Gãy xương là chấn thương phổ biến có thể xảy ra do tai nạn hoặc va chạm mạnh. Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng có thể để lại nhiều biến chứng và di chứng nghiêm trọng. Bài viết này sẽ đi sâu vào các biến chứng và di chứng phổ biến sau khi gãy xương, giúp người bệnh hiểu rõ hơn về quá trình phục hồi, cách phòng ngừa rủi ro tiềm ẩn.
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ Chấn thương chỉnh hình, chuyên ngành Ngoại Tổng hợp & Gây mê, tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
1. Một số nguyên nhân gây ra gãy xương
Một số nguyên nhân gây ra gãy xương có thể kể đến bao gồm:
- Tai nạn giao thông: Hiện nay, tai nạn giao thông xảy ra khá thường xuyên. Khi di chuyển với tốc độ cao, nếu gặp sự cố, cơ thể dễ va chạm vào mặt đường hoặc các phương tiện khác, gây gãy xương. Đây là một trong những nguyên nhân gãy xương phổ biến nhất.
- Tai nạn lao động: Nhiều tai nạn lao động xảy ra do người lao động chủ quan hoặc không được trang bị đầy đủ bảo hộ an toàn. Các tình huống như bị vật cứng rơi trúng người hoặc ngã từ giàn giáo thường dẫn đến gãy xương nghiêm trọng và có thể đe dọa tới tính mạng.
- Chấn thương thể thao: Các môn thể thao có tính cạnh tranh cao như bóng đá hay bóng bầu dục thường gây ra chấn thương gây gãy xương. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp của vận động viên gặp chấn thương.
- Gãy xương do mỏi: Thường gặp ở những người đi bộ đường dài hoặc vận động viên marathon do xương phải chịu sự căng thẳng liên tục.
- Bệnh lý: Tại các khoa chấn thương chỉnh hình, có thể thấy những bệnh nhân viêm tủy xương hoặc ung thư xương dẫn đến gãy xương. Những bệnh này làm xương yếu dần vì cấu trúc xương bị tổn thương và kết quả cuối cùng là gãy xương.
- Loãng xương: Loãng xương thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi do quá trình lão hóa làm giảm khả năng tổng hợp các chất cần thiết cho xương chắc khỏe hoặc do thiếu dinh dưỡng.
2. Các dấu hiệu của tình trạng gãy xương
Nếu không nhận ra các dấu hiệu chính của gãy xương, người bệnh có thể xử lý sai cách và làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí là xuất hiện biến chứng gãy xương.
Một số dấu hiệu cần lưu ý gồm:
- Sốc do đau hoặc mất máu: Thường thấy ở những ca gãy xương lớn như xương đùi, xương chậu hoặc gãy nhiều xương cùng lúc. Biểu hiện dễ nhận biết là vã mồ hôi lạnh, mạch đập nhanh.
- Đau tại vị trí xương bị gãy.
- Không thể cử động chi: Ví dụ như không nhấc chân khỏi mặt đất hoặc không nâng tay lên được.
- Chi bị cong vẹo, biến dạng: Do gãy xương làm thay đổi trục bình thường của chi.
- Nghe tiếng lạo xạo: Có thể nghe thấy âm thanh lạo xạo do các mảnh xương cọ vào nhau vì bị gãy.
3. Các di chứng và biến chứng gãy xương thường gặp
Có rất nhiều di chứng và biến chứng gãy xương tiềm ẩn rủi ro tới tính mạng. Nếu không được nhận biết và điều trị đúng cách có thể gây ra các hậu quả đáng tiếc cho người bệnh.
3.1 Biến chứng toàn thân
- Sốc do chấn thương, đau và mất máu: Xảy ra khi gãy các xương lớn như xương đùi, xương chậu hoặc gãy nhiều xương cùng lúc. Đặc biệt, sốc là tình trạng đi kèm nếu bệnh nhân bị tổn thương ở các cơ quan khác.
- Tắc mạch máu do mỡ: Khi xương bị gãy, các hạt mỡ từ ống tủy xương có thể đi vào mạch máu và di chuyển khắp cơ thể. Nếu các hạt mỡ này gây tắc mạch tại một vị trí sẽ gây ra triệu chứng nguy hiểm như nhồi máu phổi khi tắc mạch máu phổi.
- Loét do tì đè: Trong quá trình điều trị, bệnh nhân phải nằm lâu khiến các vùng cơ thể tiếp xúc với giường như xương cụt, gót chân dễ bị loét. Tình trạng này trở nên tồi tệ hơn nếu bệnh nhân thiếu dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh khác như tiểu đường.
- Viêm phổi, viêm đường tiết niệu: Do nằm bất động trong thời gian dài, vi khuẩn dễ xâm nhập và gây nhiễm trùng. Tình trạng này sẽ gây ra viêm phổi hoặc viêm đường tiết niệu. Đây là điều rất nguy hiểm, đặc biệt ở người lớn tuổi hoặc những người có sức đề kháng yếu.
- Táo bón: Việc nằm lâu và ít vận động dễ gây táo bón, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.
3.2 Biến chứng tại chỗ
Biến chứng gãy xương tại chỗ có thể xảy ra do lực chấn thương trực tiếp tác động vào vị trí gãy xương và các mô mềm xung quanh. Ngoài ra, các biến chứng này cũng có thể phát sinh nếu phương pháp điều trị không đúng hoặc quá trình phục hồi không tuân thủ đúng nguyên tắc.
Một số biến chứng có thể kể đến như:
- Xương chậm liền: Thông thường, sau 3 tháng điều trị, xương sẽ lành lại và có thể thấy rõ trên X-Quang. Nếu sau thời gian này mà xương vẫn chưa lành, đó là dấu hiệu của xương chậm lành.
- Xương không liền: Nếu sau 6 tháng mà vị trí gãy vẫn còn đau, có cử động bất thường hoặc trên X-Quang không thấy dấu hiệu liền xương thì đây là tình trạng xương không liền. Lúc này, cần thay đổi phương pháp điều trị để khắc phục.
- Xương liền bị lệch: Biến chứng này xuất hiện do quá trình nắn chỉnh xương không đúng cách hoặc xương bị lệch sau khi nắn. Xương liền bị lệch không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm giảm chức năng vận động của chi bị gãy xương.
- Viêm tủy xương: Khi đầu xương gãy có hình chéo vát chọc qua da, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây ra viêm tủy xương. Tình trạng này không chỉ cản trở quá trình liền xương mà còn gây khó khăn cho quá trình điều trị.
- Đứt, dập mạch máu: Xương gãy có thể làm đứt hoặc dập mạch máu nằm giữa hai đầu xương gãy, gây chảy máu nghiêm trọng và làm tình trạng thêm trầm trọng.
- Tổn thương thần kinh: Chấn thương mạnh có thể gây tổn thương, đứt dây thần kinh hoặc trong quá trình xử lý chấn thương không đúng cách có thể làm thần kinh thêm tổn thương. Khi dây thần kinh bị đứt, việc phục hồi rất khó khăn, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, cảm giác và dinh dưỡng của vùng chi sau này.
- Hội chứng chèn ép khoang: Khi xương bị tổn thương nặng, gãy xương phức tạp hoặc kèm theo tổn thương mạch máu và thần kinh, vùng tổn thương có thể bị sưng phù, chèn ép mạch máu và dây thần kinh nuôi dưỡng chi. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể gây hoại tử chi, thậm chí phải cắt cụt chi để cứu sống. Biến chứng gãy xương này thường gặp nhất ở xương cẳng chân.
- Teo cơ, xơ cứng và hạn chế vận động: Nếu không được phục hồi chức năng đúng cách sau điều trị, bệnh nhân sẽ dễ bị teo cơ, cứng khớp, qua đó làm giảm sức mạnh của chi. Lúc này, bệnh nhân cần tập luyện và có chế độ dinh dưỡng phù hợp để tránh biến chứng.
Vì vậy, bệnh nhân cần được điều trị tích cực, hợp lý và theo đúng lộ trình để tránh biến chứng gãy xương. Thiếu hiểu biết hoặc chủ quan trong điều trị và phục hồi có thể dẫn đến các biến chứng không mong muốn, làm giảm khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.
Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình & Y học Thể thao tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là đơn vị chuyên điều trị các chấn thương và bệnh lý liên quan đến hệ cơ xương khớp và dây chằng. Trung tâm có thế mạnh trong việc phẫu thuật và điều trị các bệnh lý sau:
- Thay thế một phần hoặc toàn bộ xương và khớp bằng khớp nhân tạo.
- Thay khớp háng, gối, khuỷu tay và khớp vai đảo ngược.
- Thay thế các khớp nhỏ ở bàn tay và ngón tay.
- Phẫu thuật nội soi khớp, tái tạo và sửa chữa các tổn thương dây chằng và sụn chêm.
- Điều trị ung thư xương, u xương và u mô mềm của cơ quan vận động.
- Phục hồi chức năng chuyên sâu với chuyên khoa Y học Thể thao.
- Phân tích vận động để chẩn đoán, theo dõi và cải thiện hiệu suất cho vận động viên, đồng thời hỗ trợ phục hồi cho người bệnh.
Trung tâm sử dụng nhiều công nghệ hiện đại trong điều trị như: tái tạo hình ảnh và in 3D xương, khớp nhân tạo, trợ cụ cá thể hóa được chế tạo bằng công nghệ in 3D, và kỹ thuật phẫu thuật chính xác bằng Robot.
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là chuyên khoa chuyên điều trị các chấn thương và tình trạng bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và dây chằng.
Trung tâm có thế mạnh chuyên môn trong phẫu thuật, điều trị các bệnh lý:
- Thay thế một phần hoặc toàn bộ đoạn xương và khớp nhân tạo;
- Thay khớp háng, gối, khuỷu tay;
- Thay khớp vai đảo ngược, các khớp nhỏ bàn ngón tay ;
- Phẫu thuật nội soi khớp tái tạo và sửa chữa các tổn thương dây chằng, sụn chêm;
- Ung thư xương, u xương và mô mềm cơ quan vận động;
- Phục hồi chức năng chuyên sâu về Y học thể thao;
- Phân tích vận động để chẩn đoán, theo dõi và cải thiện thành tích cho các vận động viên; chẩn đoán và hỗ trợ phục hồi cho người bệnh.
Trung tâm đang áp dụng các công nghệ hiện đại, tối tân vào điều trị như công nghệ tái tạo hình ảnh 3D và in 3D xương, khớp nhân tạo, công nghệ trợ cụ cá thể hóa được chế tạo và in 3D, công nghệ chế tạo và ứng dụng xương khớp nhân tạo bằng các vật liệu mới, kỹ thuật phẫu thuật chính xác bằng Robot.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.