.

- Chẩn đoán hình ảnh

+ Siêu âm

+ Chụp phim bụng đứng khi nghi ngờ bệnh nhân có bệnh lý ngoại khoa, nhiễm

C.difficile, amib.

+ MSCT bụng

4.2 Điều trị

Nguyên tắc

  • Điều trị kháng sinh tùy căn nguyên. Cần dự đoán căn nguyên và điều trị ngay.
  • Điều chỉnh lại kháng sinh nếu cần sau khi có kết quả cấy phân.
  • Đánh giá tình trạng mất nước và bồi phụ nước điện giải.
  • Điều trị triệu chứng.

Sử dụng kháng sinh trong tiêu chảy nhiễm khuẩn do một số căn nguyên thường gặp

  • Kháng sinh thường hiệu quả trong trường hợp tiêu chảy xâm nhập.
  • Thường dùng kháng sinh đường uống. Kháng sinh đường truyền chỉ dùng trong trường hợp nặng có nhiễm khuẩn toàn thân
  • Liều dùng kháng sinh ở dưới đây chủ yếu áp dụng cho người lớn.
Tiêu chảy cấp ở người lớn
Tiêu chảy cấp ở người lớn
Tiêu chảy cấp ở người lớn
Tiêu chảy cấp ở người lớn
Tiêu chảy cấp ở người lớn
Tiêu chảy cấp ở người lớn
Tiêu chảy cấp ở người lớn
Tiêu chảy cấp ở người lớn
Tiêu chảy cấp ở người lớn
Tiêu chảy cấp ở người lớn


Tiêu chuẩn nhập viện

  • Dấu hiệu mất nước
  • Đi phân lỏng> 6 lần/ 24 h
  • Đau bụng giữ dội
  • Phân máu, sốt> 38.5 độ C
  • Người già, phụ nữ có thai.
  • Người có bệnh mạn tính.
  • Người có suy giảm miễn dịch.
  • Tiêu chảy > 01 tuần

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không?
  • Tiêu chảy nên ăn gì cho nhanh khỏi, mau lại sức?
  • Trẻ bị tiêu chảy cấp - Bố mẹ ở nhà nên làm gì và khi nào phải đưa con đi viện gấp

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe