Chẩn đoán hội chứng khoang bụng

Hội chứng khoang có thể xảy ra ở bất kỳ vùng giải phẫu nào có áp lực tăng trong không gian cơ thể hạn chế, dẫn đến lưu lượng máu kém, tổn thương tế bào và cuối cùng là rối loạn chức năng cơ quan. 

Bài viết được viết bởi ThS. BS Mai Viễn Phương - Trưởng đơn nguyên Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Các khoang này bị hạn chế bởi cơ và cân, hạn chế khả năng mở rộng của khoang khi áp lực tăng dần. Hội chứng khoang bụng (ACS) đặc biệt được nghiên cứu kỹ lưỡng do tỷ lệ mắc bệnh ở những bệnh nhân bệnh nặng và khả năng suy đa cơ quan.   

Hiệp hội Hội chứng khoang bụng thế giới (WSACS) được thành lập năm 2004. Hiệp hội này đã chuẩn hóa các định nghĩa và hướng dẫn để đánh giá và điều trị hội chứng khoang bụng, vì quá trình bệnh này thường bị chẩn đoán thiếu trong lĩnh vực y tế.  Áp lực trong ổ bụng (IAP) là áp lực trạng thái ổn định bên trong ổ bụng. IAP bình thường trung bình của người lớn dao động từ 0 đến 5 mm Hg, trong khi IAP có thể tăng lên tới 5 đến 7 mm Hg ở những bệnh nhân bệnh nặng. 

Cả thói quen cơ thể của bệnh nhân và các tình trạng bệnh mãn tính đều có thể ảnh hưởng đến IAP ban đầu của bệnh nhân; do đó, chúng phải được xem xét trong quá trình đánh giá hội chứng khoang bụng. Áp suất trong ổ bụng tăng cao có thể dẫn đến tăng huyết áp trong ổ bụng (IAH), được định nghĩa là IAP ≥ 12 mm Hg, nhưng không đồng nghĩa với hội chứng khoang bụng. Hội chứng khoang bụng có thể xảy ra khi IAP >20 mm Hg. Tuy nhiên, giai đoạn đầu của rối loạn chức năng cơ quan có thể xảy ra trước khi IAP đạt 20 mm Hg. 

Bệnh sử và khám lâm sàng   

Hội chứng khoang bụng thường chỉ được quan sát thấy ở những bệnh nhân bệnh nặng và thường được chẩn đoán ở khoa chăm sóc đặc biệt (ICU) hơn là khoa cấp cứu. Lưu ý, khám sức khỏe không phải là chỉ số đáng tin cậy của hội chứng khoang bụng, ngay cả khi được thực hiện bởi các bác sĩ lâm sàng có kinh nghiệm, do đó cần phải đo lường khách quan ở bất kỳ bệnh nhân nào có các yếu tố nguy cơ mắc IAH.  

Bằng lượng dịch lớn hoặc đã trải qua phẫu thuật bụng rộng rãi, thì sẽ có nghi ngờ lâm sàng cao đối với hội chứng khoang bụng. Chẩn đoán hội chứng khoang bụng có thể khó khăn vì bệnh nhân ICU có thể có một loạt các suy cơ quan ngoài ổ bụng. Bệnh nhân cũng có thể được đặt nội khí quản và không thể truyền đạt các triệu chứng của mình, do đó, việc theo dõi kỹ lưỡng IAP, xem xét biểu đồ để biết tiền sử bệnh lý và hình ảnh lâm sàng tổng thể là điều cần thiết để chẩn đoán.  

Chẩn đoán

Các phương thức chẩn đoán hình ảnh không phải là phương pháp thực hành tiêu chuẩn để chẩn đoán ACS. Tuy nhiên, chẩn đoán hình ảnh có thể cho thấy các chỉ số sớm của IAH cuối cùng có thể dẫn đến ACS, chẳng hạn như tỷ lệ chiều cao phúc mạc/bụng >0,52, tỷ lệ đường kính trước sau tối đa so với đường kính ngang bụng >0,8, thành ruột dày lên, cơ hoành nâng lên, tĩnh mạch chủ hẹp <3 mm và lượng lớn dịch trong ổ bụng.

Phương pháp chính xác nhất để xác nhận chẩn đoán là đo áp lực trong ổ bụng. Nên đo IAP bất cứ khi nào có nguy cơ IAH đã biết. Đo IAP có thể thực hiện bằng cả phương pháp trực tiếp và gián tiếp. Các phương pháp trực tiếp bao gồm sử dụng đầu dò áp lực (ví dụ: kim Veress trong phẫu thuật nội soi) hoặc ống thông phúc mạc (ví dụ: ống thông thẩm phân phúc mạc). Các phương pháp này có độ chính xác cao nhưng xâm lấn.

Phương pháp đo IAP được chấp nhận nhiều nhất là sử dụng phép đo IAP gián tiếp thông qua áp lực ống thông bàng quang. Đây là phương pháp thực tế nhất do tính khả dụng rộng rãi và hạn chế xâm lấn. Kỹ thuật này bao gồm kẹp vô trùng ống thông Foley và kết nối Foley với van khóa 3 chiều được điều chỉnh theo mức của đường nách giữa tại mào chậu để đưa đầu dò về 0. Sau đó, tiêm 25 cc nước muối vô trùng vào bàng quang. Nên thực hiện phép đo ở cuối thì thở ra với bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa hoàn toàn. 

Áp lực bàng quang dưới 5 mm Hg được mong đợi ở những bệnh nhân khỏe mạnh. Áp lực từ 10 đến 15 mm Hg có thể được mong đợi sau phẫu thuật bụng và ở những bệnh nhân béo phì. Áp lực bàng quang trên 25 mm Hg rất đáng ngờ đối với ACS và nên được liên hệ lâm sàng. Nên đo xu hướng áp lực sau mỗi 6 giờ để xác định IAH xấu đi khi có khả năng phát triển ACS. Chống chỉ định sử dụng áp lực bàng quang bao gồm chấn thương bàng quang, bàng quang thần kinh, phì đại lành tính tuyến tiền liệt và tụ máu vùng chậu. Gãy xương vùng chậu, tụ máu bàng quang và dính phúc mạc sẽ dẫn đến các phép đo không chính xác.  

Nếu không có các phép đo bàng quang, các phương pháp sàng lọc khác cho IAH bao gồm đặt đường truyền trung tâm để đo áp lực IVC, đo áp lực qua ống dẫn lưu Jackson-Pratt và đo áp lực nội dạ dày qua ống thông mũi dạ dày. Đây không phải là các phương pháp được xác nhận tốt và không được sử dụng phổ biến.  

Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt đối với hội chứng khoang bụng bao gồm thiếu máu cục bộ mạc treo, vỡ phình động mạch chủ bụng, phình đại tràng nhiễm độc, viêm ruột thừa cấp và viêm túi thừa cấp.

Biến chứng

Các biến chứng của ACS bao gồm:

Tài liệu tham khảo 

1. Ali M. Abdominal compartment syndrome: the importance of urinary catheter placement in measuring intra-abdominal pressure. BMJ Case Rep. 2018 Oct 21;2018

2. Ampatzidou F, Madesis A, Kechagioglou G, Drossos G. Abdominal compartment syndrome after surgical repair of Type A aortic dissection. Ann Card Anaesth. 2018 Oct-Dec;21(4):444-445.

3. Sosa G, Gandham N, Landeras V, Calimag AP, Lerma E. Abdominal compartment syndrome. Dis Mon. 2019 Jan;65(1):5-19. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe