Cá hồi và biphenyls polychlorinated (PCB)

Cá hồi là một trong những loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, trong cá hồi chứa chất biphenyls polychlorinated (PCB) có thể gây ung thư và ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch, thần kinh. Do đó, khi ăn cá hồi thì bạn nên lựa chọn loại có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

1. PCB là gì? Nguy cơ của biphenyls polychlorinated tới sức khỏe như thế nào?

Biphenyls Polychlorinated (PCB) là hóa chất được đưa vào sản xuất trong ngành công nghiệp từ ​​năm 1929, cho đến năm 1979 thì chúng bị cấm. PCB đã được chứng minh gây ra các tác động xấu đến sức khỏe con người, bao gồm ung thư tiềm ẩn và tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch, thần kinh và nội tiết.

PCB có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho những người thường xuyên ăn cá bị ô nhiễm. Chúng có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân. Phụ nữ cho con bú nếu nhiễm PCB cũng có thể truyền sang cho con thông qua đường sữa mẹ, ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ trong quá trình học tập.

Tàn dư của hóa chất PCB có thể hòa trong không khí, ngấm vào nước và sâu lòng đất. Theo nghiên cứu, các dấu vết của loại hóa chất này được tìm thấy trên khắp toàn thế giới. Chúng lắng xuống nước và trầm tích ở sông, biển khiến các loài sinh vật nhỏ sống dưới nước hấp thụ, tích tụ dần hóa chất trong mỡ và các cơ quan khác như gan.

Một lượng nhỏ hóa chất Biphenyls Polychlorinated cũng được tìm thấy trong thịt, các sản phẩm từ sữa và nước uống, tuy nhiên cá vẫn là nguồn thực phẩm chính chứa PCB, đặc biệt là cá đánh bắt ở các hồ hoặc sông bị ô nhiễm.


Hàm lượng Biphenyls Polychlorinated trong cá hồi nuôi cao hơn gấp 2 lần so với cá hồi đánh bắt tự nhiên ở sông.
Hàm lượng Biphenyls Polychlorinated trong cá hồi nuôi cao hơn gấp 2 lần so với cá hồi đánh bắt tự nhiên ở sông.

2. Hạn chế biphenyls polychlorinated trong cá hồi như thế nào?

Theo nghiên cứu chỉ ra, hàm lượng PCB trong cá hồi nuôi cao hơn gấp 2 lần so với cá hồi đánh bắt tự nhiên ở sông, biển; gấp 4 lần so với thịt bò nuôi và 3,5 lần so với những loại hải sản khác.

Hầu hết, các chất độc này tích tụ và nằm trong mỡ cá. Vì vậy, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm khuyến nghị người dân nên thực hiện các biện pháp sau để giảm tiếp xúc với PCB trong cá:

  • Nên chế biến cá hồi chín trước khi ăn;
  • Cắt bỏ những vùng nhiều mỡ như bụng, lưng trên và phần thịt sẫm màu dọc bên hông;
  • Bỏ da trước khi nấu để mỡ chảy ra;
  • Nên nướng cá để mỡ chảy ra, loại bỏ phần mỡ;
  • Không chiên hoặc rán cá, vì sẽ làm những hóa chất trong mỡ cá chảy ra, ngấm lại vào trong thịt cá;
  • Hạn chế ăn cá hồi và cá xanh. Đây là 2 loại cá có chứa nhiều PCB nhất.

Đối với cá hồi, tốt nhất nên chế biến, bảo quản theo cách sau để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn:

  • Cá hồi đánh bắt tại Thái Bình Dương đóng hộp có thể ăn 2 lần/tuần;
  • Cá hồi Thái Bình Dương hoang dã tươi sống hoặc đông lạnh có thể được ăn tối đa 2 lần/tháng;
  • Cá hồi Đại Tây Dương nuôi tươi hoặc đông lạnh có thể được ăn 2 tháng/lần.

Đặc biệt, nên ăn nhiều loại cá khác nhau, khoảng 2 lần/tuần và giữ khẩu phần ở mức 113 gram/lần. Khi bạn ăn cá giàu chất béo như cá hồi, hãy chế biến theo các hướng dẫn trên để bảo vệ sức khỏe.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá hoang mang và lo ngại rằng cá hồi nào cũng chứa PCB, bởi ngoài khí hậu lạnh, nguồn nước phải sạch thì cá hồi mới sống được. Vì vậy, tùy từng khu vực, nguồn nước bị nhiễm hóa chất thì cá hồi mới có nguy cơ gây hại tới sức khỏe. Còn lại cá hồi vẫn là một trong những thực phẩm tốt nhất thế giới.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org, Kontumtv.vn

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe