Bệnh vẩy nến da mặt

Vẩy nến da mặt gây ra các mảng da dày, bong tróc – gọi là mảng vảy – xuất hiện trên một số vùng nhất định của khuôn mặt. Đây là loại vẩy nến khác với vẩy nến ở các bộ phận khác trên cơ thể. Da mặt mỏng hơn và có thể nhạy cảm hơn với các phương pháp điều trị. Vẩy nến da mặt sẽ xuất hiện ở các vùng: lông mày, vùng da giữa mũi và môi trên, vùng trán, đường chân tóc.

  1. Triệu chứng của vẩy nến da mặt

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy vào vị trí của vẩy nến trên khuôn mặt. Hơn nữa, mặc dù các mảng và nốt vẩy nến thường có màu đỏ, nhưng trên làn da tối màu chúng có thể xuất hiện dưới dạng màu xám, tím, nâu hoặc không có sự thay đổi màu sắc rõ rệt.

  • Triệu chứng vẩy nến trên mi mắt:
    • Vảy phủ lên lông mi.
    • Mép mí có thể đỏ hoặc tím và bị đóng vảy.
    • Các mép mí có thể hướng lên hoặc sụp mí nếu bị viêm lâu dài.
  • Triệu chứng vẩy nến vùng mắt
    • Mắt khô, viêm, kích ứng
    • Giảm thị lực
  • Triệu chứng vẩy nến ở tai
    • Vảy tích tụ và có thể làm tắc nghẽn ống tai, gây mất thính lực.
    • Thường thì vẩy nến không ảnh hưởng đến tai trong.
  • Triệu chứng vẩy nến ở miệng
    • Da đỏ, loét, bong tróc hoặc có nốt mủ ở lợi hoặc lưỡi; ở trong má; ở trong mũi.
    • Xuất hiện lớp vẩy nến ở môi.

2. Nguyên nhân gây vẩy nến da mặt

Các bác sĩ chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra vẩy nến, nhưng gen và hệ miễn dịch là yếu tố quan trọng. Các yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Khoảng 40% người mắc vẩy nến có người thân trong gia đình mắc bệnh. Nhiều gen liên quan đến vẩy nến là các gen điều khiển hệ miễn dịch. Ngoài gen, các yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc vẩy nến:

  • Hút thuốc
  • Béo phì
  • Dùng thuốc
  • Nhiễm trùng
  • Uống rượu
  • Thiếu vitamin D
  • Căng thẳng
Vẩy nến da mặt gây ra các mảng da dày, bong tróc – gọi là mảng vảy – xuất hiện trên một số vùng nhất định của khuôn mặt.
Vẩy nến da mặt gây ra các mảng da dày, bong tróc – gọi là mảng vảy – xuất hiện trên một số vùng nhất định của khuôn mặt.

3. Điều trị vẩy nến da mặt

Có một số biện pháp điều trị bệnh vẩy nến da mặt chính. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào vùng da bị vẩy nến. Bác sĩ có thể kê đơn hoặc kết hợp bôi thuốc. 

  • Kem đặc trị: Vì da mặt mỏng hơn so với các vùng da khác trên cơ thể, bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp điều trị bôi ngoài da khác cho vẩy nến trên mặt, bao gồm:
    • Corticosteroid liều thấp, như thuốc mỡ, kem, lotion, và dạng xịt, giúp giảm đỏ và sưng tấy. Các loại thuốc thường được kê trong thời gian ngắn. Nếu sử dụng lâu dài có thể làm da mỏng, bóng và dễ bị bầm tím hoặc gây ra vết rạn da và mạch máu mới.
    • Vitamin D tổng hợp dưới dạng thuốc mỡ, bọt hoặc kem, làm chậm quá trình phát triển của tế bào da. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây kích ứng da mặt. Calcitriol (Rocaltrol, Vectical) là một loại thuốc vitamin D mới hơn cho vẩy nến, một số nghiên cứu cho thấy có thể tốt hơn cho da nhạy cảm.
    • Retinoids, như gel tazarotene (Tazorac), giúp loại bỏ vảy và giảm viêm. Tuy nhiên có thể gây tác dụng phụ kích ứng da.
      Tapinarof (Vtama) là một loại kem bôi ngoài da không steroid, được sử dụng một lần mỗi ngày trên các vùng mặt bị vẩy nến mảng.
    • Roflumilast (Zoryve) là một loại kem bôi ngoài da không steroid, sử dụng một lần mỗi ngày.
    • Pimecrolimus (Elidel) và tacrolimus (Protopic) là hai loại thuốc được FDA phê duyệt để điều trị eczema. Một số bác sĩ da liễu khuyên dùng các thuốc này cho vẩy nến da mặt.
    • Crisaborole (Eucrisa) là một thuốc mỡ bôi ngoài da mới được FDA phê duyệt cho eczema có thể giúp giảm viêm. Nó có thể gây cảm giác nóng rát hoặc châm chích tạm thời khi bôi lên da.
    • Sản phẩm chứa nhựa than đá, có sẵn dưới dạng dầu gội, kem và dầu bán.
    • Lotion hoặc các loại kem dưỡng ẩm khác. Mặc dù không thể chữa vẩy nến sẽ giú làm dịu da, giảm ngứa, bong tróc, và khô da.
    • Acid salicylic.
  • Thuốc điều trị vẩy nến da mặt: Nếu những phương pháp điều trị này không hiệu quả thì sẽ cần dùng đến thuốc uống hoặc theo đường tiêm. Các loại thuốc bao gồm:
    • Cyclosporine (Neoral)
    • Apremilast (Otezla)
    • Deucravacitinib (Sotyktu)
    • Retinoids liều thấp
    • Methotrexate (Trexall)
    • Thuốc sinh học
  • Điều trị vẩy nến bằng phương pháp quang trị liệu: Quang trị liệu (liệu pháp ánh sáng) giúp làm chậm sự phát triển của tế bào da. Có một số loại quang trị liệu sau:
    • Ánh sáng mặt trời: Hấp thụ tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo.
    • Quang trị liệu bằng tia cực tím (UVB phototherapy)
    • UVB dải hẹp (NB-UVB) - Một loại quang trị liệu bằng tia cực tím mới hơn.
    • Phương pháp điều trị Goeckerman là sự kết hợp nhựa than đá với quang trị liệu và được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh vảy nến
    • Quang trị liệu bằng Psoralen và tia UVA (PUVA). Kết hợp uống thuốc Psoralen và tị liệu bằng tia cực tím UVA.
    • Công nghệ Laser Excimer. Đây là một tia UVB có kiểm soát, điều trị một khu vực nhỏ.

Quang trị liệu an toàn cho mọi loại da. Tuy nhiên, quang trị liệu nhiều lần mỗi tuần có thể gây ra các vết đen rõ rệt trên da được điều trị. Hãy cho bác sĩ da liễu của bạn biết nếu bạn muốn thử các lựa chọn khác.
 

Quang trị liệu (liệu pháp ánh sáng) giúp làm chậm sự phát triển của tế bào da
Quang trị liệu (liệu pháp ánh sáng) giúp làm chậm sự phát triển của tế bào da

4. Điều trị vẩy nến da mặt cho các vùng cụ thể
 

  • Mí mắt: Để điều trị vùng này, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng:
    • Corticosteroid đặc trị bong tróc.
    • Thuốc eczema như crisaborole (Eucrisa), pimecrolimus (Elidel), hoặc tacrolimus (Protopic).
    • Các loại kem như roflumilast (Zoryve) và tapinarof (Vtama). Những loại kem này cũng có thể sử dụng trên da mặt – mí mắt, tai, miệng và mũi.
  • Tai: Các thuốc điều trị vẩy nến có thể gây nguy hiểm cho màng nhĩ, vì vậy hãy cẩn thận khi áp dụng bất kỳ loại thuốc nào vào trong tai. Bác sĩ có thể khuyên bạn dùng:
    • Corticosteroid theo đơn thuốc, có thể nhỏ vào tai hoặc bôi ngoài tai.
    • Calcipotriene hoặc tazarotene thường được pha với kem dưỡng hoặc thuốc mỡ corticosteroid.
  • Miệng và mũi: Bác sĩ có thể khuyên bạn dùng:
    • Kem hoặc thuốc mỡ corticosteroid dành cho các vùng ẩm.
    • Súc miệng thường xuyên bằng dung dịch muối để giảm đau.
    • Corticosteroid liều thấp để giảm đỏ và sưng.

Cách sử dụng kem điều trị vẩy nến da mặt:

  • Sử dụng lượng nhỏ.
  • Cẩn thận khi bôi kem và thuốc mỡ xung quanh mắt, tránh gây kích ứng vùng mắt.
  • Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc để tránh tác dụng phụ, đặc biệt là khi sử dụng corticosteroids.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về mỹ phẩm để che giấu vẩy nến trên mặt. Một số sản phẩm có thể giảm tác dụng điều trị..
  • Nếu thuốc không hiệu quả hoặc gây quá nhiều tác dụng phụ, hãy tham khảo bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Cách điều trị vẩy nến da mặt tại nhà:

  • Tại nhà, tránh gãi các vùng bị ảnh hưởng, tránh những yếu tố có thể kích hoạt các đợt bùng phát, sử dụng khăn lạnh và kem dưỡng ẩm để làm dịu các vùng da bị ảnh hưởng và tiếp tục điều trị.
  • Không có thực phẩm chức năng hay loại thảo dược nào được chứng minh là có tác dụng chữa vẩy nến trên mặt hay bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể.

Quản lý bệnh vẩy nến da mặt:

  • Không gãi vẩy nến. Hãy nhẹ nhàng với làn da của bạn. Sử dụng khăn lạnh để làm dịu vùng vẩy nến. Chọn loại kem dưỡng ẩm giúp làm dịu da.
  • Sử dụng kem chống nắng hàng ngày.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng mỹ phẩm.
  • Tránh căng thẳng. Tăng cường tập thể dục, thiền, dành thời gian thư giãn.
  • Hãy tìm đến bác sĩ tâm lý nến bệnh vẩy nến da mặt gây tự ti, trầm cảm, ảnh hưởng đến cuộc sống. 
     
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe